Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 bài 4 CD

Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết KHTN lớp 7 bài 4: Phân tử - Đơn chất - Hợp chất được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Khoa học tự nhiên 7 sách Cánh diều. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

A. Lý thuyết KHTN 7 bài 4

1.1. Phân tử

a. Khái niệm phân tử

- Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử gắn kết với nhau bằng liên kết hoá học và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất.

Ví dụ: iodine, đường và nước đều do các phân tử hợp thành.

- Các phân tử của một chất giống nhau về thành phần và hình dạng.

Ví dụ: nước được hợp thành từ các phân tử có hai nguyên tử H, một nguyên tử O và có dạng gấp khúc (hình 4,2a).

- Tính chất hoá học của chất chính là tính chất hoá học của phân tử tạo thành chất đó.

Hình 4.2. Mô hình phân tử của nước và iodine

b. Khối lượng phân tử

- Khối lượng phân tử bằng tổng khối lượng của các nguyên tử có trong phân tử.

- Đơn vị của khối lượng phân tử là amu.

Ví dụ: Cách tính khối lượng phân tử nước.

1. Xác định số nguyên tử của mỗi nguyên tố: Phân tử nước gồm 2 nguyên tử H và 1 nguyên tử O.

2. Khối lượng phân tử nước: 2.1 + 1.16 = 18 (amu)

1.2. Đơn chất

Hình 4.4. Mô hình phân tử của một số đơn chất

Hình 4.5. Mô hình tượng trưng của kim loại copper

Hình 4.6. Kim loại sodium và mercury

Ở điều kiện thường, trừ mercury (thuỷ ngân) ở thể lỏng, các đơn chất kim loại

- Đơn chất là những chất được tạo thành từ một nguyên tố hoá học.

- Tên của các đơn chất thường trùng với tên của nguyên tố tạo nên chất đó, trừ một số nguyên tố tạo ra được hai hay nhiều đơn chất.

Ví dụ: Nguyên tố carbon tạo ra than chì, than muội, kim cương,...; nguyên tố oxygen tạo khí oxygen và khí ozone.

1.3. Hợp chất

Hình 4.7. Mô hình phân tử của một số hợp chất

- Hợp chất là những chất do hai hoặc nhiều nguyên tố hoá học tạo thành.

+ Nhiều hợp chất trong phân tử chỉ có hai nguyên tử của hai nguyên tố như hydrogen chloride, sodium chloride,...

+ Những hợp chất trong phân tử gồm rất nhiều nguyên tử của một số nguyên tố khác nhau như protein, tinh bột,...

1. Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm một số nguyên tử gắn kết với nhau bằng liên kết hoá học và thể hiện đầy đủ tính chất hoá học của chất.

Khối lượng phân tử = tổng khối lượng của các nguyên tử có trong phân tử

2. Đơn chất là chất được tạo thành từ một nguyên tố hoá học.

3. Hợp chất là chất được tạo thành từ hai hay nhiều nguyên tố hoá học.

B. Bài tập minh họa

Bài 1: Cho khí methane vào bình kín, nung nóng ở nhiệt độ cao trong một thời gian thích hợp thì thu được carbon và khí hydrogen. Hãy cho biết methane là đơn chất hay hợp chất.

Hướng dẫn giải

Đơn chất là chất được tạo nên từ một nguyên tố hóa học. Hợp chất là chất được tạo nên từ hai hay nhiều nguyên tố hóa học.

Cho khí methane vào bình kín, nung nóng ở nhiệt độ cao trong một thời gian thích hợp thì thu được carbon và khí hydrogen nên trong methane có các nguyên tố C và H. Do đó methane là hợp chất.

Bài 2: Trong các chất sau đây, chất nào là đơn chất, chất nào là hợp chất: khí oxygen, carbon dioxide, khí nitrogen, nước, muối ăn, đồng, nhôm?

Hướng dẫn giải

- Các đơn chất là: khí hydrogen; khí nitrogen, đồng, nhôm.

- Các hợp chất là: carbon dioxide, nước, muối ăn.

Bài 3: Tính khối lượng phân tử của:

a) Carbon dioxide, biêt phân tử gồm 1 nguyên tử C và 2 nguyên tử O.

b) Khí methane, biết phân tử gồm 1 nguyên tử C và 4 nguyên tử H.

c) Nitric acid, biết phân tử gồm 1 nguyên tử H, 1 nguyên tử N và 3 nguyên tử O.

d) Potassium permanganate (thuốc tím) biết phân tử gồm 1 nguyên tử K, 1 nguyên tử Mn và 4 nguyên tử O.

Hướng dẫn giải

Khối lượng phân tử = tổng khối lượng của các nguyên tử có trong phân tử

a) Khối lượng phân tử của carbon dioxide: 12 + 16.2 = 44 amu

b) Khối lượng phân tử của khí methane: 12 + 1.4 = 16 amu

c) Khối lượng phân tử của nitric acid: 1.1 + 14.1 + 16.3 = 63 amu

d) Khối lượng phân tử của potassium permanganate: 39.1 + 55.1 + 16.4 = 158 amu

------------------------------------

Chúng tôi xin giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 bài 4: Phân tử - Đơn chất - Hợp chất CD trên đây các bạn có thể tham khảo Địa lý 7 Cánh diềuLịch sử 7 Cánh diều, Công Nghệ 7 CD,...... theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ GD&ĐT ban hành. VnDoc.com liên tục cập nhật Lời giải, đáp án các dạng bài tập Chương trình sách mới cho các bạn cùng tham khảo.

Đánh giá bài viết
1 4
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Bon
    Bon

    🤗🤗🤗🤗🤗🤗

    Thích Phản hồi 12:17 17/07
    • Lang băm
      Lang băm

      🤙🤙🤙🤙🤙🤙

      Thích Phản hồi 12:17 17/07
      • Minh Thong Nguyen ...
        Minh Thong Nguyen ...

        👌👌👌👌👌👌

        Thích Phản hồi 12:17 17/07

        KHTN 7 Cánh diều

        Xem thêm