Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Soạn văn 10 bài: Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự

VnDoc mời bạn đọc tham khảo Soạn văn 10 bài: Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự, nội dung bài soạn chi tiết và ngắn gọn sẽ giúp các bạn học sinh học tốt hơn môn Ngữ văn 10. Mời thầy cô và các bạn học sinh tham khảo.

Soạn bài Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự mẫu 1

Câu 1:

Yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn văn trên: tôi thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi và khi trèo lên xe, tôi ríu cả chân lại. Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi, thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong và nước da mịn, làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc?… đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt… ăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng.

Câu 2:

Chép lại đoạn văn bỏ yếu tố miêu tả và biểu cảm: Xe chạy chầm chậm... Mẹ tôi vẫy tôi, tôi đuổi kịp mẹ tôi. Cả hai mẹ con đều khóc. Mẹ lau nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe, ôm tôi vào lòng. Từ ngã tư đầu trường học về đến nhà, tôi không còn nhớ mẹ tôi đã hỏi tôi và tôi đã trả lời mẹ tôi những câu gì.

Viết đoạn văn kể về những giây phút đầu tiên khi em gặp lại một người thân sau một thời gian xa cách

Ai cũng có những hồi ức tốt đẹp mà mình không bao giờ quên. Tôi cũng không ngoại lệ, cảm giác lần đầu gặp lại người dì sau mười năm xa cách đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc, in đậm trong tâm trí tôi. Dì tôi từ nhỏ ốm đau, bệnh tật, gia đình bà ngoại lại không có điều kiện nên dì được một gia đình khác nhận nuôi. Sau bao nhiêu năm, cuối cùng dì cũng tìm về gia đình và gặp gỡ chúng tôi. Cảm giác hạnh phúc vỡ òa, những giọt nước mắt lăn dài trên má mẹ tôi, bà tôi hằn sâu vào tâm trí của tôi. Tình người thật đong đầy, sau ngần ấy năm, chúng tôi vẫn là một gia đình, cùng nhau khóc, cùng nhau cười, cùng ôm lấy nhau bởi sợi dây tình cảm gắn kết. Đời người rất ngắn, chúng ta hãy sống trọn vẹn tình cảm để cuộc sống này ý nghĩa hơn.

Soạn văn lớp 10 Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự mẫu 2

Nội dung bài học

- Miêu tả và biểu cảm là hai yếu tố quan trọng trong bài văn tự sự, khiến câu chuyện sinh động hấp dẫn và có sức truyền cảm

- Muốn miêu tả và biểu cảm thành công cần tìm hiểu cuộc sống, con người và bản thân đồng thời chú ý quan sát, liên tưởng, tưởng tượng và chú ý lắng nghe

1. Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự

1.1. Miêu tả là sử dụng ngôn ngữ làm cho người nghe (người đọc, người xem) có thể thấy sự vật, hiện tượng, con người như đang hiện ra trước mắt.

- Biểu cảm bộc lộ những tình cảm, cảm xúc của bản thân trước sự vật, hiện tượng trong đời sống

1.2. Điểm giống và khác nhau của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự

- Miêu tả trong văn miêu tả, biểu cảm trong văn biểu cảm so với miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự khác nhau ở mục đích sử dụng.

+ Yếu tố miêu tả trong văn miêu tả và trong văn tự sự tuy đều có tác dụng làm cho sự vật, sự việc, con người... trở nên rõ ràng sinh động.

+ Miêu tả trong văn bản tự sự chỉ là yếu tố phụ, là phương tiện giúp cho câu chuyện diễn ra được sinh động, không phải là mục đích chính của văn bản tự sự.

+ Biểu cảm trong văn tự sự cũng là yếu tố phụ, là phương tiện giúp cho văn bản tự sự có được chiều sâu của cảm xúc, tránh được khô khan.

1.3. Căn cứ để:

- Đánh giá hiệu quả của yếu tố miêu tả trong văn tự sự:

+ Yếu tố đó có miêu tả được sinh động các đối tượng (nhân vật, cảnh vật, tâm trạng...) hay không?

+ Yếu tố đó có giúp cho việc kể chuyện được hấp dẫn hay không?

- Đánh giá hiệu quả của yếu tố biểu cảm trong văn bản tự sự:

+ Yếu tố biểu cảm có gây xúc động, gợi suy nghĩ đối vối bạn đọc hay không?

+ Yếu tố biểu cảm đó có giúp cho việc kể chuyện thêm sinh động và có hồn hay không?

