Bài tập Toán lớp 3: Điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng

Bài tập toán lớp 3: Điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng là tài liệu ôn tập bổ ích với các bài tập Toán lớp 3 cơ bản, giúp các em học sinh luyện tập các dạng Toán lớp 3 trong chương trình sách giáo khoa mới 3 bộ Kết nối - Chân ttời - Cánh Diều, góp phần củng cố thêm kiến thức của các em giúp các em đạt kết quả tốt nhất trong các bài thi. Mời các em tham khảo toàn bộ kiến thức bài Điểm ở giữa trung điểm của đoạn thẳng lớp 3 bao gồm chi tiết các dạng Toán 3 sử dụng các hình vẽ kèm theo cách giải chi tiết nhất.

Bài tập toán lớp 3: Điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng

1. Mục tiêu bài học

Dưới đây là những kiến thức và kĩ năng các em cần nắm được sau bài giảng này:

  • Nhận biết điểm ở giữa của đoạn thẳng và trung điểm của đoạn thẳng.
  • Ôn tập các dạng toán xoay quanh phần kiến thức về đoạn thẳng.
  • Nhớ và áp dụng được tính chất của trung điểm của đoạn thẳng vào các bài tập.

2. Kiến thức cần nhớ

1. Khái niệm về điểm ở giữa:

Điểm ở giữa đoạn thẳng được hiểu là điểm nằm giữa hai điểm thẳng hàng.

- Cho 3 điểm A, B, C cùng nằm trên một đường thẳng:

  • Điểm B được gọi là điểm ở giữa của đoạn thẳng AC nếu A, B, C thẳng hàng theo thứ tự đó.

  • Ba điểm O, M, N thẳng hàng theo thứ tự O, M, N nên M là điểm ở giữa O và N
  • Ba điểm O, P, Q thẳng hàng theo thứ tự O, P, Q nên P là điểm ở giữa O và

2. Trung điểm của đoạn thẳng

Trung điểm của đoạn thẳng được hiểu là điểm ở giữa đoạn thẳng và chia đoạn thẳng lúc đầu thành 2 đoạn với chiều dài bằng nhau.

- Cho 3 điểm A, O, B cùng nằm trên 1 đường thẳng:

Điểm O được gọi là trung điểm của đoạn thẳng AB nếu đáp ứng 2 điều kiện:

  • O là điểm ở giữa A, B
  • O chia AB thành 2 đoạn thẳng bằng nhau: OA = OB

3. Tính chất trung điểm của đoạn thẳng

Trung điểm của đoạn thẳng còn được gọi bằng một cái tên khác đó là: điểm chính giữa của đoạn thẳng.

- Nếu O được gọi là trung điểm của đoạn MN, vậy OM = ON = MN : 2

- Một đường thẳng chỉ có duy nhất 1 điểm chính giữa ( trung điểm)

- Mỗi đường thẳng sẽ có nhiều điểm nằm giữa đường thẳng.

- Trung điểm luôn là điểm nằm giữa và có khoảng cách đều với 2 đầu của đoạn thẳng.

  • Khi O là trung điểm của MN, ta có: OM = ON

4. Ví dụ minh họa

- Điểm ở giữa: Điểm nằm giữa hai điểm thẳng hàng.

- Trung điểm của đoạn thẳng: Là điểm nằm chính giữa của hai điểm thẳng hàng.

Ví dụ:

Bài tập toán lớp 3: Điểm ở giữa

+ Điểm ở giữa:

A, O, B là ba điểm thẳng hàng, O là điểm ở giữa hai điểm A và B.

Bài tập toán lớp 3: Điểm ở giữa

+ Trung điểm của đoạn thẳng:

- M là điểm nằm giữa hai điểm A và B.

- Độ dài đoạn thẳng AM bằng độ dài đoạn thẳng MB: AM = MB = 4 cm.

M được gọi là trung điểm của đoạn thẳng AB.

3. Các dạng Toán lớp 3

Dạng 1: Xác định điểm nằm giữa hai điểm.

- Kiểm tra ba điểm có thẳng hàng hay không?

- Xác định điểm nằm giữa hai điểm còn lại.

Dạng 2: Xác định trung điểm của một đoạn thẳng.

- Kiểm tra một điểm có ở giữa hai điểm đã cho hay chưa?

