Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 12 bài 15: Phong trào dân chủ 1936-1939

Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 12 bài 15

VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc tài liệu Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 12 bài 15: Phong trào dân chủ 1936-1939, nội dung tài liệu gồm 49 câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh học tốt hơn môn Lịch sử. Mời thầy cô cùng các bạn học sinh tham khảo.

Phong trào dân chủ 1936-1939

Câu 1. Đặc điểm tình hình thế giới trong những năm 30 của thế kỉ XX là:

A. Khủng hoảng kinh tế diễn ra trong những năm cuối của thập niên 30 đã để lại hậu quá nghiêm trọng.

B. Chủ nghĩa phát xít xuất hiện là một xu thế phản động trong đời sông chính trị quốc tế.

C. Chiến tranh phát xít đã bùng nổ và lan rộng trên toàn cầu.

D. Tất cả các ý trên.

Câu 2. Đại hội VII Quốc tế cộng sản đã xác định nhiệm vụ trước mặt của cách mạng thế giới là gì?

A. Chống chủ nghĩa đế quốc

B. Chống chủ nghĩa thực dân

C. Chống chủ nghĩa phát xít

D. Chống chiến tranh

Câu 3. Năm 1937, ai giữ chức Toàn quyền Đông Dương?

A. Đờ Cu

B. Đờ Gôn

C. Lêon Blum

D. Brêviê

Câu 4. Tình hình nông nghiệp Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933?

A. Giá nông phẩm giảm mạnh, đất đai bị bỏ hoang.

B. Các đồn điền trồng lúa chuyển sang đồn điền trồng cây công nghiệp.

C. Tư bản Pháp đẩy mạnh hoạt động chiếm đất của nông dân, 2/3 nông dân không có ruộng đất cày cấy hoặc chỉ có ít ruộng.

D. Diện tích trồng cây cao su tăng nhanh, gấp 10 lần so với trước khủng hoảng.

Câu 5. Tình hình kinh tế Việt Nam những năm sau khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 là:

A. Kinh tế vẫn trì trệ, công nghiệp gần như tế liệt.

B. Thương nghiệp đần được phục hồi, chủ yếu là hoạt động xuất khẩu nông phẩm và khoáng sản.

C. Kinh tế từng bước phục hồi và phát triển theo hướng tập trung vào các ngành phục vụ cho nhu cầu chiến tranh.

D. Kinh tế dân tộc phát triển, khả năng độc lập cao, kỹ thuật được cải tiến.

Câu 6. Tình hình giai cấp công nhân và tiểu tư sản Việt Nam trong những năm 1936- 1939?

A. Lương thấp, nạn thất nghiệp đe dọa,

B. Chịu cảnh tô cao, thuế nặng, đời sổng hết sức bấp bênh.

C. Bị tư bản Pháp tìm cách chèn ép, cản trở mọi hoạt động kinh doanh.

D. Tất cá các ý trên.

Câu 7. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 7/1937) đã xác định nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là gì?

A. Nhiệm vụ phản đế.

B. Nhiệm vụ phản phong.

C. Nhiệm vụ phản đế, phản phong.

D. Nhiệm vụ chống chế độ phản động thuộc địa, chống chủ nghĩa phát xít.

Câu 8. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7 - 1936) họp ở đâu, ai chủ trì?

A. Thượng Hải (Trung Quốc), Hà Huy Tập.

B. Hương Cảng (Trung Quốc), Nguyễn Ái Quốc.

C. Ma Cao (Trung Quốc), Nguyễn Văn Cừ.

D. Thượng Hải (Trung Quốc), Lê Hồng Phong.

Câu 9. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương chù trương thành lập mặt trận nào?

A. Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương.

B. Mặt trận thống nhất dân tộc phản, đế Đông Dương.

C. Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.

D. Mặt trận Việt Nam độc lập Đồng minh.

Câu 10. Phong trào Đông Dương đại hội Đảng ta đã vận dụng hình thức đấu tranh nào?

A. Công khai, hợp pháp.

B. Bất hợp pháp.

C. Bán công khai, bán hợp pháp.

D. Công khai, bất hợp pháp.

Câu 11. Phong trào Đông Dương đại hội khởi đầu ở khu vực nào?