1.4. Giải thích

- Đoạn trích trên là văn bản tự sự vì có các yếu tố: nhân vật, sự việc, người dẫn chuyện

- Nhưng yếu tố miêu cảm và biểu trong đoạn trích:

+ yếu tố miêu tả: hiện thực cảnh ban đêm, tả trời ngàn sao.

+ yếu tố biểu cảm: diễn tả cảm xúc của nhân vật tôi khi ngồi cạnh Xtê-pha-nét (lòng hơi xao xuyến nhưng vẫn giữ được mình).

- Các yếu tố miêu tả và biểu cảm giúp:

+ nâng cao hiệu quả văn tự sự, giúp chúng ta hình dung được khung cảnh sinh động khi và tình cảm của chàng trai chăn cừu với cô gái ngây thơ, xinh đẹp

+ phát triển cốt truyện

2. Quan sát liên tưởng, tưởng tượng đối với việc miêu tả, biểu cảm trong bài văn tự sự

2.1. Điền như sau

a. Điền từ: Liên tưởng.

b. Điền từ: Quan sát.

c. Điền từ: Tưởng tượng

2.2. Miêu tả được hay, tốt cần quan sát đối tượng một cách kĩ lưỡng, phát huy khả năng tưởng tượng và liên tưởng.

1.3. Để những cảm xúc, những rung động được nảy sinh từ:

- Quan sát kĩ càng, chăm chú, tinh tế

- Những sự vật, sự việc khách quan đã hoặc sẽ lay động trái tim người kể

- Trong các mục nêu ở trên thì ý d không chính xác vì khi sử dụng biểu cảm trong văn tự sự không thể chỉ tìm những cảm xúc, rung động trong tâm hồn người kể.

3. Hướng dẫn soạn bài

Câu 1 (trang 76 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

a. Ví dụ: Đoạn trích trong Ra-ma buộc tội (từ Nói dứt lời, Gia-na-ki òa khóc đến hết)

- Nội dung đoạn văn kể lại việc Xi- ta bước lên giàn hoả trước sự chứng kiến của mọi người.

- Các yếu tố miêu tả gồm: gương mặt, thái độ, việc làm của các nhân vật Lắc-ma-na, Ra-ma, Xi-ta và những người khác.

- Các yếu tố biểu cảm qua hình ảnh chi tiết nhất là trọng đoạn cuối:

+ Ai nấy, già cũng như trẻ đau lòng đứt ruột xem nàng Gia-na-ki đứng trong giàn hoả

+ các phụ nữ bật ra tiếng khóc thảm thương, cả loài quỷ Rắc-sa-xa, lẫn loài khỉ Va-na-ra cũng cùng kêu khóc vang trời

⇒ Các yếu tố miêu tả và biểu cảm có vai trò hết sức quan trọng trong đoạn trích, làm cho câu chuyện có được những chi tiết sinh động hấp dẫn và gây xúc động cho người đọc.

b. Nhận xét vai trò yếu tố miêu tả biểu cảm trong đoạn trích Lẵng quả thông

- Giúp người đọc hình dung vẻ đẹp của mùa thu, hình ảnh nhân vật em bé con ông gác rừng

- Giúp người đọc có những cảm nhận riêng, tác giả không trực tiếp miêu tả mà gợi liên tưởng cho người đọc

- Gợi suy ngẫm “những chiếc lá nhân tạo nó sẽ rất thô kệch…”

- Những câu văn miêu tả vẻ đẹp tự nhiên của mùa thu làm chúng ta cảm nhận độc đáo, lí thú hơn

Câu 2 (trang 76 sgk Ngữ văn 10 Tập 1):

Sau một năm học vất vả, kì nghỉ hè này em được bố mẹ dẫn đi chơi ở công viên Thủ Lệ. Hôm nay trời thật đẹp. Gia đình em nhanh chóng lên sẽ bắt đầu chuyến đi. Công viên hiện ra thật tráng lệ. Sau khi mua vé, em đã được tha hồ tham quan bên trong. Trong công viên có rất nhiều các loài thú như: hổ, voi, chim đại bàng, gà rừng, thỏ, sóc, nhím, hươu, nai,.... Các con vật vô cùng đáng yêu. Em thích nhất là những chú hươu với những chiếc sừng dài. Em còn được tận tay cho các chú hươu ăn. Những chú thỏ lông trắng muốt tung tăng chạy nhảy. Em đã mua rất nhiều đồ lưu niệm. Đến trưa gia đình em lên xe trở. Chuyến đi không xài nhưng vô cùng vui và bổ ích. Qua chuyến đi em biết thêm nhiều về các loài con vật. Em sẽ luôn luôn nhớ về chuyến đi đầy lí thú này.

