Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Câu hỏi ôn tập và hướng dẫn làm bài văn bản Vượt thác

Câu hỏi ôn tập bài Vượt thác - Ngữ Văn lớp 6

Câu hỏi ôn tập và hướng dẫn làm bài văn bản Vượt thác được VnDoc sưu tầm và giới thiệu với các bạn để tham khảo giúp học tập tốt môn Ngữ Văn lớp 6, chuẩn bị cho bài giảng sắp tới đây của mình. Chúc các bạn học tốt và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới.

1. Em hãy cho biết điểm nhìn quan sát, miêu tả của tác giả trong văn bản Vượt thác là ở đâu? Vị trí đó có thích hợp không, vì sao?

2. Cảnh dòng sông và hai bên bờ qua sự miêu tả ở trong bài đã đổi thay như thế nào theo từng chặng đường của con thuyền? Hãy nhận xét về điều đó?

3. Ở đoạn đầu và đoạn cuối của bài có hai hình ảnh miêu tả những cây cổ thụ trên bờ sông. Đó là các hình ảnh nào? Chỉ ra đặc điểm khác nhau của các hình ảnh những cây cổ thụ đó? (sự khác nhau về biện pháp nghệ thuật, ý nghĩa của hình ảnh)

4. Cho đoạn văn sau:

“Những động tác thả sào, rút sào nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư vượt thác khác hẳn Dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng, dạ dạ.”

a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào, tác giả là ai?

b. Nêu xuất sứ của văn bản chứa đoạn trích trên?

c. Đoạn trích trên có nội dung là gì?

d. Nhân vật Dượng Hương Thư được khắc họa với những đặc điểm nổi bật nào, em hãy chỉ rõ?

e. Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật có trong đoạn văn và nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó?

5. Hai bài Sông nước Cà Mau và Vượt thác tuy đều miêu tả cảnh sông nước nhưng phong cảnh thiên nhiên ở mỗi bài lại có những nét riêng và nghệ thuật miêu tả của mỗi nhà văn cũng vậy. Em hãy chỉ ra nét riêng đó trong mỗi văn bản?

Hướng dẫn làm bài

1. Em hãy cho biết điểm nhìn quan sát, miêu tả của tác giả trong văn bản Vượt thác là ở đâu? Vị trí đó có thích hợp không, vì sao?

- Điểm nhìn quan sát, miêu tả: trên con thuyền đi giữa sông.

- Vị trí đó thích hợp vì: Đó là vị trí có thể quan sát trực tiếp được sự thay đổi của cảnh vật, có thể nhìn bao quát ra chung quanh và là vị trí mang lại nhiều trải nghiệm chân thực nhất trong cuộc vượt thác.

2. Cảnh dòng sông và hai bên bờ qua sự miêu tả ở trong bài đã đổi thay như thế nào theo từng chặng đường của con thuyền? Hãy nhận xét về điều đó?

Trả lời:

Trình tự

Khúc sông

Hình ảnh hai bên bờ

1

Ngã ba sông

những bãi dâu trải ra bạt ngàn

2

Gần thác

những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước

3

Trong khu vực thác

nước từ trên cao phóng xuống hai vách đá dựng đứng

4

Phía trên của thác

núi cao sừng sững, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp, qua nhiều lớp núi, đồng ruộng mở ra

- Cảnh dòng sông có sự thay đổi liên tục, ở mỗi chặng đường khung cảnh không giống nhau.

3. Ở đoạn đầu và đoạn cuối của bài có hai hình ảnh miêu tả những cây cổ thụ trên bờ sông. Đó là các hình ảnh nào? Chỉ ra đặc điểm khác nhau của các hình ảnh những cây cổ thụ đó? (sự khác nhau về biện pháp nghệ thuật, ý nghĩa của hình ảnh)

Trả lời:

  • Dọc sông, những chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước.
  • Dọc sườn núi, những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp nom xa như những cụ già vung tay hô đám con cháu tiến về phía trước.
  • Với câu trước, tác giả sử dụng biện pháp nhân hoá hình ảnh chòm cổ thụ dáng mãnh liệt đứng trầm ngâm lặng nhìn xuống nước (chuyển nghĩa theo biện pháp ẩn dụ): thiên nhiên như cùng có tâm trạng lo lắng trước thử thách mà những người trên thuyền sắp phải đương đầu.
  • Với câu sau, tác giả sử dụng biện pháp so sánh hình ảnh những cây to mọc giữa những bụi lúp xúp như những cụ già vung tay hô đám con cháu (chuyển nghĩa theo cơ chế hoán dụ): thiên nhiên như cũng phấn khích trước niềm vui chinh phục và chiến thắng những thử thách cam go để tiến về phía trước.

