Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 bài 18 CD

Chúng tôi xin giới thiệu bài Lý thuyết KHTN lớp 7 bài 18: Quang hợp ở thực vật được VnDoc sưu tầm và tổng hợp các câu hỏi lí thuyết và trắc nghiệm có đáp án đi kèm nằm trong chương trình giảng dạy môn Khoa học tự nhiên 7 sách Cánh diều. Mời quý thầy cô cùng các bạn tham khảo tài liệu dưới đây.

1.1. Vai trò của lá với chức năng quang hợp

- Lá là cơ quan chính thực hiện chức năng quang hợp ở cây xanh.

Hình 18.2. Hình thái, cấu trúc của lá phù hợp với chức năng quang hợp

- Lá cây gồm: cuống lá, gân lá, phiến lá. Bên trong lá có các bộ phận: lục lạp, khí khổng, mạch gỗ, mạch rây.

- Các bộ phận của lá cây phù hợp với chức năng quang hợp:

+ Lá cây dạng bản dẹt, phiến lá rộng giúp thu nhận được nhiều ánh sáng.

+ Tế bào lá có nhiều lục lạp, chứa chất diệp lục giúp hấp thu và chuyển hoá năng lượng ánh sáng.

+ Khí khổng nằm ở lớp biểu bì của lá, có vai trò chính trong quá trình trao đổi khí và thoát hơi nước.

+ Gân lá có chức năng vận chuyển nước đến lục lạp và vận chuyển chất hữu cơ từ lục lạp về cuống lá, từ đó vận chuyển đến các bộ phận khác của cây.

- Hầu hết các loại lá cây đều có bản dẹt nhưng có một số loài cây có lá dạng hình kim như cây thông, cây tùng,...

- Một số cây có lá bị tiêu biến (như xương rồng,…) quá trình quang hợp diễn ra tại các cơ quan khác như thân, cành,…

1.2. Quá trình quang hợp

- Quang hợp là quá trình thu nhận và chuyển hóa năng lượng ánh sáng, tổng hợp nên các chất hữu cơ từ các chất vô cơ như nước, khí carbon dioxide, diễn ra ở tế bào có chất diệp lục, đồng thời thải ra khí oxygen.

- Phương trình tổng quát của quá trình quang hợp:

+ Nguyên liệu của quá trình quang hợp: nước, khí carbon dioxide, ánh sáng.

+ Sản phẩm của quá trình quang hợp: chất hữu cơ (đường glucose, tinh bột,…) và khí oxygen. Oxygen giải phóng ra ngoài có nguồn gốc từ nước; đường glucose có các nguyên tố chính là C, H, O trong đó C và O có nguồn gốc từ carbon dioxide, H có nguồn gốc từ nước.

1.3. Mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong quang hợp

Hình 18.3. Mối quan hệ giữa trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong quang hợp

Quá trình trao đổi chất và chuyển hóa các chất trong quang hợp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, luôn diễn ra đồng thời, gắn liền với nhau:

- Năng lượng từ ánh sáng mặt trời đi tới lục lạp ở lá, được chuyển hóa thành năng lượng hóa học tích lũy trong các chất hữu cơ ở lá.

- Vật chất từ môi trường bên ngoài (nước, khí carbon dioxide) được vận chuyển đến lục lạp ở lá qua quá trình biến đổi hóa học tạo thành các chất hữu cơ và oxygen.

1. Lá là cơ quan quang hợp của cây xanh. Quang hợp là quá trình thu nhận và chuyển hoá năng lượng ánh sáng, tổng hợp nên các chất hữu cơ từ các chất vô cơ như nước, khí carbon dioxide, diễn ra ở tế bào có chất diệp lục, đồng thời thải ra khí oxygen.

2. Trong quá trình quang hợp, một phần năng lượng ánh sáng được chuyển hóa thành năng lượng hóa học tích lũy trong các hợp chất hữu cơ ở lá cây.

3. Trao đổi chất và chuyển hóa năng lượng trong quang hợp có mối quan hệ chặt chẽ, hai quá trình luôn diễn ra đồng thời, gắn liền với nhau.

B. Bài tập minh họa

Bài tập 1: Hoàn thành bảng sau về quá trình quang hợp.

Tiêu chí

Nội dung

Điều kiện xảy ra

Nguyên liệu

Sản phẩm

Dạng năng lượng biến đổi

Hướng dẫn giải:

Tiêu chí

Nội dung

Điều kiện xảy ra

Có ánh sáng, chất diệp lục

Nguyên liệu

Carbon dioxide, nước

Sản phẩm

Chất hữu cơ, oxygen

Dạng năng lượng biến đổi

Quang năng biến đổi thành hóa năng

Bài tập 2: Ghi tên các bộ phận tương ứng với các chú thích từ 1 đến 4 trong hình 18 và nêu chức năng của mỗi bộ phận đó.

Hướng dẫn giải:

STT

Tên bộ phận

Chức năng

(1)

Tế bào thịt lá

Chứa nhiều lục lạp, giúp thu nhận ánh sáng dùng cho tổng hợp chất hữu cơ của lá cây.

(2)

Lớp tế bào biểu bì trên

Bảo vệ các lớp bên trong và cho ánh sáng đi qua.

(3)

Khí khổng

Thực hiện trao đổi khí và thoát hơi nước.

(4)

Lớp tế bào biểu bì dưới

Bảo vệ các lớp bên trong và có nhiều khí khổng thực hiện trao đổi khí và thoát hơi nước.

Bài tập 3: Giải thích các tình huống sau:

a) Hô hấp của sinh vật và nhiều hoạt động sống của con người đều thải ra khí carbon dioxide vào không khí, nhưng vì sao tỉ lệ chất khí này trong không khí luôn ở mức ổn định?

b) Năng lượng ánh sáng cho cây quang hợp có thể lấy từ nguồn nào?

Hướng dẫn giải:

a) Tỉ lệ chất khí carbon dioxide trong không khí luôn ở mức ổn định, do cây xanh khi quang hợp sẽ hấp thụ khí carbon dioxide nên hàm lượng khí này trong không khí được điều hòa và giữ ở mức ổn định.

b) Năng lượng ánh sáng cho cây quang hợp có thể lấy từ: năng lượng từ ánh sáng mặt trời, năng lượng từ ánh sáng đèn điện.

C. Trắc nghiệm KHTN 7 bài 18

------------------------------------

Chúng tôi xin giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Khoa học tự nhiên 7 bài 18: Quang hợp ở thực vật CD trên đây các bạn có thể tham khảo Địa lý 7 Cánh diềuLịch sử 7 Cánh diều, Công Nghệ 7 CD,...... theo chuẩn kiến thức, kỹ năng của Bộ GD&ĐT ban hành. VnDoc.com liên tục cập nhật Lời giải, đáp án các dạng bài tập Chương trình sách mới cho các bạn cùng tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
3 Bình luận
Sắp xếp theo
  • Đinh Đinh
    Đinh Đinh

    💯💯💯💯💯💯💯

    Thích Phản hồi 18/07/23
    • Hằng Nguyễn
      Hằng Nguyễn

      👌👌👌👌👌👌👌👌

      Thích Phản hồi 18/07/23
      • Su kem
        Su kem

        😮😮😮😮😮😮😮

        Thích Phản hồi 18/07/23
        🖼️

        Gợi ý cho bạn

        Xem thêm
        🖼️

        KHTN 7 Cánh diều

        Xem thêm