Soạn văn lớp 10 Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự mẫu 3

1. Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự

Câu 1 (trang 73 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1)

- Miêu tả là dùng ngôn ngữ (hay một phương tiện nghệ thuật khác) làm cho người nghe (người đọc, người xem) có thể thấy sự vật, hiện tượng, con người như đang hiện ra trước mắt.

- Biểu cảm là bộc lộ những tình cảm, cảm xúc của bản thân trước sự vật, sự việc, hiện tượng con người trong đời sống.

Câu 2 (trang 73 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1)

- Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự không hoàn toàn giống với miêu tả trong văn bản miêu tả, biểu cảm trong văn biểu cảm. Có chăng sự giống nhau giữa chúng là cùng làm cho sự vật trở nên rõ ràng, sinh động, có hình dáng, có cảm xúc. Sự khác nhau giữa chúng được thể hiện rõ rang qua mục đích sử dụng:

+ Miêu tả trong văn bản tự sự chỉ là yếu tố phụ giúp văn bản thêm sinh động, hấp dẫn, lôi cuốn người đọc hơn

+ Biểu cảm trong văn bản tự sự là yếu tố giúp cho sự vật, con người trong văn bản tự sự thêm cảm xúc, là phương tiện dẫn dắt câu chuyện.

- Tóm lại, vì văn bản tự sự là văn kể nên những yếu tố như miêu tả hay biểu cảm chỉ là yếu tố được thêm vào cho câu chuyện kể sinh động, “có hồn” còn mục đích chính của văn bản này là kể chứ không phải miêu tả hay biểu cảm.

Câu 3 (trang 73 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1)

Để đánh giá hiệu quả của miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự, người ta căn cứ vào miêu tả và biểu cảm đã phục vụ đắc lực cho mục đích tự sự đến mức độ nào, nó làm cho bài văn tự sự giàu sức truyền cảm ra sao.

Câu 4 (trang 73 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1)

- Đoạn trích trên là một trích đoạn tự sự bởi nó kể lại những sự việc xảy ra trong một đêm ngoài trời, có các nhân vật (chàng chăn cừu và cô gái) cùng người kể chuyện.

- Các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong đoạn trích:

+ Tả cảnh ngoài trời trong đêm (“...suối reo rõ hơn…cỏ non đang mọc”; “…phía đầm bên kia…”

+ Tả công chúa (“… có một cái gì đó mát rượi… tóc mây gợn sóng”…).

+ Tâm trạng của nhân vật “tôi” (những suy nghĩ và cảm nhận).

- Các yếu tố miêu tả giúp người đọc dễ dàng hình dung khung cảnh hơn: đó là một đêm ngoài trời với khung cảnh thật đẹp, mọi thứ lung linh và trong trẻo. Các yếu tố biểu cảm thể hiện những suy nghĩ của nhân vật, những cảm xúc nhẹ nhàng, êm dịu. Hai yếu tố trên kết hợp với nhau tạo như tái hiện khung cảnh ngay trước mắt người đọc, giúp những chi tiết đi sâu hơn vào long người.

2. Quan sát, liên tưởng, tưởng tượng đối với việc miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự

Câu 1 (trang 75 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

a. Liên tưởng: từ sự việc, hiện tượng nào đó mà nghĩ đến sự việc, hiện tượng có liên quan

b. Quan sát: xem xét để nhìn rõ, biết rõ sự vật hay hiện tượng

c. Tưởng tượng: tạo ra trong tâm trí hình ảnh của cái không hề có trước mắt, hoặc còn chưa bao giờ gặp.

Câu 2 (trang 75 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

Để làm tốt việc miêu tả trong văn tự sự, người làm văn không những phải có sự quan sát tinh tế kĩ lưỡng đối tượng mà còn phải có sự liên tưởng, tưởng tượng phong phú. Có như vậy việc tả mới chân thực, cụ thể, sinh động và hấp dẫn người đọc.

Như đoạn trích ở mục I.4, nếu không có sự quan sát của tác giả, ta sẽ không thể thấy được những hình ảnh: trong đêm, tiếng "suối reo nghe rõ hơn, đầm ao nhen lên những đốm lửa nhỏ, hay hình ảnh "Cô gái nom như một chú mục đồng nhà trời, nơi có những đám cưới sao...". Những chi tiết ấy được xây dựng cần dựa vào cả liên tưởng, tưởng tượng của chính tác giả. Và chính nhờ sự liên tưởng ấy, ta mới có thể thấy được cuộc hành trình trầm lặng, ngoan ngoãn" của ngàn sao gợi nghĩ đến "một đàn cừu lớn".

