Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 bài 28 CD

Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết KHTN lớp 7 bài 28: Tập tính ở động vật được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Khoa học tự nhiên 7 sách Cánh diều. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

1.1. Khái niệm và vai trò của tập tính ở động vật

- Khái niệm: Tập tính là một chuỗi các phản ứng của động vật trả lời các kích thích của môi trường.

Ví dụ: Tập tính làm tổ của chim thể hiện qua chuỗi các phản ứng như tìm vị trí làm tổ, tha vật liệu làm tổ, kết tổ.

- Tập tính ở động vật rất đa dạng và phức tạp.

- Vai trò của tập tính ở động vật:

+ Có vai trò quan trọng vì liên quan mật thiết đến sự tồn tại và phát triển nòi giống.

+ Đảm bảo cho động vật thích nghi với môi trường (Các tập tính như kiếm ăn, sinh sản, bảo vệ lãnh thổ, trốn tránh kẻ thù, sống bầy đàn,...)

- Phân loại: Tập tính ở động vật được chia thành 2 nhóm là tập tính bẩm sinh và tập tính học được.

+ Tập tính bẩm sinh: là tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài.

Ví dụ: nhện chăng tơ, thú con bú sữa mẹ,…

+ Tập tính học được: là tập tính được hình thành trong đời sống cá thể, thông qua học tập, rút kinh nghiệm.

Ví dụ: khỉ dùng đá đập quả cứng để ăn, động vật chạy trốn khi bị đuổi bắt.

Hình 28.2. Một số tập tính ở động vật và con người

1.2. Ứng dụng dụng hiểu biết về tập tính vào thực tiễn

- Ứng dụng hiểu biết về tập tính trong sản xuất nông nghiệp, truy tìm tội phạm, xây dựng thói quen tốt trong sinh hoạt, làm việc, học tập,…

- Một số ứng dụng hiểu biết về tập tính của động vật vào thực tiễn:

+ Dạy chó đi săn, bắt kẻ gian, phát hiện ma túy.

+ Làm bù nhìn ở ruộng nương để đuổi chim phá hoại mùa màng.

+ Sử dụng các loài thiên địch để tiêu diệt các nhóm sâu hại cây trồng.

+ Dùng bẫy đèn ban đêm diệt côn trùng có hại.

+ Xây dựng một số thói quen tốt ở người: giữ gìn vệ sinh môi trường, tập thể dục buổi sáng, học tập và làm việc khoa học,....

1. Tập tính là một chuỗi phản ứng của động vật trả lời kích thích của môi trường, nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống. Tập tính của động vật rất đa dạng, có hai loại tập tính là tập tính bẩm sinh và tập tính học được.

2. Tập tính có vai trò quan trọng trong đời sống của động vật vì liên quan mật thiết đến sự tồn tại và phát triển nòi giống; đảm bảo cho động vật thích nghi với môi trường sống.

3. Ứng dụng hiểu biết về tập tính trong sản xuất nông nghiệp, truy tìm tội phạm, xây dựng thói quen tốt trong sinh hoạt, làm việc, học tập,...

B. Bài tập minh họa

Bài tập 1: Tập tính là gì? Cho ví dụ.

Hướng dẫn giải:

- Tập tính là một chuỗi phản ứng của động vật trả lời kích thước của môi trường nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống.

- Ví dụ về tập tính:

+ Tập tính chim bố mẹ làm tổ và chăm sóc con non

+ Hổ, báo,… có tập tính bảo vệ lãnh thổ

+ Gấu Bắc cực có tập tính ngủ đông khi nhiệt độ xuống thấp.

+ Nhện có tập tính giăng tơ để săn mồi.

+ Người có tập tính tập thể dục buổi sáng.

Bài tập 2: Cho ví dụ về tập tính bẩm sinh và tập tính học được. Từ đó, phân biệt hai dạng tập tính này.

Hướng dẫn giải:

Ví dụ về tập tính bẩm sinh và tập tính học được:

- Ví dụ về tập tính bẩm sinh: Gà trống gáy vào mỗi sớm; chó, mèo, hổ, báo,… có tập tính đánh dấu lãnh thổ; ếch đực kêu sau cơn mưa đầu hạ để gọi bạn tình; chuồn chuồn đẻ trứng vào nước; cóc nghiến răng khi trời sắp mưa;…

- Ví dụ về tập tính học dược: Gà con thấy có diều hâu sẽ nhanh chóng trốn vào chỗ gà mẹ; sư tử con học tập để săn mồi; chim non học tập để có thể bay; khỉ con học cách leo trèo;…

Phân biệt tập tính bẩm sinh và tập tính học được:

Tập tính bẩm sinh

Tập tính học được

Là tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ và đặc trưng cho loài.

Là tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm, đặc trưng cho cá thể.

Số lượng hạn chế.

Số lượng nhiều, không hạn chế.

Thường bền vững và không thay đổi.

Không bền vững, có thể thay đổi.

Bài tập 3: Tập tính bảo vệ lãnh thổ của động vật có ý nghĩa gì đối với đời sống của chúng?

Hướng dẫn giải:

Ý nghĩa của tập tính bảo vệ lãnh thổ:

- Đối với cá thể động vật: tập tính bảo vệ lãnh thổ nhằm chống lại các cá thể khác cùng loài để bảo vệ nguồn thức ăn, nơi ở và sinh sản của bản thân động vật.

- Đối với loài: tập tính bảo vệ lãnh thổ đảm bảo các cá thể có thể phân bố hợp lí trong không gian, đảm bảo sự tồn tại lâu dài của quần thể.

C. Trắc nghiệm KHTN 7 bài 28

------------------------------------

Chúng tôi xin giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 bài 28: Tập tính ở động vật CD trên đây các bạn có thể tham khảo Địa lý 7 Cánh diềuLịch sử 7 Cánh diều, Công Nghệ 7 CD,...... theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ GD&ĐT ban hành. VnDoc.com liên tục cập nhật Lời giải, đáp án các dạng bài tập Chương trình sách mới cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Haraku Mio
    Haraku Mio

    🤗🤗🤗🤗🤗🤗

    Thích Phản hồi 19/07/23
    • Phước Thịnh
      Phước Thịnh

      🤘🤘🤘🤘🤘🤘

      Thích Phản hồi 19/07/23
      • Bơ

        😃😃😃😃😃😃

        Thích Phản hồi 19/07/23
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        KHTN 7 Cánh diều

        Xem thêm