Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược

Cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược (1075 – 1077) của dân tộc đã giành được những thắng lợi vẻ vang và đáng tự hào. Chiến thắng không chỉ tôn vinh tinh thần dân tộc bất khuất, tình yêu nước, lòng dũng cảm mà còn đập tan mưu đồ xâm lược của nhà Tống. VnDoc xin trân trọng giới thiệu tới các bạn bài lý thuyết về môn Lịch sử lớp 7 dưới đây giúp các em hiểu rõ hơn về bài học.

Tìm hiểu cuộc kháng chiến chống Tống lần 1 (1075)

Hoàn cảnh lịch sử

  • Vào cuối năm 979, Đinh Tiên Hoàng cùng Thế tử bị ám sát, tình hình Đại Cồ Việt rối ren. Nhân cơ hội Đại Cồ Việt có nội loạn, các thế lực trong nước đang tranh đấu, hoàng đế Đại Tống cho hay đây chính là thời cơ thích hợp để đánh chiếm. Đại Tổng tức tốc chuẩn bị vũ trang, lực lượng để chuẩn bị cho cuộc chinh phạt.
  • Mùa thu năm 980, nghe tin quân Tống đang có âm mưu xâm lược, Lê Hoàn lên ngôi vua và quyết định rút gươm kêu gọi nhân dân cùng đứng lên kháng chiến, quyết bảo vệ giang sơn nước nhà.
  • Mùa đông năm 980, nhà Tống cho sử giả gửi thư khiêu chiến.

Âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống nhằm mục đích gì?

Trước tình hình rối loạn của Đại Cồ Việt cũng như nhằm giải tỏa những bất ổn, vấn đề trong nước, vua Tống quyết định thực hiện chiến tranh xâm lược. Tuy nhiên, ý đồ này của nhà Tống đã nhanh chóng bị Đại Cồ Việt phát hiện.

Diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống lần 1

Trận chiến Chi Lăng

  • Quân Tống do tướng Hầu Nhân Bảo chỉ huy tiến quân vào địa phần Đại Cồ Việt bằng đường biên giới với tỉnh Lạng Sơn ngày nay.
  • Khi vừa đến địa phận Chi Lăng, quân Tống do chủ quan nên bất ngờ bị quân ta phục kích. Không kịp trở tay, quân xâm lược do Hầu Nhân Bảo chỉ huy nhanh chóng bại trận và rút quân bỏ chạy.
  • Cánh quân do tướng Lưu Trừng chỉ huy đến tiếp viện cho Hầu Nhân Bảo. Tuy nhiên khi vừa nghe tin Hầu Nhân Bảo bại trận liền tức tốc tháo chạy về nước.

Trận Bạch Đằng lần thứ nhất

  • Ngày 24 tháng 1 năm 981, Hầu Nhân Bảo một lần nữa chỉ huy quân đội nhà Tống tiến công xâm lược Đại Cồ Việt. Lần này nhà Tống đi bằng đường thủy, thâm nhập vào địa phận Đại Cồ Việt qua cửa sông Bạch Đằng.
  • Do lực lượng quân địch rất đông và hung hãn, quân Đại Cồ Việt bị thất bại ở tuyến phòng thủ đầu tiên. Quân ta không chỉ thương vong vô số mà còn không ngăn cản được quân Tống tiến sâu vào địa phận.
  • Sau chiến thắng đầu tiên, quân Tống chiếm được tổng cộng 200 thuyền, hạ hơn 1.000 quân của Đại Cồ Việt.
  • Vua Lê Đại Hành đành phải rút về vùng Xạ Sơn để phòng thủ đồng thời củng cố lại lực lượng. Bên cạnh đó, vua cho sứ giả gửi thư trá hàng làm kế hoãn binh. Nhân cơ hội này, Lê Đại Hành củng cố lại binh lực, nâng cao sĩ khí chiến đấu cho quân đội.

Trận chiến xâm lược trên Lục Đầu

  • Tất niên năm Canh Thìn năm 981, quân Tống chỉ huy quân tiến vào sông Kinh Thầy, Lục Đầu đánh đòn phủ đầu.
  • Quân Đại Cồ Việt do vua Lê Đại Hành trấn giữ sông Lục Đầu.
  • Quân Tống tìm mọi cách để tấn công phòng tuyến của quân Đại Cò Việt nhưng đều thất bại.
  • Trận đấu cuối cùng trên sông Lục Đầu, quân Tống thua to, chịu tổn thất đáng kể. Vũ khí, chiến thuyền, quân số hao hụt trầm trọng nên đành rút về cố thủ quanh khu vực sông Bạch Đằng.

Trận Bình Lỗ

  • Vua Lê Đại Hành cho cắm cọc cứng dưới đáy sông Bình Lỗ. Đồng thời sai sứ giả trá hàng để dụ đội quân của Hầu Nhân Bảo vào.
  • Quân Tống do khinh suất nên nhanh chóng bị mắc mưu, nhận hậu quả thua trận đau đớn, tướng bị bắt sống và chém đầu.
  • Quân tiếp viện do Trần Khâm Tộ dẫn đầu nghe tin thất trận liền rút lui.