Câu 3 (trang 75 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1):

Để câu chuyện mình kể không gây cảm giác khô khan, người kể chuyện cần kết hợp bộc lộ cảm xúc, tình cảm của nhân vật (hoặc của bản thân) trong quá trình tự sự. Song, những cảm xúc, những rung động (để biểu cảm) được nảy sinh từ: sự quan sát, chăm chút kĩ càng, tinh tế; sự vận dụng lien tưởng, tưởng tượng hồi ức; từ những sự vật, sự việc khách quan đã và đang lay động trái tim người kể.Theo như đoạn trích ở mục I.4, những vì sao nảy sinh từ việc quan sát kĩ càng, chăm chú cảnh đêm. Một đêm sao huyền ảo và thơ mộng, hơn nữa vẻ đẹp hồn nhiên và ngây thơ của cô gái chắc chắn đã làm lay động trái tim giàu cảm xúc và dễ rung động của chàng trai. Và rõ ràng chính những tình ý ấy đã làm cho đoạn văn thêm mượt mà và hấp dẫn hơn.

Cho nên, ý nêu ở mục (d) là không chính xác. Không thể nói để biểu cảm khi tự sự, chỉ tìm những cảm xúc, những rung động trong tâm hồn người kể.

3. Luyện tập

Câu 1 (trang 76 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Nhận xét về vai trò của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong:

a. Đoạn trích “Chiến thắng Mtao Mxây” là một trong những đoạn trích đã học cho thấy vai trò quan trọng của yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự. Nhờ các yếu tố miêu tả, người đọc thấy núi rừng Tây nguyên như hiện ra trước mắt, diễn biến của cuộc chiến sinh động hơn. Thêm vào đó, các yếu tố biểu cảm giúp suy nghĩ, cảm xúc của nhân vật trong truyện trở nên chân thật hơn bao giờ hết. Yếu tố miêu tả và biểu cảm đã là cho cuộc chiến hoành tráng, dữ dội và từ đó hình ảnh người anh hùng trở nên vĩ đại hơn.

b. Đoạn trích “Lẵng quả thông” của nhà văn C. Pau-tốp-xki: người kể đã vận dụng tài tình các yếu tố miêu tả và biểu cảm từ sự quan sát, liên tưởng, tưởng tượng của mình. Đầu tiên là yếu tố miêu tả “một em bé có đôi bím tóc nhỏ xíu..”, “Trời thu … đang run rẩy” thể hiện khả năng quan sát kĩ càng của nhà văn. Thêm vào đó là các yếu tố biểu cảm giúp đoạn văn trở nên “có hồn” hơn, chân thực hơn. Tóm lại, tác giản đã thành công trong việc sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự của mình.

Câu 2 (trang 76 sgk Ngữ Văn 10 Tập 1): Viết bài văn tự sự có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm

* Lưu ý:

- Thể loại: văn tự sự (theo đề tài có sẵn) => Không nên tập trung quá vào miêu tả và biểu cảm.

- Đưa những cảm xúc thật, những điều mình được chứng kiến, quan sát kết hợp với những liên tưởng để bài văn có cảm xúc thật, phong phú và hấp dẫn người đọc (Tránh lối viết xáo rỗng, cảm xúc giả và liên tưởng thái quá).

* Có thể tham khảo dàn ý kể lại kỉ niệm của một lần về quê ngoại:

1, Mở bài:

- Mình được về quê ngoại nhân dịp gì?

- Cảm xúc ban đầu khi ngồi trên chuyến xe để về quê ngoại?

2, Thân bài

- Cảnh vật thôn quê bắt đầu hiện ra trước mắt: những cánh đồng rộng lớn, đàn cò trắng đang bay thẳng cánh, ánh nắng của buổi sớm bình minh đang hiện dần ra trước mắt…

- Miêu tả nhà bà ngoại: Vị trí, cảnh vật xung quanh nhà bà (vườn cây với những loại quả lạ, ao…)

- Buổi tối: cả nhà cùng nhau quây quần bên mâm cơm tuy giản dị mà đầy ắp tình yêu thương – khác với bữa cơm hàng ngày trên thành phố.

- Ngày hôm sau: theo chân bà ra đồng, được sống cuộc sống thôn quê

- Gặp và có thêm nhiều người bạn, được dạy làm những món đồ chơi dân gian…

3, Kết bài:

- Cảm xúc của bản thân sau chuyến đi.

- Ước mơ về một ngày mai giúp đất nước trở nên tốt hơn…

------------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Soạn văn 10 bài: Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Đề thi học kì 1 lớp 10, Soạn bài lớp 10, Soạn văn 10 ngắn nhất mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Đánh giá bài viết
3 2.806
Sắp xếp theo

    Soạn Văn 10

    Xem thêm