Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 bài 7 CD

VnDoc xin giới thiệu bài Lý thuyết KHTN lớp 7 bài 7: Tốc độ của chuyển động được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Khoa học tự nhiên 7 sách Cánh diều. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

1.1. Khái niệm tốc độ

- Tốc độ cho ta biết một vật chuyển động nhanh hay chậm.

- Tốc độ được tính bằng thương số giữa quãng đường vật đi và thời gian đi quãng đường đó.

\upsilon {\rm{ = }}\frac{{\rm{s}}}{{\rm{t}}}\(\upsilon {\rm{ = }}\frac{{\rm{s}}}{{\rm{t}}}\)

Trong đó:

- v là tốc độ

- s là quãng đường đi được

- t là thời gian

1.2. Đơn vị đo tốc độ

- Nếu đơn vị đo quãng đường là mét, đơn vị đo thời gian là giây thì đơn vị đo tốc độ là mét/giây, kí hiệu: m/s.

- Ngoài m/s, đơn vị đo tốc độ của chuyển động thường dùng là kilômét/giờ, kí hiệu: km/h.

Ví dụ: Trong một giây xe đi được quãng đường là 10 mét, tốc độ của xe là 10 m/s.

- Có nhiều đơn vị đo khác nhau của tốc độ, tùy từng trường hợp mà chúng ta chọn đơn vị đo thích hợp.

Ví dụ: Khi đo tốc độ của con sên, dùng đơn vị cm/s sẽ thuận tiện hơn đơn vị m/s.

1.3. Cách đo tốc độ bằng dụng cụ thực hành ở nhà trường

- Muốn đo được tốc độ của một vật đi trên một quãng đường nào đó, ta phải đo được chiều dài quãng đường và thời gian vật đi hết quãng đường đó.

- Ở nhà trường có thể dùng các dụng cụ:

+ Đo chiều dài quãng đường: thước mét, thước dây,...

+ Đo thời gian: bằng đồng hồ bấm giây, đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện.

Cách đo tốc độ bằng đồng hồ bấm giây: Có thể dùng đồng hồ bấm giây để đo khoảng thời gian vật đi trên quãng đường AB.

- Bấm đồng hồ đo khi vật ở A và bấm dừng đồng hồ đo khi vật ở B.

=> Biết khoảng thời gian vật đi từ A đến B.

- Đo quãng đường từ A đến B bằng dụng cụ đo chiều dài.

- Lấy chiều dài quãng đường AB chia cho khoảng thời gian đo bởi đồng hồ bấm giây.

- Kết quả thu được chính là tốc độ của vật.

Cách đo tốc độ bằng đồng hồ đo thời gian hiện số và cổng quang điện: Để đo tốc độ của một xe đi từ vị trí A đến vị trí B, ta tiến hành:

- Cố định cổng quang điện 1 ở vị trí A và cổng quang điện 2 vị trí B. Khoảng cách giữa A và B được đọc ở thước đo gắn với giá đỡ.

- Thời gian xe đi từ A đến B được đọc ở đồng hồ đo thời gian hiện số.

- Tốc độ của xe được tính bằng tỉ số khoảng cách giữa hai cổng quang điện và thời gian xe đi từ A đến B.

1.4. Cách đo tốc độ bằng thiết bị "bắn tốc độ"

- Để kiểm tra tốc độ của các phương tiện giao thông đường bộ, người ta dùng thiết bị “bắn tốc độ” (súng “bắn tốc độ”).

- Thiết bị này đo tốc độ của xe đang chuyển động như sau:

+ Súng phát tia sáng tới xe, bộ phận xử lí tín hiệu của súng xác định thời gian từ lúc phát tia sáng tới lúc nhận lại tia phản xạ từ xe về súng. Lấy khoảng thời gian đó nhân với tốc độ ánh sáng rồi chia cho 2 để tính ra khoảng cách từ xe tới súng.

+ Súng tiếp tục phát tia sáng lần thứ hai, tia sáng tới xe và trở lại bộ phận thu giống như lần trước. Khoảng cách giữa xe và súng được tính tương tự như trên.

+ Hiệu khoảng cách từ xe tới súng giữa hai lần bắn chính là quãng đường xe đi giữa hai lần bắn.

+ Bộ phận xử lí của súng tính ra tốc độ của xe bằng cách chia quãng đường này cho khoảng thời gian giữa hai lần bắn (được lập trình săn trong súng).

1. Tốc độ cho ta biết một vật chuyển động nhanh hay chậm. Đơn vị đo tốc độ thường dùng là m/s và km/h.

\upsilon {\rm{ = }}\frac{{\rm{s}}}{{\rm{t}}}\(\upsilon {\rm{ = }}\frac{{\rm{s}}}{{\rm{t}}}\)

2. Trong phòng thí nghiệm, để đo tốc độ có thể dùng đồng hồ bấm giây hoặc cổng quang điện kết hợp với đồng hồ đo thời gian hiện số.

3. Thiết bị “bắn tốc độ” thường được dùng để xác định tốc độ của các phương tiện giao thông đường bộ.

B. Bài tập minh họa

Bài 1: Bảng dưới đây cho biết quãng đường và thời gian đi hết quãng đường đó của ba xe A, B và C.