Trận chiến trên Bạch Đằng lần thứ hai

  • Tháng 4 năm 981, viện bình Tống do tướng Lưu Chừng chỉ huy không tập kết được với bại quân của Hầu Nhân Bảo, rút về Hoa Bộ.
  • Cánh quân bộ của Trần Khâm Tộ bị cô lập nên bị truy kích tiêu diệt.
  • Âm mưu quân Tống tiêu diệt quân chủ lực Đại Cồ Việt thất bại.

Kết quả cuộc kháng chiến chống Tống lần 1

  • Cuộc kháng chiến chống Tống lần 1 giành chiến thắng oanh liệt. Các tướng lĩnh của nhà Tống sang xâm lược Đại Cồ Việt thất bại ddeuf bị trị tội thích đáng.
  • Sau thất bại, Đại Tống chấp nhận xuống nước, thừa nhận Lê Hoàn là vua của Đại Cồ Việt vào năm 986.

Tìm hiểu cuộc kháng chiến chống Tống lần 2

Hoàn cảnh lịch sử

  • Năm 1010, vua Lý Công Uẩn lập nên triều đại nhà Lý. Trải qua 3 đời vua, nước Đại Việt phát triển vững mạnh và ổn định, chống thù trong giặc ngoài.
  • Từ khi thành lập vào năm 960, nhà Tống luôn bị uy hiếp bởi nhà Liêu, nước Tây Hạ cùng nhiều mối lo khác.
  • Nhà Tống bắt buộc phải cống nạp cho các nước lớn, chính trị trong nước mất ổn định. Chiến lược đề ra là tiến đánh, xâm lược các nước nằm ở phía nam Trung Quốc nhằm giải tỏa các nỗi lo trở thành chiến lược hàng đầu được nhà Tông chú trọng.

Diễn biến cuộc kháng chiến chống Tống lần 2 (1076 – 1077)

Cuộc tấn công của nhà Lý

  • Đoán được ý đồ xâm lược của nhà Tống, nhà Lý đề ra chiến lược đánh phủ đầu. Theo đó, vua Lý Thái Tông được sự phò tá của Lý Thường Kiệt ra lệnh cho quân đội tấn công vào châu Liên, châu Khâm và châu Ung của nhà Tống.
  • Cuộc phản công giáng một đòn lớn lên nhà Tống lúc bây giờ. Do bất ngờ, quân Tống không kịp trở tay nên nhanh chóng bị đánh bại và nhận cái kết đau đớn. Cụ thể quân Đại Việt đã tiêu diệt hơn 9 vạn quân dịch, bắt được hàng vạn tù binh và tịch thu vũ khí, của cải đem về Đại Việt.
  • Sau khi hoàn thành nhiệm vụ đập tan âm mưu xâm lược và phá hủy các căn cứ hậu cần của quân đội nhà Tống, quân đội nhà Lý rút về nước. Cuộc tấn công phủ đầu làm nhà Tống chịu nhiều thiệt hại nặng nề. Tuy nhiên điều này cũng nhen nhúm lên ý chí phục thù và quyết tâm xâm lược Đại Việt ngày càng lớn hơn.

Cuộc kháng chiến chống Tống – Các trận đầu tiên

  • Ngày 8 tháng 1 năm 1077, Quách Quỳ và Triệu Tiết chi huy đội vượt Nam Quan đánh kinh đô Thăng Long.
  • Quân Tống bị thủy binh Đại Việt đánh trả và chống cự quyết liệt nên gặp rất nhiều khó khăn khi tiến vào kinh thành Thăng Long nên buộc phải đột phá ải Quyết Lý.
  • Quân Đại Việt dựa vào đại lý, thế đất hiểm trở tổ chức phòng ngự, đánh trả quyết liệt. Quân Tống buộc phải cử một đạo binh tinh nhuệ ứng chiến.
  • Do lực lượng hai bên có sự chênh lệch rất lớn nên lợi dụng khi trời tối, Thân Cảnh Phúc đã chỉ huy lui về Động Giáp, chuyển sang đánh du kích quân Tống.
  • Lúc này, quân do Quách Quỳ chỉ huy đang tiến công sang và quân do Nhân Khởi dẫn đầu cũng đang đánh ngược lên Tô Mậu.
  • Cánh quân của Triệu Tiết nhanh chóng đánh bại quân Đại Việt để tiến thẳng xuống Nhã Nam, Như Nguyệt.

Trận chiến trên sông Đông Kênh

  • 5-6 vạn thủy quân Tống cùng hàng trăm chiến thuyền tiến vào hải phận Đại Việt kết hợp với đạo quân do Quách Quỳ chỉ huy.
  • Hạm đội Tống khi tiến vào sông Bạch Đằng bị quân Đại Việt phục kích ở sông Đông Kênh.
  • Bị đánh bất ngờ, quân Tống nhanh chóng bại trận.

