Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 32: Ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt (tiếp theo)

Giải bài tập Ngữ văn bài 32: Ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt (tiếp theo)

Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 32: Ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt (tiếp theo) là tài liệu tham khảo hay được VnDoc.com sưu tầm, giúp bạn thuận tiện hơn trong quá trình học bài và chuẩn bị cho bài học mới trên lớp. Mời các bạn tham khảo.

Ôn tập và kiểm tra phần Tiếng Việt (tiếp theo)

(Trang 138)

1. Kiểu câu: Nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật, phủ định.

Câu 1. Hãy xác định kiểu câu nghi vấn, cầu khiến, cảm thán, trần thuật trong số các câu sau (không xét câu đặt trong ngoặc vuông):

a) – U nó không được thế! Câu cầu khiến.

b) Người ta đánh mình không sao, mình đánh người ta thì mình phải tù, phải tội. Câu trần thuật.

c) - Chị Cốc béo xù đứng trước cửa nhà ta ấy hả? Câu nghi vấn.

d) – Này, em không để chúng nó yên được à? Câu nghi vấn được dùng với mục đích cầu khiến.

e) – Các em đừng khóc. Câu cầu khiến.

g) – Ha ha! [Một lưỡi gươm!] Câu cảm thán.

Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới,

Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông.

Câu trần thuật.

2. Hành động nói

Câu 1. Năm câu cho sau đây thể hiện các hành động nói phủ định, khẳng định, khuyên, đe doạ, bộc lộ cảm xúc. Hãy xác định kiểu hành động nói thể hiện ở từng câu (không xét câu đặt trong ngoặc vuông).

a) Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi! Câu cảm thán bộc lộ cảm xúc.

b) - [Nhà cháu đã túng lại phải đóng cả suất sưu của chú nó nữa, nên mới lôi thôi như thế. Chứ cháu có dám bỏ bễ tiền sưu của nhà nước đâu?. Câu nghi vấn thể hiện hành động phủ định.

c) Các em phải cố gắng học để thấy mẹ được vui lòng là để thầy dạy các em được sung sướng. Câu trần thuật thể hiện hành động khuyên nhủ.

d) – Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi, chửi mắng thôi à! Câu cảm thán thể hiện hành động đe doạ.

e) Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Câu trần thuật thể hiện hành động khẳng định.

Câu 2. Dựa vào hành động nói đã được xác định ở bài tập 1 viết lại các câu (b), (d) dưới một hình thức khác.

Ta có thể thay đổi hình thức câu từ trần thuật sang nghi vấn, cảm thán và ngược lại, miễn sao hành động nói không thay đổi.

+ Câu b)

- Nhà cháu đâu có dám bỏ bê tiên sưu của nhà nước. Câu trần thuật.

- Nhà cháu mà lại dám bỏ bê tiền sưu của nhà nước! Câu cảm thán.

+ Câu d)

- Nếu không có tiền nộp sưu cho ông bây giờ, thì ông sẽ dỡ cả nhà mày đi chứ không chỉ chửi mắng đâu, biết không? Câu nghi vấn với mục đích đe doạ.

- Nếu không có tiền nộp sưu thì không những bị chửi mắng mà còn bị dỡ cả nhà đi đây. Câu trần thuật với mục đích khuyên bảo.

3. Lựa chọn trật tự từ trong câu.

Câu 1. Hãy viết lại các câu sau đây bằng cách chuyển các từ in đậm vào những vị trí có thể được

Câu đã cho: Chị Dậu rón rén bưng một bát [cháo] lớn đến chỗ chồng nằm.

Biến đổi:

+ Chị Dậu bưng một bát cháo lớn, rón rén đến chỗ chồng nằm.

+ Rón rén, chị Dậu bưng một bát cháo lớn đến chỗ chồng nằm.

+ Chị Dậu bưng một bát cháo lớn đến chỗ chồng nằm rón rén.

Câu 2. Hãy viết lại các câu sau đây bằng cách đặt cụm từ in đậm vào các vị trí có khác nhau trong câu.

Câu đã cho: Hoảng quá, anh Dậu vội để bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó không nói được câu gì.

Biến đổi:

a) Anh Dậu hoảng quá, vội để bát cháo xuống phản và lăn đùng ra đó.

b) Anh Dậu vội để bát cháo xuống phản, hoảng quá lăn đùng ra đó không nói được câu gì.

c) Anh Dậu vội để bát cháo xuống phản lăn đùng ra đó, hoảng quá không nói được câu gì.

d) Anh Dậu vội để bát cháo xuống phản lăn đùng ra đó không nói được câu gì hoảng quá.

Câu 3. Hãy phân tích chỗ khác nhau trong cách diễn đạt ở câu đã cho tới câu viết lại ở bài tập 2 trên đây.

+ Ở câu nguyên bản của tác giả từ hoảng quá đứng đầu câu, trước chủ ngữ và vị ngữ có tác dụng nhấn mạnh trạng thái tâm lí của anh Dậu.

+ Ở câu a từ hoảng quá đứng trước động từ trung tâm người đọc có thể hiểu sự hoảng loạn của anh Dậu khi để bát cháo xuống.

+ Câu b từ hoảng quá được đặt trước cụm động từ thứ hai, thiên về giải thích nguyên nhân vì sao anh Dậu lại bị lăn đùng.

+ Câu c từ hoảng quá được đặt trước cụm động từ thứ ba có tác dụng giải thích vì sao anh Dậu không nói được câu gì.

+ Câu d từ hoảng quá được đặt ở cuối câu có tác dụng giải thích cho các hành động xảy ra trước đó của anh Dậu.

Mời các bạn tham khảo tài liệu liên quan

Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 32: Ôn tập và kiểm tra Tiếng Việt

Giải bài tập Ngữ văn lớp 8 bài 32: Tổng kết phần văn

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Học tốt Ngữ Văn lớp 8

    Xem thêm