Đề thi và đáp án môn Hóa khối B - kỳ thi đại học 2010
Nhằm giúp các bạn học sinh lớp 12 có thêm tài liệu ôn thi đại học môn hóa, VnDoc.com xin giới thiệu "Đề thi và đáp án môn Hóa khối B - kỳ thi đại học 2010". Tài liệu này bao gồm đề thi và đáp án do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố. Hy vọng tài liệu này sẽ có ích cho quá trình tự ôn luyện của các bạn.
ĐỀ THI ĐẠI HỌC MÔN HÓA KHỐI B NĂM 2010
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 06 trang) | ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2010 Môn: HOÁ HỌC; Khối B Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề |
Mã đề thi 174
Họ, tên thí sinh: ..........................................................................
Số báo danh: ............................................................................
Cho biết nguyên tử khối (theo đvC) của các nguyên tố: H = 1; Be = 9; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; P = 31; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Sr = 88; Ag = 108; Ba = 137; Pb = 207.
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40)
Câu 1: Hợp chất hữu cơ mạch hở X có công thức phân tử C6H10O4. Thuỷ phân X tạo ra hai ancol đơn chức có số nguyên tử cacbon trong phân tử gấp đôi nhau. Công thức của X là
A. CH3OCO-CH2-COOC2H5. B. C2H5OCO-COOCH3.
C. CH3OCO-COOC3H7. D. CH3OCO-CH2-CH2-COOC2H5.
Câu 2: Nung 2,23 gam hỗn hợp X gồm các kim loại Fe, Al, Zn, Mg trong oxi, sau một thời gian thu được 2,71 gam hỗn hợp Y. Hoà tan hoàn toàn Y vào dung dịch HNO3 (dư), thu được 0,672 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Số mol HNO3 đã phản ứng là
A. 0,12. B. 0,14. C. 0,16. D. 0,18.
Câu 3: Hỗn hợp X gồm axit panmitic, axit stearic và axit linoleic. Để trung hoà m gam X cần 40 ml dung dịch NaOH 1M. Mặt khác, nếu đốt cháy hoàn toàn m gam X thì thu được 15,232 lít khí CO2 (đktc) và 11,7 gam H2O. Số mol của axit linoleic trong m gam hỗn hợp X là
A. 0,015. B. 0,010. C. 0,020. D. 0,005.
Câu 4: Phương pháp để loại bỏ tạp chất HCl có lẫn trong khí H2S là: Cho hỗn hợp khí lội từ từ qua một lượng dư dung dịch
A. Pb(NO3)2. B. NaHS. C. AgNO3. D. NaOH.
Câu 5: Phát biểu nào sa đây không đúng khi so sánh tính chất hóa học của u nhôm và crom?
A. Nhôm và crom đều bị thụ động hóa trong dung dịch H2SO4 đặc nguội.
B. Nhôm có tính khử mạnh hơn crom.
C. Nhôm và crom đều phản ứng với dung dịch HCl theo cùng tỉ lệ về số mol.
D. Nhôm và crom đều bền trong không khí và trong nước.
Câu 6: Hai hợp chất hữu cơ X và Y có cùng công thức phân tử là C3H7NO2, đều là chất rắn ở điều kiện thường. Chất X phản ứng với dung dịch NaOH, giải phóng khí. Chất Y có phản ứng trùng ngưng. Các chất X và Y lần lượt là
A. vinylamoni fomat và amoni acrylat. B. amoni acrylat và axit 2-aminopropionic.
C. axit 2-aminopropionic và amoni acrylat. D. axit 2-aminopropionic và axit 3-aminopropionic.
Câu 7: Khử hoàn toàn m gam oxit MxOy cần vừa đủ 17,92 lít khí CO (đktc), thu được a gam kim loại M. Hoà tan hết a gam M bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng (dư), thu được 20,16 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Oxit MxOy là
A. Cr2O3. B. FeO. C. Fe3O4. D. CrO.
Câu 8: Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: CaCl2, Ca(NO3)2, NaOH, Na2CO3, KHSO4, Na2SO4, Ca(OH)2, H2SO4, HCl. Số trường hợp có tạo ra kết tủa là
A. 4. B. 7. C. 5. D. 6.
Câu 9: Đipeptit mạch hở X và tripeptit mạch hở Y đều được tạo nên từ một aminoaxit (no, mạch hở, trong phân tử chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH). Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol Y, thu được tổng khối lượng CO2 và H2O bằng 54,9 gam. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol X, sản phẩm thu được cho lội từ từ qua nước vôi trong dư, tạo ra m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 120. B. 60. C. 30. D. 45.
Câu 10: Hỗn hợp Z gồm hai axit cacboxylic đơn chức X và Y (MX > MY) có tổng khối lượng là 8,2 gam. Cho Z tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa 11,5 gam muối. Mặt khác, nếu cho Z tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 21,6 gam Ag. Công thức và phần trăm khối lượng của X trong Z là
A. C3H5COOH và 54,88%. B. C2H3COOH và 43,90%.
C. C2H5COOH và 56,10%. D. HCOOH và 45,12%.