A. Bắc Kì.

B. Trung Kì.

C. Nam Kì.

D. Trung Kì và Nam Kì.

Câu 12. Ngày hội truyền thống của công nhân mỏ xuất phát từ sự kiện gì?

A. Ngày 20/1/1936, công nhân mỏ than Hòn Gãi, Cẩm Phả, công nhân mỏ thiếc Tĩnh Túc đấu tranh đòi tăng lương, giảm giờ làm.

B. Ngày 13/11/1936, công nhân mỏ than Phấn Mễ, Hòn Gai, Cẩm Phả đấu tranh đòi tăng lương thêm 25%.

C. Ngày 21/3/1936, công nhân mở than Phấn Mễ, công nhân mỏ thiếc Tĩnh Túc, đấu tranh đòi tăng lương thêm 25 %.

D. Ngày 23/11/1936, công nhân mỏ than Hòn Gai, Cẩm Phả, Mông Dương đấu tranh đòi tăng lương thêm 25%.

Câu 13. Mục tiêu đấu tranh của phong trào cách mạng 1936 - 1939 là:

A. Chống đế quốc, đòi độc lập.

B. Chống phát xít và nguy cơ chiến tranh; đòi dân sinh, dân chủ, hòa bình.

C. Chống phong kiến tay sai, tịch thu ruộng đất của địa chủ, đế quốc chai cho dân cày.

D. Đòi quyền tự trị cho Đông Dương.

Câu 14. Tên gọi Mặt trận Dân chủ Đông Dương được hình thành từ khi nào?

A. Tháng 7/1936.

B. Tháng 3/1938.

C. Tháng 3/1936.

D. Tháng 7/1938.

Câu 15. Ngày 1/5/1938 có sự kiện gì xảy ra?

A. Cuộc mít tinh khổng lồ chào mừng ngày Quốc tế Lao động của nhân dân tại khu vực nhà Đấu Xảo.

B. Cuộc mít tinh khổng lồ có 2,5 vạn người tham gia tại khu vực nhà Đấu Xảo.

C. Nhiều cuộc biểu tình nổ ra trên quy mô cả nước.

D. Cuộc bãi công công nhân xe lửa Nam Đông Dương có sự hỗ trợ của công nhân xe lửa Trường Thi Hà Nội.

Câu 16. Năm 1937, trên cả nước có bao nhiêu cuộc bãi công của công nhân?

A. 370.

B. 350.

C. 400.

D. 361.

Câu 17. Lực lượng tham gia phong trào cách mạng 1936 - 1939 có điểm gì khác biệt so với phong trào 1930- 1931?

A. Lực lượng tham gia phong trào 1936 - 1939 là công nhân, nông dân, binh lính còn phong trào 1930 - 1931 chủ yếu là công nhân.

B. Lực lượng tham gia trong phong trào 1936 - 1939 là công nhân, tiểu tư sản còn phong trào 1930 – 1931 chủ yếu là nông nhân.

C. Lực lượng tham gia trong phong trào 1936 - 1939 là công nhân, nông dân và học sinh trong các đô thị lớn còn phong trào 1930 - 1931 chủ yếu là công nhân.

D. Lực lượng tham gia phong trào 1936 - 1939 là đông đào quần chúng nhân dân lao động, tiểu tư sản, trí thức... còn phong trào 1930 - 1931 chủ yếu là công - nông.

Câu 18. Vì sao tháng 9/1938, thực dân pháp phải bỏ dự án tăng thuế thân và thuế điền thổ?

A. Do Chính phủ Bình dân Pháp không phê chuẩn kế hoạch này.

B. Do Chính quyền thuộc địa cần tập trung đối phó với các phong trào đấu tranh liên tục của giai cấp công - nông trên cả nước.

C. Do sự phản đối của các nghị viện trong Viện dân biểu và do áp lực phong trào đấu tranh đòi dân chủ dân sinh của đông đảo quần chúng nhân dân.

D. Do dự án này có ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của một chủ đồn điền người Pháp và bộ phận tư sản Việt Nam thân Pháp.

Câu 19. Trong những năm 1937 - 1939, ta đã giành thắng lợi trong các cuộc vận động tranh cử nào?