Trận chiến trên sông Như Nguyệt

  • Ngày 18 tháng 1, quân đội của nhà Tống tiến đến bờ Bắc của sông Như Nguyệt. Lúc này quân đội nhà Tống gặp sự ngăn của của đội tuyến phòng thủ của quân Đại Việt.
  • Quân Tống chia làm hai cánh đóng ở vùng Hiệp Hòa và cánh khác tập trung ở Bắc Ninh.
  • Không đợi được tiếp viện thủy quân, quân Tống quyết định tấn công. Cuộc tấn công được chia làm 2 đợt.
  • Trong đó, đợt 1 đã chọc thủng được đội quân phòng tuyến Đại Việt. Nhưng do quá tức tốc tiến công, 1-2 nghìn quân Tống đi trước bị cô lập nên nhanh chóng bị tập kết và đánh lui khi đến vùng Sóc Sơn.
  • Đợt thứ hai, quân Tống đưa quân sang bờ Nam Như Nguyệt nhưng cũng chịu thất bại nặng nề như lần đầu.
  • Sau 2 tháng, quân Đại Việt quyết định phản công, đánh bại các đội quân do Quách Quỳ, Triệu Tiết.
  • Nhân chiến thắng này, quân Đại Việt quyết định đổ bộ đánh tan cánh quân phía Đông của nhà Tống.

Kết quả cuộc kháng chiến chống Tống lần 2

Quân đội xâm lược của nhà Tống bại trận, tháo chạy về nước. Quân đi mười phần thì chết năm sáu phần, tướng Quách Quỳ giảng hòa và chấp nhận thất bại, xin rút quân. Cuộc kháng chiến chống Tống xâm lược lần thứ 2 kết thúc.

  • Sau khi cuộc kháng chiến chống Tống giành được thắng lợi, Đại Việt chủ động gửi thư nghị hòa.
  • Tháng 3 năm 1077, quân Tống rút quân về nước. Quân Tống rút, quân Đại Việt chiếm lại đất.

Cuộc kháng chiến chống quân TốngSơ đồ tấn công của đội quân Đại Việt đánh phủ đầu nhà Tống nhằm dập tắt âm mưu xâm lược

Ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống Tống là gì?

  • Cuộc kháng chiến chống Tống lần 1 và lần 2 đều giành được thắng lợi. Chiến thắng mang ý nghĩa quan trọng, giúp đập tan ý chí, âm mưu xâm lược của giặc ngoại xâm. Nhà Tống bắt buộc phải bỏ mưu đồ xâm lược, thôn tính, biến Đại Việt trở thành thuộc địa, nô lệ. Đất nước thái bình, người dân sống hạnh phúc, ấm no.
  • Cuộc kháng chiến chống Tống giành thắng lợi thể hiện tinh thần bất khuất, ý chí kiên cường và dũng cảm của mọi tầng lớp nhân dân từ nông dân, bình sĩ cùng đồng lòng, thống nhất đấu tranh chống xâm lược.
  • Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Tống góp phần viết nên trang sử vàng vẻ vang của dân tộc.
  • Để lại những bài học kinh nghiệm quý giá về chống giặc ngoại xâm cho các thế hệ tiếp theo.
  • Chiến thắng tôn vinh tinh thần dân tộc, tình yêu nước của người dân.

Cuộc kháng chiến chống quân Tống

Chiến thắng chống quân xâm lược nhà Tống thể hiện ý chí chiến đấu và tinh thần bất khuất bảo vệ đất nước

Nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Tống

  • Cuộc kháng chiến chống Tống giành được thắng lợi là nhờ vào tinh thần đoàn kết của dân tộc. Quân đội và nhân dân đồng lòng nhất chí bảo vệ chủ quyền, độc lập tự chủ.
  • Bên cạnh đó là truyền thống yêu nước và tinh thần bất khuất, quyết tâm chống lại quân xâm lược của quân đội và nhân dân Đại Việt.
  • Sự lãnh đạo sáng suốt cùng các chiến thuật tài ba của nhà cầm quân.
  • Bên cạnh đó, khi tiến hành chiến tranh xâm lược, nhà Tống đang trong giai đoạn khủng hoảng thù trong giặc ngoài, ngân khố cạn kiệt. Quân đội xâm lược tuy hung hãn nhưng không được đầu tư về quân số, trang bị, vũ khí.

Cuộc kháng chiến chống Tống là một trong những trang sử vàng vẻ vang của dân tộc. Chiến thắng này không chỉ giúp bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, nền độc lập tự chủ mà còn giúp tôn vinh tinh thần yêu nước, sự đấu tranh quả quảng của các tầng lớp nhân dân, trên dưới một lòng bảo vệ đất nước. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Giải bài tập Lịch sử 7 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Lịch sử lớp 7 và một số bài trắc nghiệm Lịch sử 7. Đồng thời các dạng đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi học kì 2 lớp 7 mới nhất cũng sẽ được chúng tôi cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
13
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Lịch sử lớp 7

    Xem thêm