- Kiểm tra độ dài các đoạn thẳng có bằng nhau hay không.

Dạng 3: Tìm độ dài các đoạn thẳng liên quan đến trung điểm.

Khi M là trung điểm của AB thì AM = MB.

4. Các bài tập Toán lớp 3

Dưới đây là hướng dẫn giải những bài tập cơ bản nhất trong sách giáo khoa bài Điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng, các bạn hãy nắm chắc các dạng bài này để có thể áp dụng vào các dạng bài nâng cao hơn nhé

1. Xác định trung điểm của đoạn thẳng (theo mẫu):

a) Mẫu : Xác định trung điểm của đoạn thẳng AB.

Bài tập toán lớp 3: Điểm ở giữa

– Đo độ dài đoạn thẳng AB: AB = 4cm.

– Chia đôi độ dài của đoạn thẳng AB: 4 : 2 = 2 (cm).

– Đặt thước sao cho vạch 0cm trùng với điểm A. Đánh dấu điểm M trên AB ứng với vạch 2cm của thước.

– M là trung điểm của đoạn thẳng AB.

b) Xác định trung điểm của đoạn thẳng CD.

Bài tập toán lớp 3: Điểm ở giữa

2. Thực hành: Gấp tờ giấy hình chữ nhật ABCD (theo hình vẽ) rồi đánh dấu trung điểm I của đoạn thẳng AB và trung điểm K của đoạn thẳng DC.

Bài tập toán lớp 3: Điểm ở giữa

(Gấp tờ giấy để đoạn thẳng AD trùng với đoạn thẳng BC)

(3) a) Cho hình chữ nhật ABCD (như hình vẽ dưới đây). Xác định rồi viết tên các trung điểm M, N, P, Q của các cạnh AB, BC, CD, DA ở hình chữ nhật ABCD.

b) Viết tiếp vào chỗ chấm (theo mẫu):

Bài tập toán lớp 3: Điểm ở giữa

BN =……………….

CP =………………..

DQ =………………..

Câu 1: Cho hình vẽ:

Ba điểm A, Z, C là ba điểm thẳng hàng. Đúng hay sai?

Toán lớp 3

A. Đúng

B. Sai

Đáp án:

Đáp án cần chọn là B. Sai.

Câu 2: P là điểm nằm giữa hai điểm nào?

Toán lớp 3 kì 2

A. Hai điểm A và B

B. Hai điểm C và D

C. Hai điểm O và I

D. Không nằm giữa hai điểm nào

Đáp án:

Ba điểm O, P, I thẳng hàng.

Điểm P nằm giữa hai điểm O và I.

Câu 3: Cho hình vẽ sau:

Toán lớp 3 học kì 2

U là trung điểm của đoạn thẳng TV. Đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Đáp án:

Vì U không nằm giữa T và V nên U không phải là trung điểm của đoạn thẳng TV.

Đáp án cần chọn là Sai.

Câu 4: Biết M là trung điểm của đoạn thẳng AB theo hình vẽ sau:

Toán lớp 3 kì 2

Đáp án:

M là trung điểm của đoạn thẳng AB nên AM = MB

Độ dài đoạn thẳng AM = 8 cm

Số cần điền vào dấu "?" là 8.

............................................

Bài tập toán lớp 3: Điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng được VnDoc biên soạn bao gồm đáp án chi tiết cho từng bài tập giúp các em học sinh luyện tập các dạng bài tập liên quan đến điểm nằm giữa, trung điểm của đoạn thẳng. Với bài tổng hợp cả Lý thuyết và bài tập cơ bản, là nội dung ôn tập môn Toán phù hợp với các em học sinh lớp 3 khi ở nhà.

Xem thêm:

Như vậy, VnDoc.com đã gửi tới các bạn Bài tập toán lớp 3: Điểm ở giữa. Trung điểm của đoạn thẳng. Ngoài ra, các em học sinh có thể tham khảo môn Toán lớp 3 nâng caobài tập môn Toán lớp 3 đầy đủ khác, để học tốt môn Toán hơn và chuẩn bị cho các bài thi đạt kết quả cao.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 3, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 3 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 3. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Đánh giá bài viết
64 40.014
Sắp xếp theo

    Bài tập Toán lớp 3

    Xem thêm