A. Cuộc tranh cử vào Viện dân biểu Trung kì, Viện dân biểu Bắc kì Hội đồng quản hạt Nam kì.

B. Cuộc tranh cử vào Viện dân biểu Bắc kì, Viện dân biểu Trung kì Hội đồng kinh tế - lí tài Đông Dương.

C. Cuộc tranh cử vào Viện dân biểu Trung kì, Hội đồng kinh tế lí tài Đông Dương.

D. Cuộc tranh cử vào Viện dân biểu Nam kì, Viện dân biểu Bắc kì, Viện dân biểu Trung kì.

Câu 20. Sau cuộc khủng hoảng kinh tế 1929-1933, chủ nghĩa phát xít đã lên năm chính quyền ở các quốc gia:

A. Đức, Pháp, Nhật.

B. Đức, Tây Ban Nha, Italia.

C. Đức, Italia, Nhật.

D. Đức, Áo- Hung.

Câu 21. Chủ nghĩa phát xít có đặc điểm nào để phân biệt với chủ nghĩa tư bản?

A. Độc tài, tàn bạo nhất, sô vanh nhất.

B. Bóc lột thậm tệ đối với công nhân.

C. Đế quốc chủ nghĩa nhất của bọn tư bản tài chính.

D. Câu A và C đúng.

Câu 22. Đại hội Quốc tế Cộng sản lần thứ VII họp vào thời gian nào? ở đâu?

A. Tháng 6 - 1934 tại Ma Cao (Trung Quốc).

B. Tháng 7 - 1935 tại Mátxcơva (Liên Xô).

C. Tháng 3 - 1935 tại Ma Cao (Trung Quốc).

D. Tháng 7 - 1935 tại Ianta (Liên Xô).

Câu 23. Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản đã xác định kẻ thù nguy hiểm trước mắt của nhân dân thế giới là bọn nào?

A. Chủ nghĩa đế quốc, thực dân.

B. Chủ nghĩa quân phiệt và chủ nghĩa đế quốc.

C. Không phải là chủ nghĩa đế quốc nói chung mà là chủ nghĩa phát xít.

D. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc.

Câu 24. Tại Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản, đoàn đại biểu Đảng cộng sản Đông Dương do ai dẫn đầu đến dự đại hội?

A. Nguyễn Ái Quốc.

B. Nguyễn Đức Cảnh.

C. Nguyễn Văn Cừ.

D. Lê Hồng Phong.

Câu 25. Trong năm 1936, ở Châu Âu, Mặt trận nhân dân thắng cử vào Nghị viện và lên cầm quyền ở nước:

A. Đức.

B. Pháp.

C. Anh.

D. Tây Ban Nha.

Câu 26. Một số tù chính trị ở Việt Nam được thả ra đã nhanh chóng tìm cách hoạt động trở lại. Đó là nhờ chính sách của tổ chức nào?

A. Mặt trận nhân dân Pháp.

B. Mặt trận nhân dân Liên Xô.

C. Quốc tế Cộng sản.

D. Thực dân Pháp.

Câu 27. Những sự kiện nào sau đây có liên quan đến cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939?

A. Nghị quyết Đại hội lần thứ VII của Quốc tế Cộng sản.

B. Thực dân đàn áp dã man Xô viết Nghệ - Tĩnh.

C. Thắng lợi của Mặt trận nhân dân Pháp năm 1938.

D. Câu A và C đúng.

Câu 28. Căn cứ vào tình hình thế giới, trong nước và tiếp thu đường lối của Quốc tế Cộng sản, Đảng Cộng sản Đông Dương nhận định kẻ thù trước mắt của nhân dân Đông Dương là bọn nào?

A. Thực dân Pháp.

B. Bọn phản động thuộc địa cùng bè lũ tay sai.

C. Phong kiến tay sai.

D. Phát xít Nhật.

Câu 29. Nhiệm vụ cách mạng được Đảng ta xác định trong thời kì 1936 - 1939 là:

A. Đánh đuổi đế quốc Pháp, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập.

B. Tịch thu ruộng đất của địa chủ phong kiến chia cho dân cày.

C. Chống phát xít, chống chiến tranh đế quốc, chống bọn phản động thuộc địa, đòi tự do, dân chủ, cơm áo, hòa bình.

D. Chống Phát xít Nhật.

Câu 30. Ngay từ năm 1936, Đảng ta đề ra chủ trương thành lập mặt trận với tên gọi là:

A. Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương.

