Bài tập nâng cao Tiếng Việt 2 - Tuần 2: Luyện từ và câu
Bài tập nâng cao Tiếng Việt 2: Tuần 2
Bài tập nâng cao Tiếng Việt 2 - Tuần 2: Luyện từ và câu bao gồm chi tiết các bài tập về luyện từ để các em học sinh ôn tập tốt phần luyện từ và câu, hệ thống lại toàn bộ kiến thức đã học môn Tiếng Việt lớp 2 và ôn tập củng cố kiến thức cuối học kì 1 đạt kết quả cao.
Bài tập nâng cao Tiếng Việt 2
Tuần 2: Phần B – Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VÓN TỪ: TỪ NGỮ VỀ HỌC TẬP, DẤU CHẤM HỎI
1. Em kể tên các đồ vật phục vụ việc dạy – học có ở trong lớp học.
VD: bàn học sinh,…
2. “Sách Tiếng Việt” khác “vở Tiếng Việt” như thế nào?
3. Em đặt dấu chấm, hoặc dầu chấm hỏi vào cuối mỗi câu sau:
a) Cô bé vội vã ra đi
b) Bỗng cô bé gặp một cụ già râu tóc bạc phơ
c) Cháu đi đâu mà vội thế
d) Mẹ chỉ còn sống có hai mươi ngày nữa thôi ư
e) Mẹ cháu đã khỏi bệnh rồi
Hướng dẫn làm bài
1. Em quan sát kĩ các đồ vật trong lớp học của mình, rồi kể ra.
Ví dụ: bàn học sình, bàn giáo viên, ghế, bảng, phan, bản đồ, sách giáo khoa, vở ghi, bút bi, bút chì, thước, tẩy, …
2. – Muốn biết “sách Tiếng Việt” khác “vở Tiếng Việt” như thế nào, em phải phân biệt được nghĩa hai từ sách và vở.
(Sách: tập giấy đóng lại, có bìa bên ngoài, trong có in chữ để đọc, để học ; Vở: tập giấy trắng đóng lại, có bìa bên ngoài, dùng để viết, ghi bài học, làm bài tập).
– Sau đó, em nêu sự khác nhau giữa “sách Tiếng Việt” và “vở Tiếng Việt”. Cụ thể:
+ “Sách Tiếng Việt”: sách giáo khoa môn Tiếng Việt + “Vở Tiếng Việt”: vở ghi môn Tiếng Việt.
3. Dấu chấm dùng để đặt cuối câu kể và tả. Dấu chấm hỏi dùng đặt cuối câu hỏi. Từ đó, em thấy, trong 5 câu cho sẵn, hai câu c, d là câu hỏi. Dựa vào gợi ý này, em tự làm bài tập.
Ngoài Bài tập nâng cao Tiếng Việt 2 - Tuần 2: Luyện từ và câu trên, các em học sinh có thể tham khảo đề thi học kì 1 lớp 2, đề thi học kì 2 lớp 2 đầy đủ các môn, chuẩn bị cho các bài thi sắp tới đạt kết quả cao. Mời các em cùng tham khảo, luyện tập cập nhật thường xuyên.