Xe

Quãng đường (km)

Thời gian (ph)

Xe A

80

50

Xe B

72

50

Xe C

85

50

a) Xe nào chuyển động nhanh nhất?

b) Xe nào chuyển động chậm nhất?

Hướng dẫn giải:

Tốc độ của từng xe:

\begin{array}{l}
{\rm{Xe A: }}{v_{\rm{A}}}{\rm{ = }}\frac{{{{\rm{s}}_{\rm{A}}}}}{{{{\rm{t}}_{\rm{A}}}}}{\rm{ = }}\frac{{{\rm{80}}}}{{{\rm{50}}}}{\rm{ = 1,6km/ph}}\\
{\rm{Xe B: }}{v_{\rm{B}}}{\rm{ = }}\frac{{{{\rm{s}}_{\rm{B}}}}}{{{{\rm{t}}_{\rm{B}}}}}{\rm{ = }}\frac{{{\rm{72}}}}{{{\rm{50}}}}{\rm{ = 1,44km/ph}}\\
{\rm{Xe C: }}{v_{\rm{C}}}{\rm{ = }}\frac{{{{\rm{s}}_{\rm{C}}}}}{{{{\rm{t}}_{\rm{C}}}}}{\rm{ = }}\frac{{{\rm{85}}}}{{{\rm{50}}}}{\rm{ = 1,7km/ph}}
\end{array}\(\begin{array}{l} {\rm{Xe A: }}{v_{\rm{A}}}{\rm{ = }}\frac{{{{\rm{s}}_{\rm{A}}}}}{{{{\rm{t}}_{\rm{A}}}}}{\rm{ = }}\frac{{{\rm{80}}}}{{{\rm{50}}}}{\rm{ = 1,6km/ph}}\\ {\rm{Xe B: }}{v_{\rm{B}}}{\rm{ = }}\frac{{{{\rm{s}}_{\rm{B}}}}}{{{{\rm{t}}_{\rm{B}}}}}{\rm{ = }}\frac{{{\rm{72}}}}{{{\rm{50}}}}{\rm{ = 1,44km/ph}}\\ {\rm{Xe C: }}{v_{\rm{C}}}{\rm{ = }}\frac{{{{\rm{s}}_{\rm{C}}}}}{{{{\rm{t}}_{\rm{C}}}}}{\rm{ = }}\frac{{{\rm{85}}}}{{{\rm{50}}}}{\rm{ = 1,7km/ph}} \end{array}\)

a) Xe C chuyển động nhanh nhất vì đi với tốc độ lớn nhất so với 3 xe.

b) Xe B chuyển động chậm nhất vì đi với tốc độ nhỏ nhất so với 3 xe.

Bài 2: Một xe tải chạy trên đoạn đường đầu dài 45 km trong 45 phút, sau đó xe tiếp tục chạy thêm 18 km trong 20 phút. Tính tốc độ của xe tải trên mỗi đoạn đường.

Hướng dẫn giải:

Đổi 45 phút =\frac{3}{4} h; 20 phút = \frac{1}{3} h\(Đổi 45 phút =\frac{3}{4} h; 20 phút = \frac{1}{3} h\)

Tốc độ của xe tải trên đoạn đường đầu dài 45 km:

\upsilon {\rm{ = }}\frac{{{{\rm{s}}_1}}}{{{{\rm{t}}_1}}}{\rm{ = }}\frac{{45}}{{\frac{3}{4}}}{\rm{ = 60km/h}}\(\upsilon {\rm{ = }}\frac{{{{\rm{s}}_1}}}{{{{\rm{t}}_1}}}{\rm{ = }}\frac{{45}}{{\frac{3}{4}}}{\rm{ = 60km/h}}\)

Tốc độ của xe tải trên đoạn đường tiếp theo dài 18 km:

\upsilon {\rm{ = }}\frac{{{{\rm{s}}_2}}}{{{{\rm{t}}_2}}}{\rm{ = }}\frac{{18}}{{\frac{1}{3}}}{\rm{ = 54km/h}}\(\upsilon {\rm{ = }}\frac{{{{\rm{s}}_2}}}{{{{\rm{t}}_2}}}{\rm{ = }}\frac{{18}}{{\frac{1}{3}}}{\rm{ = 54km/h}}\)

------------------------------------

Chúng tôi xin giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 bài 7: Tốc độ của chuyển động CD trên đây các bạn có thể tham khảo Địa lý 7 Cánh diềuLịch sử 7 Cánh diều, Công Nghệ 7 CD,...... theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ GD&ĐT ban hành. VnDoc.com liên tục cập nhật Lời giải, đáp án các dạng bài tập Chương trình sách mới cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Đinh Đinh
    Đinh Đinh

    😀😀😀😀😀😀😀

    Thích Phản hồi 17/07/23
    • Đội Trưởng Mỹ
      Đội Trưởng Mỹ

      😘😘😘😘😘

      Thích Phản hồi 17/07/23
      • Quỳnh Trâm
        Quỳnh Trâm

        🤝🤝🤝🤝🤝🤝🤝🤝

        Thích Phản hồi 17/07/23
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        KHTN 7 Cánh diều

        Xem thêm