B. Mặt trận nhân dân phản đế Đông Dương.

C. Mặt trận dân chủ Đông Dương.

D. Mặt trận Việt Minh.

Câu 31. Đến tháng 3 - 1938, tên gọi của mặt trận ở Đông Dương là gì?

A. Mặt trận dân chủ thống nhất Đông Dương.

B. Mặt trận thống nhất phản đế Đông Dương.

C. Mật trận nhân dân phản đế Đông Dương.

D. Mặt trận Việt Minh.

Câu 32. Hình thức và phương pháp đấu tranh trong thời kì 1936 - 1939 diễn ra như thế nào?

A. Hợp pháp và nửa hợp pháp, công khai và nửa công khai.

B. Kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.

C. Lợi dụng tình hình thế giới và trong nước đấu tranh công khái đối mặt với kẻ thù.

D. Đấu tranh trên lĩnh vực nghị trường là chủ yếu.

Câu 33. Phong trào Đông Dương đại hội diễn ra trong thời gian nào?

A. Từ năm 1936 đến năm 1939.

B. Từ cuối năm 1936 đến cuối năm 1937.

C. Từ giữa năm 1936 đến tháng 3 năm 1938.

D. Từ giữa năm 1936 đến tháng 9 năm 1936.

Câu 34. Cuộc mít tinh lớn nhất trong cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 diễn ra vào thời gian nào? Ở đâu?

A. Vào ngày 1 - 8 - 1936, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội).

B. Vào ngày 1 - 5 - 1938, tại Vinh - Bến Thủy.

C. Vào ngày 1 - 5 - 1939 tại Hà Nội.

D. Vào ngày 1 - 5 - 1938, tại nhà Đấu Xảo - Hà Nội.

Câu 35. Tác phẩm “Vấn đề dân cày” của Qua Ninh và Vân Đình được in và phát hành rộng rãi trong cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939. Vậy Qua Ninh và Vân Đinh là ai?

A. Sóng Hồng và Xuân Thủy.

B. Nguyễn Ái Quốc và Phạm Văn Đồng.

C. Trường Chinh và Võ Nguyên Giáp.

D. Trần Phú và Hà Huy Tập.

Câu 36. Trong cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939, có hai sự kiện tiêu biểu nhất, đó là hai sự kiện nào?

A. Phong trào Đại hội Đông Dương và phong trào đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ.

B. Phong trào đấu tranh trên lĩnh vực báo chí và nghị trường.

C. Phong trào đón Gôđa và đấu tranh nghị trường.

D. Phong trào báo chí và đòi dân sinh dân chủ.

Câu 37. Nét nồi bật nhất của cuộc vận động dân chủ 1936 - 1939 là gì?

A. Uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng và ăn sâu trong quần chúng nhân dân.

B. Tư tưởng và chủ trương của Đảng được phổ biến, trình độ chính trị và công tác của đảng viên được nâng cao.

C. Tập họp được một lực lượng công - nông hùng mạnh.

D. Đảng đã tập hợp được một lực lượng chính trị của quần chúng đông đảo và sử dụng hình thức, phương pháp đấu tranh phong phú.

Câu 38. Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ VII (7 - 1935) đã có những chủ trương gì?

A. Thành lập Đảng Cộng sản ở mỗi nước.

B. Thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước.

C. Thành lập Mặt trận nhân dần ở các nước tư bản.

D. Thành lập Mặt trận nhân dân ở các nước thuộc địa.

Câu 39. Mặt trận nhân dân Pháp do Đảng Cộng sản làm nòng cốt, thắng cử vào nghị viện và lên cầm quyền vào năm nào?

A. 1935

B. 1936

C. 1937

D. 1938

Câu 40. Đảng ta chuyển hướng chỉ đạo sách lược trong thời kì 1936 - 1939 dựa trên cơ sở nào?

