Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Cảm xúc mùa thu lớp 10

VnDoc xin trân trọng giới thiệu bài Lý thuyết Ngữ văn 10: Cảm xúc mùa thu được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết nhằm giúp ích cho các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 10. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết tài liệu dưới đây.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

1/ Tìm hiểu chung bài thơ Cảm xúc mùa thu

a/ Tác giả

- Đỗ Phủ (712 -770) là một nhà thơ nổi tiếng thời nhà Đường

- Ông là nhà thơ hiện thực lớn nhất trong thơ ca cổ Trung Quốc được mệnh danh là "thi Thánh", thơ được gọi là "thi sử"

- Ông chỉ có một mong muốn là có một chức quan nho nhỏ để giúp vua giúp nước thế nhưng lại không được

- Nhà thơ qua đời trong cảnh đói rét và bệnh tật trên một chiếc thuyền, để lại cho hậu thế khoảng 1500 bài thơ.

- Được Nguyễn Du tôn vinh là "Bậc thầy muôn đời của văn chương muôn đời"

b/ Tác phẩm

- Hoàn cảnh sáng tác: cảm xúc mùa thu là bài thơ thu hứng thứ nhất trong chùm thơ thu hứng của ông. Bài thơ được sáng tác vào năm 766 khi ấy ông đang đưa gia đình chạy loạn.

- Thể thơ: thất ngôn bát cú đường luật

- Bố cục: 2 phần

+ Phần 1: 4 câu đầu: Khung cảnh mùa thu

+ Phần 2: 4 câu sau: Nỗi niềm thi nhân

2/ Đọc - hiểu văn bản Cảm xúc mùa thu

a/ Bốn câu thơ đầu

- Hình ảnh:

+ Rừng phong: sương móc trắng xóa → Sắc thu tiêu điều, bi thương, tàn tạ

+ Địa danh: Núi Vu, kẽm Vu → vùng núi hùng vĩ, hiu hắt, hiểm trở

+ Lòng sông: sóng dữ dội

+ Cửa ải: mây âm u sà giáp mặt đất. → Hình ảnh vận động đối lập, cường điệu

⇒ Ngòi bút chấm phá, tả cảnh ngụ tình, bằng những yếu tố gợi buồn khiến lòng người cũng buồn như cảnh.

b/ Bốn câu thơ sau

- Khóm cúc nở hoa hai lần, con thuyền lẻ loi, tiếng chày đập vải -> Gắn với mối tình nhà khiến lòng khách xa xứ thêm sầu não

- Động từ

+ Khai tha nhật lệ: nở ra nước mắt

+ Hệ cố viên tâm: buộc vào trái tim

- Số từ:

+ Lưỡng: hai, số nhiều

+ Nhất: một, duy nhất, mãi mãi

- Tầm nhìn thay đổi từ xa đến gần, tâm trạng cô đơn lẻ loi buồn nhớ của tác giả

- Hai câu cuối: đột ngột, dồn dập âm thanh của tiếng dao, thước, tiếng chày → nỗi buồn nhớ quê, nhớ người khiến lòng thêm ảo não, lo âu cho đất nước

⇒ Bài thơ không miêu tả trực tiếp xã hội nhưng vẫn mang ý nghĩa hiện thực sâu sắc và chan chứa tình đời

---------------------------------------

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 9 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Với nội dung bài Cảm xúc mùa thu các bạn học sinh cùng quý thầy cô chắc hẳn đã nắm vững được nội dung kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được về hoàn cảnh sáng tác, giá trị nghệ thuật và nhân đạo, bài học được rút ra từ tác phẩm Cảm xúc mùa thu ...

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Ngữ văn 10: Cảm xúc mùa thu. Hi vọng qua bài viết này bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn môn Ngữ văn lớp 10. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn có thể xem thêm chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 10, Soạn văn 10 ngắn gọn, Soạn văn 10 siêu ngắn, Văn mẫu lớp 10, Soạn văn 10. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Để giúp bạn đọc có thể giải đáp được những thắc mắc và trả lời được những câu hỏi khó, VnDoc.com mời bạn đọc cùng đặt câu hỏi tại mục hỏi đáp học tập nhé.

Đánh giá bài viết
2 5.057
Sắp xếp theo

    Lý thuyết Ngữ Văn 10 KNTT

    Xem thêm