4. Cho đoạn văn sau:

“Những động tác thả sào, rút sào nhanh như cắt. Thuyền cố lấn lên. Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc, các bắp thịt cuồn cuộn, hai hàm răng cắn chặt, quai hàm bạnh ra, cặp mắt nảy lửa ghì trên ngọn sào giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ. Dượng Hương Thư vượt thác khác hẳn Dượng Hương Thư ở nhà, nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng, dạ dạ.”

a. Đoạn văn trên trích từ văn bản nào, tác giả là ai?

b. Nêu xuất sứ của văn bản chứa đoạn trích trên?

c. Đoạn trích trên có nội dung là gì?

d. Nhân vật Dượng Hương Thư được khắc họa với những đặc điểm nổi bật nào, em hãy chỉ rõ?

e. Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật có trong đoạn văn và nêu tác dụng của các biện pháp nghệ thuật đó?

Trả lời:

a. - Đoạn văn trên trích từ văn bản Vượt thác

- Tác giả: Võ Quảng

b. Xuất sứ: Văn bản Vượt thác được trích từ chương XI của truyện Quê nội của nhà văn Võ Quảng

c. Nội dung chính: Đoạn văn miêu tả cảnh Dượng Hương Thư đối đầu với thác dữ.

d. Nhân vật Dượng Hương Thư chủ yếu được khắc họa ở hai phương diện:

  • Ngoại hình (vẻ đẹp cường tráng, gân guốc, dũng mãnh):
    • Đánh trần
    • Như pho tượng đồng đúc
    • Các bắp thịt cuồn cuộn
    • Hai hàm răng cắm chặt
    • Quai hàm bạnh ra
    • Cặp mắt nảy lửa…
  • Hành động (nhanh, mạnh, dứt khoát)
    • Co người phóng sào
    • Ghì chặt đầu sào
    • Thả sào, rút sào rập ràng nhanh như cắt

e. Các biện pháp nghệ thuật chủ yếu:

- So sánh

“Những động tác thả sào... như cắt”

“Dượng Hương Thư như một pho tượng đồng đúc”

“giống như một hiệp sĩ của Trường Sơn oai linh hùng vĩ.”

- Tác dụng:

+ Gợi vẻ đẹp dũng mãnh, đầy sức mạnh của Dượng Hương Thư.

+ Gợi liên tưởng đến vẻ đẹp huyền thoại của những người anh hùng xưa với tầm vóc và sức mạnh phi thường.

- Thủ pháp đối lập:

Dượng Hương Thư vượt thác khác hẳn Dượng Hương Thư ở nhà, "nói năng nhỏ nhẻ, tính nết nhu mì, ai gọi cũng vâng vâng, dạ dạ.”

- Tác dụng: khẳng định một phẩm chất đáng quý của người lao động: khiêm tốn, nhu mì đến nhút nhát trong cuộc đời thường, nhưng lại dũng mãnh, nhanh nhẹn, quyết liệt trong công việc, trong khó khăn, thử thách.

5. Hai bài Sông nước Cà Mau và Vượt thác tuy đều miêu tả cảnh sông nước nhưng phong cảnh thiên nhiên ở mỗi bài lại có những nét riêng và nghệ thuật miêu tả của mỗi nhà văn cũng vậy. Em hãy chỉ ra nét riêng đó trong mỗi văn bản?

Cảnh Sông nước Cà Mau có vẻ đẹp rộng lớn, hùng vĩ, gợi về cái sức sống đầy hoang dã. Cảnh sông ngòi chằng chịt và cảnh chợ nổi Năm Căn tấp nập, trù phú cũng là những nét riêng về phong cảnh trong tác phẩm này. Những trang văn Sông nước Cà Mau cho thấy bút pháp miêu tả đặc sắc của nhà văn Đoàn Giỏi. Cảnh vật, con người và cuộc sống biến ảo không ngừng. Nó hiện lên vừa cụ thể lại vừa bao quát dưới ngòi bút của nhà văn.

Vượt thác lại tập trung miêu tả vẻ đẹp hùng dũng của người lao động trên nền cảnh thiên nhiên hoành tráng và hùng vĩ. Giọng văn trong sáng, tươi đẹp, lúc thì mạnh mẽ hào hùng, lúc thì hồn nhiên thơ mộng.

--------------------------

Câu hỏi ôn tập và hướng dẫn làm bài văn bản Vượt thác có đáp án chi tiết cho các câu hỏi Ngữ văn 6 giúp các em học sinh chuẩn bị cho các bài soạn Ngữ văn lớp 6 hiệu quả và chuẩn bị cho các tiết học trên lớp đạt kết quả tốt.

Ngoài ra, VnDoc còn sưu tập rất nhiều tài liệu thi học kì 1 lớp 6đề thi học kì 2 lớp 6 từ tất cả các trường THCS trên toàn quốc của tất cả các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Sử, Địa, Sinh, Công nghệ, Công dân,.... cho các em học sinh tham khảo. Hy vọng rằng tài liệu lớp 6 này sẽ giúp ích trong việc ôn tập và rèn luyện thêm kiến thức ở nhà.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
4
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Ngữ văn 6

    Xem thêm