A. Đường lối nghị quyết của Quốc tế Cộng sản.

B. Tình hình thực tiễn của Việt Nam.

C. Tình hình thế giới và trong nước có sự thay đổi.

D. Đảng Cộng sản Đông Dương phục hồi và hoạt động mạnh.

Câu 41. Khẩu hiệu đấu tranh của thời kì cách mạng 1936 - 1939 là:

A. "Đánh đổ đế quốc Pháp - Đông Dương hoàn toàn độc lập".

B. "Tịch thu ruộng đất của địa chủ chia cho dân cày".

C. "Độc lập dân tộc", "Người cày có ruộng".

D. "Chống phát xít chống chiến tranh, đòi tự do dân chủ, cơm áo hòa bình".

Câu 42. Tháng 8 - 1936, Đảng chủ trương phát động phong trào:

A. Đông Dương Đại hội.

B. Phong trào đòi dân sinh dân chủ.

C. Vận động người của Đảng vào Viện dân biểu.

D. Mít tinh diễn thuyết thu thập "dân nguyện".

Câu 43. Mít tinh biểu tình đưa "dân nguyện" đó là hình thức đấu tranh của phong trào:

A. Đông Dương Đại hội.

B. Phong trào "đón rước Gôđa".

C. Phong trào "đón rước Gôđa" đoàn phái viên của chính phủ Pháp.

D. Phong trào "đón rước Gôđa" đoàn phái viên của chính phủ Pháp và toàn quyền mới xứ Đông Dương.

Câu 44. Cuộc đấu tranh công khai, hợp pháp trong những năm 1936 - 1939 thực sự là:

A. Một cao trào cách mạng dân tộc dân chủ.

B. Một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc.

C. Một cuộc đấu tranh giai cấp.

D. Một cuộc tuyên truyền vận động chủ nghĩa Mác - Lênin.

Câu 45. Điều nào không phải chính sách của chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp năm 1936 đối với các thuộc địa?

A. Cho phép lập Hội ái hữu.

B. Giải quyết vấn đề ruộng đất cho nhân dân.

C. Ân xá chính trị phạm.

D. Cho phép xuất bản báo chí.

Câu 46. Cuộc mít tinh khổng lồ của 2 vạn rưỡi người diễn ra tại nhà Đấu Xảo - Hà Nội vào ngày nào?

A. 1 . 5 - 1930

B. 1 - 5 - 1935

C. 1 - 5 – 1938

D. 1 - 5 – 1939

Câu 47. Hình thức đấu tranh chủ yếu của phong trào "Đông Dương đại hội là gì?

A. Tuần hành.

B. Mít tinh.

C. Đưa dân nguyện.

D. Diễn thuyết.

Câu 48. Kết quả lớn nhất của phong trào dân chủ 1936 - 1939 là:

A. Chính quyền thực dân phải nhượng bộ, cải thiện một phân quyên dân sinh, dân chủ.

B. Quần chúng được tập dượt đấu tranh dưới nhiêu hình thức.

C. Thành lập Mặt trận dân chủ nhân dân đoàn kết rộng rãi các tầng lớp.

D. Quần chúng được tổ chức và giác ngộ, Đảng được tôi luyện, tích lũy kinh nghiệm xây dựng mặt trận thống nhất.

Câu 49. Vì sao cao trào dân chủ 1936 - 1939 được xem là cuộc tập dượt lần thứ hai chuẩn bị cho thắng lợi của Cách mạng tháng Tám 1945?

A. Uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng, trình độ của Đảng viên được nâng cao.

B. Tư tưởng và chủ trương của Đảng được phô biên rộng rãi.

C. Tập dượt cho quần chúng đấu tranh chính trị, thành lập một đội quân chính trị rộng lớn tập hợp xung quanh Đảng.

D. Tất cả các vấn đề trên.

Đáp án Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 12

Câu

Đáp án

Câu

Đáp án
1D26A
2C27A
3D28B
4C29C
5C30A
6A31A
7C32A
8D33C
9C34D
10A35C
11C36A
12D37D
13B38B
14B39B
15B40A
16C41D
17D42A
18C43A
19B44A
20C45B
21D46C
22B47B
23C48D
24D49D
25B
--------------------------------------------

Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Bài tập trắc nghiệm Lịch sử 12 bài 15: Phong trào dân chủ 1936-1939. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Lịch sử lớp 12, Địa lý lớp 12, Thi thpt Quốc gia môn Văn, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử, Thi thpt Quốc gia môn Địa lý mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm Lịch sử 12

    Xem thêm