Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 bài 29 CD

Lý thuyết KHTN lớp 7 bài 29: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Khoa học tự nhiên 7 sách Cánh diều. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

1.1. Khái niệm sinh trưởng, phát triển và mối quan hệ giữa sinh trưởng, phát triển ở sinh vật

- Khái niệm sinh trưởng: Sinh trưởng ở sinh vật là quá trình tăng về kích thước, khối lượng của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào làm cơ thể lớn lên.

Ví dụ: sự tăng chiều cao và đường kính thân cây.

- Khái niệm phát triển: Phát triển ở sinh vật là quá trình biến đổi tạo nên các tế bào, mô, cơ quan và hình thành chức năng mới ở các giai đoạn.

Ví dụ: sự ra rễ, ra lá, nảy chồi, ra hoa, kết trái; trứng nở ra gà con, gà đẻ trứng,...

- Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật có mối quan hệ mật thiết với nhau, nối tiếp và xen kẽ nhau. Sinh trưởng là cơ sở cho phát triển. Phát triển thúc đẩy sinh trưởng và làm xuất hiện hình thái mới.

Ví dụ: Hạt nảy mầm lớn lên thành cây mầm, cây mầm lớn lên thành cây con, cây con đạt được mức độ sinh trưởng nhất định thì ra nụ, nụ lớn lên hình thành hoa và kết quả.

Hình 29.2. Sinh trưởng và phát triển ở chim

1.2. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

a. Ảnh hưởng của chất dinh dưỡng

- Chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

- Thiếu hay thừa chất dinh dưỡng đều ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng và phát triển của cơ thể sinh vật trong các giai đoạn.

Ví dụ:

+ Gia súc, gia cầm khi thiếu protein thì chậm lớn và gầy yếu,…

+ Cây lúa nếu thiếu đạm thì sinh trưởng chậm, còn nếu thừa đạm thì có thể sinh trưởng nhanh nhưng phát triển chậm,…

b. Ảnh hưởng của nước

- Nước rất cần thiết đối với sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

- Thiếu nước, các loài sinh vật sẽ sinh trưởng và phát triển chậm hoặc bị chết.

- Nước tác động khác nhau lên các giai đoạn sinh trưởng và phát triển của sinh vật

+ Ở thực vật: nảy mầm, lớn lên, ra hoa, tạo quả.

+ Ở động vật: con non, con trưởng thành,...

Ví dụ: Cây lúa non cần nhiều nước, cây lúa chín cần ít nước; Nòng nọc chỉ có thể sống trong nước, ếch có thể sống trong nước hoặc trên cạn,...

c. Ảnh hưởng của nhiệt độ

- Mỗi loài sinh vật sinh trưởng và phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ và môi trường thích hợp.

- Nhiệt độ quá thấp hoặc quá cao có thể làm cho quá trình sinh trưởng và phát triển của sinh vật bị chậm lại hoặc bị chết.

+ Ở thực vật, nhiệt độ ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt, sự lớn lên của cây, sự ra hoa,…

+ Ở động vật, nhiệt độ còn ảnh hưởng đến chu kỳ sống, tỉ lệ nở trứng, tỉ lệ giới tính,...

- Một số loài có hiện tượng “nghỉ sinh trưởng” do tác động của nhân tố nhiệt độ như hiện tượng động vật ngủ đông, cây rụng lá vào mùa đông,…

Hình 29.3. Một số ví dụ về ảnh hưởng của nhiệt độ đến động vật

d. Ảnh hưởng của ánh sáng

- Ánh sáng ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của sinh vật.

+ Ở thực vật: Một số loại cây ra hoa trong điều kiện có thời gian chiếu sáng dài ở cuối mùa xuân, đầu mùa hè (cà rốt, củ cải,…). Một số loại khác thì chỉ ra hoa trong điều kiện có thời gian chiếu sáng ngắn vào cuối mùa thu đầu mùa đông (cây thuốc lá, đậu tương,…). Có loại hạt nảy mầm thì cần ánh sáng.

+ Ở động vật: Vào mùa đông, thời gian chiếu sáng trong ngày ngắn, các loài sâu ăn lá ngừng sinh sản mùa xuân và mùa hè có thời gian chiếu sáng trong ngày dài là thời gian sinh sản của nhiều loài chim.

