Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Ôn tập văn học dân gian Việt Nam

VnDoc xin giới thiệu bài Lý thuyết Ngữ văn 10: Ôn tập văn học dân gian Việt Nam được chúng tôi sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo để giảng dạy và học tập tốt Ngữ văn lớp 10. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu dưới đây.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết

Bài: Ôn tập văn học dân gian Việt Nam

Câu 1: Thể loại và đặc trưng của văn học dân gian Việt Nam

Bảng tổng hợp các thể loại văn học dân gian

Truyện dân gian

Câu nói dân gian

Thơ ca dân gian

Sân khấu dân gian

Thần thoại

Sử thi

Truyền thuyết

Truyện cổ tích

Truyện ngụ ngôn

Truyện cười

Truyện thơ

Tục ngữ

Câu đố

Ca dao- Dân ca

Câu đố

Chèo

Tuồng

Cải lương

Múa rối cạn

Múa rối nước

Câu 2: Bảng tổng hợp so sánh các thể loại văn học dân gian Việt Nam

lý thuyết văn 10

Câu 3: Nội dung và nghệ thuật của ca dao

a/ Nội dung

Có 3 loại: ca dao than thân, ca dao yêu đương tình nghĩa và ca dao hài hước

- Ca dao than thân:

+ Thường là lời của người phụ nữ trong xã hội Phong kiến xưa.

+ Thân phận của họ thường bị phụ thuộc vào những người khác trong xã hội, giá trị phẩm chất của họ không được người ta biết đến và trân trọng.

+ Thân phận ấy thường được so sánh như: củ ấu gai, tấm lụa đào, hạt mưa, miếng cau khô, cái giếng…

- Ca dao yêu thương, tình nghĩa:

+ Đề cập đến tình bạn cao đẹp, tình yêu đôi lứa (với những cung bậc phong phú như nhớ thương, hờn giận…), tình cảm gia đình, tình nghĩa thủy chung của con người trong cuộc sống,…)

+ Ca dao yêu thương, tình nghĩa thường gắn với những biểu tượng như cái khăn, chiếc cầu,… vì đây là những vật, những nơi mà nam nữ thường có nhiều kỉ niệm. Cái khăn là kỉ vật luôn đi cùng người con gái. Nó mang theo hơi ấm của người yêu. Chiếc cầu là nơi nam nữ hẹn hò tâm sự.

+ Ca dao tình nghĩa còn thường sử dụng những ước lệ như cây đa, bến nước, con thuyền, gừng cay, muối mặn… Vì đó là những hình ảnh vừa gần gũi, quen thuộc với người bình dân vừa biểu tượng cho sự chia li, chờ đợi hay cho những ước muốn, khát khao về sự thủy chung tình nghĩa của con người.

- Ca dao hài hước

Tiếng cười tự trào

Tiếng cười phê phán

Tiếng cười tự trào (tự cười mình) là tiếng cười lạc quan yêu đời của người lao động. Họ đã lấy chính cái nghèo của mình để tự trào một cách hồn nhiên, hóm hỉnh. Dù cuộc sống nghèo hèn nhưng họ đã vượt lên để sống một cách lạc quan bằng cách "thi vị hóa" cuộc sống của mình.

Tiếng cười hướng vào những thói xấu trong một bộ phận quần chúng nhân dân nhằm đả kích, cải biến nó hoặc tiêu diệt nó (những hạng người lười nhác, ham ăn, những thầy bói dởm, những quan lại bất tài, những người phụ nữ đỏng đảnh, trăng hoa...)

- Ca dao hài hước là sản phẩm của tâm hồn lạc quan yêu đời của người lao động. Nó nảy sinh ngay từ trong cuộc sống vất vả, khốn khó và bộn bề lo toan của người nông dân → Đáng được trân trọng.

b/ Các biện pháp nghệ thuật thường sử dụng trong ca dao

- Thường lặp lại các mô thức mở đầu : thân em, em như, cô kia, ước gì,…

- Sử dụng nhiều các mô típ biểu tượng : gừng cay – muối mặn, con đò, bến đợi, ngọn đèn, tấm khăn, cái cầu,...

- Sử dụng phổ biến các biện pháp so sánh, ẩn dụ, cường điệu, tương phản đối lập.

- Sử dụng các thể thơ quen thuộc của dân gian (chủ yếu là lục bát).

- Ngôn ngữ mang tính chất lời ăn tiếng nói hàng ngày, tuy rất đời thường nhưng mang nhiều hàm nghĩa sâu sắc… Các biện pháp nghệ thuật này có khá nhiều điểm khác với nghệ thuật thơ của văn học viết. Lí do của sự khác biệt đó là do ca dao, là sản phẩm, là tiếng nói của cộng đồng. Tập thể sáng tác bao giờ cũng có xu hướng tìm những cách thức diễn đạt có tính phổ biến chung. Trong khi đó những sáng tác của văn học viết lại in đậm những dấu ấn cá nhân (luôn có xu hướng tìm cách diễn đạt mới, lạ lẫm để thu hút độc giả và để tạo ra những “ấn tượng nghệ thuật” riêng)

---------------------------------------

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 10, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 9 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 10. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Với nội dung bài Ôn tập văn học dân gian Việt Nam các bạn học sinh cùng quý thầy cô cần nắm vững kiến thức về đặc điểm, vai trò, ý nghĩa của văn học dân gian Việt Nam...

Trên đây VnDoc đã giới thiệu nội dung bài Lý thuyết Ngữ văn 10: Ôn tập văn học dân gian Việt Nam. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Lý thuyết môn Ngữ Văn 10, Tóm tắt tác phẩm môn Ngữ Văn lớp 10, Trắc nghiệm Văn 10, Tác giả - Tác phẩm Ngữ Văn 10, Văn mẫu lớp 10, Soạn văn 10. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lý thuyết Ngữ Văn 10 KNTT

    Xem thêm