1. Sinh trưởng ở sinh vật là quá trình tăng về kích thước, khối lượng của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào (ở sinh vật đơn bào chỉ tăng kích thước tế bào), làm cơ thể lớn lên.

2. Phát triển ở sinh vật là quá trình biến đổi tạo nên các tế bào, mô, cơ quan và hình thành chức năng mới ở các giai đoạn.

3. Sinh trưởng và phát triển có liên quan mật thiết với nhau, liên tiếp, xen kẽ nhau và chịu ảnh hưởng của môi trường sống. Sinh trưởng là cơ sở cho phát triển. Phát triển làm thay đổi và thúc đẩy sinh trưởng.

4. Sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như đặc điểm của loài, nhiệt độ, ánh sáng, nước, dinh dưỡng,... Các nhân tố này có tác động tổng hợp lên sự sinh trưởng và phát triển của sinh vật.

B. Bài tập minh họa

Bài tập 1: Nêu khái niệm sinh trưởng và khái niệm phát triển ở sinh vật. Cho ví dụ.

Hướng dẫn giải:

- Khái niệm sinh trưởng ở sinh vật: Sinh trưởng ở sinh vật là quá trình tăng về kích thước, khối lượng của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào (ở sinh vật đơn bào chỉ tăng kích thước tế bào), làm cơ thể lớn lên. Ví dụ: Cây tăng chiều cao và đường kính thân, con mèo tăng khối lượng cơ thể,…

- Khái niệm phát triển ở sinh vật: Phát triển ở sinh vật là quá trình biến đổi tạo nên các tế bào, mô, cơ quan và hình thành chức năng mới ở các giai đoạn. Ví dụ: Cây ra rễ, ra lá, nảy chồi, nở hoa, kết quả; gà đẻ trứng.

Bài tập 2: Tại sao vào những ngày mùa đông cần cho gia súc non ăn nhiều hơn để chúng có thể sinh trưởng và phát triển bình thường?

Hướng dẫn giải:

Gia súc thuộc nhóm động vật hằng nhiệt. Vào mùa đông khi nhiệt độ môi trường xuống thấp (trời rét), do thân nhiệt cao hơn so với nhiệt độ môi trường nên động vật mất rất nhiều nhiệt lượng vào môi trường xung quanh. Để bù lại số nhiệt lượng đã mất và duy trì thân nhiệt ổn định, cơ chế chống lạnh được tăng cường, quá trình phân hủy các chất hữu cơ giúp sinh nhiệt cho cơ thể. Vì vậy nên cho gia súc (đặc biệt là gia súc non) ăn nhiều hơn để tăng lượng chất hữu cơ cho cơ thể, tăng sức đề kháng, chống rét.

Bài tập 3: Hãy thiết kế một thí nghiệm chứng minh vai trò của nước đối với sự sinh trưởng và phát triển ở thực vật.

Hướng dẫn giải:

Thiết kế một thí nghiệm chứng minh vai trò của nước đối với sự sinh trưởng và phát triển ở thực vật:

- Bước 1: Thiết kế hai chậu đất và trồng vào đó hai cây đậu như nhau nhưng một chậu tưới đầy đủ nước hằng ngày còn một chậu chỉ tưới nước một lần trong tuần.

- Bước 2: Theo dõi sự sinh trưởng và phát triển của hai cây đậu sau 2 tuần, 3 tuần,…

- Bước 3: Rút ra kết luận về vai trò của nước đối với sự sinh trưởng và phát triển ở thực vật.

C. Trắc nghiệm KHTN 7 bài 29

------------------------------------

Chúng tôi xin giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 bài 29: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật CD trên đây các bạn có thể tham khảo Địa lý 7 Cánh diềuLịch sử 7 Cánh diều, Công Nghệ 7 CD,...... theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ GD&ĐT ban hành. VnDoc.com liên tục cập nhật Lời giải, đáp án các dạng bài tập Chương trình sách mới cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bọ Cạp
    Bọ Cạp

    🤗🤗🤗🤗🤗🤗🤗

    Thích Phản hồi 19/07/23
    • Sunny
      Sunny

      💯💯💯💯💯💯💯💯

      Thích Phản hồi 19/07/23
      • Bánh Quy
        Bánh Quy

        🖐🖐🖐🖐🖐🖐🖐🖐🖐🖐

        Thích Phản hồi 19/07/23
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        KHTN 7 Cánh diều

        Xem thêm