Giải SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo bài 22
Chúng tôi xin giới thiệu bài Giải sách bài tập Sinh học 10 bài 22: Khái quát về vi sinh vật sách Chân trời sáng tạo chi tiết giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập trong SBT Sinh học 10.
Bài: Khái quát về vi sinh vật
Bài 22.1 trang 66 sách bài tập Sinh học 10: Vi sinh vật là gì?
A. Sinh vật kí sinh trên cơ thể sinh vật khác.
B. Sinh vật nhân sơ, chỉ nhìn rõ dưới kính hiển vi.
C. Sinh vật đơn bào, chỉ nhìn rõ dưới kính hiển vi.
D. Sinh vật có kích thước nhỏ bé, kích thước hiển vi.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Vi sinh vật là những sinh vật có kích thước nhỏ thường được quan sát bằng kính hiển vi.
Bài 22.2 trang 66 sách bài tập Sinh học 10: Câu nào sau đây không đúng?
A. Vi sinh vật sinh trưởng nhanh, phân bố rộng.
B. Vi sinh vật là những cơ thể có kích thước hiển vi.
C. Vi sinh vật là tập hợp đơn bào hay tập hợp đa bào.
D. Phần lớn vi sinh vật là cơ thể đơn bào nhân sơ hay nhân thực.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
- Vi sinh vật là những cơ thể có kích thước hiển vi.
- Vi sinh vật sinh trưởng nhanh, phân bố rộng.
- Phần lớn vi sinh vật là cơ thể đơn bào nhân sơ hay nhân thực, một số khác là tập đoàn đơn bào như tập đoàn trùng roi.
Bài 22.3 trang 66 sách bài tập Sinh học 10: Loài nào sau đây không phải vi sinh vật?
A. Nấm rơm.
B. Tảo đơn bào.
C. Vi khuẩn lam.
D. Trùng biến hình.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
- Nấm rơm có kích thước lớn, dễ dàng quan sát bằng mắt thường. Do đó, nấm rơm không phải là vi sinh vật.
- Tảo đơn bào, vi khuẩn lam, trùng biến hình là những sinh vật có kích thước hiển vi. Do đó, chúng là những vi sinh vật.
Bài 22.4 trang 66 sách bài tập Sinh học 10: Nhóm nào sau đây không phải vi sinh vật?
A. Vi khuẩn.
B. Tảo đơn bào.
C. Động vật nguyên sinh.
D. Rêu.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
- Rêu là thực vật có kích thước nhỏ nhưng vẫn có thể quan sát bằng mắt thường. Do đó, rêu không phải là vi sinh vật.
- Vi khuẩn, tảo đơn bào, động vật nguyên sinh là những sinh vật có kích thước hiển vi. Do đó, chúng là những vi sinh vật.
Bài 22.5 trang 66 sách bài tập Sinh học 10: Đặc điểm nào sau đây không đúng với vi sinh vật?
A. Có kích thước nhỏ.
B. Phần lớn có cấu tạo đơn bào.
C. Đều có khả năng tự dưỡng.
D. Sinh trưởng nhanh.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
- Vi sinh vật là những sinh vật có kích thước nhỏ, có khả năng sinh trưởng nhanh, phần lớn có cấu tạo đơn bào.
- Vi sinh vật có phương thức dinh dưỡng đa dạng như tự dưỡng (quang tự dưỡng, hóa tự dưỡng) hoặc dị dưỡng (quang dị dưỡng, hóa dị dưỡng).
Bài 22.6 trang 66 sách bài tập Sinh học 10: Đặc điểm nào sau đây đúng với vi sinh vật?
A. Có kích thước rất nhỏ, thấy rõ dưới kính hiển vi.
B. Hấp thụ nhiều, chuyển hóa nhanh.
C. Thích ứng nhanh với điều kiện môi trường và dễ bị biến đổi.
D. Tất cả đều đúng.
Lời giải:
Đáp án đúng là: D
Đặc điểm của vi sinh vật:
- Có kích thước rất nhỏ, thấy rõ dưới kính hiển vi.
- Hấp thụ nhiều, chuyển hóa nhanh.
- Thích ứng nhanh với điều kiện môi trường và dễ bị biến đổi.
Bài 22.7 trang 67 sách bài tập Sinh học 10: Đặc điểm nào sau đây không phải của vi sinh vật?
A. Kích thước hiển vi.
B. Cơ thể đa bào.
C. Sinh trưởng, sinh sản rất nhanh.
D. Phân bố rộng.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
B. Sai. Vi sinh vật không có cấu tạo đa bào; phần lớn vi sinh vật là cơ thể đơn bào nhân sơ hay nhân thực, một số khác là tập đoàn đơn bào như tập đoàn trùng roi.
Bài 22.8 trang 67 sách bài tập Sinh học 10: Điều nào sau đây là sai khi nói về đặc điểm của vi sinh vật?
A. Thích ứng cao với môi trường.
B. Trao đổi chất nhanh.
C. Có kích thước nhỏ nên tỉ lệ S/V nhỏ.
D. Phân bố rất rộng.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
C. Sai. Vi sinh vật có kích thước nhỏ nên tỉ lệ S/V lớn. Điều này giúp vi sinh vật có khả năng hấp thụ và chuyển hóa các chất dinh dưỡng nhanh chóng dẫn đến khả năng sinh sản của vi sinh vật rất nhanh.
Bài 22.9 trang 67 sách bài tập Sinh học 10: Đặc điểm có ở hầu hết các loài vi sinh vật là gì?
A. Hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng nhanh.
B. Thuộc nhiều giới: Nguyên sinh, Nấm và Động vật.
C. Kích thước siêu hiển vi (được đo bằng nanomet).
D. Chỉ phân bố ở những nơi có điều kiện khắc nghiệt.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
A. Đúng. Đặc điểm có ở hầu hết các loài vi sinh vật là hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng nhanh.
B. Sai. Đa số các loài nấm, động vật không phải là vi sinh vật; vi sinh vật gồm vi khuẩn và vi sinh vật cổ (giới Khởi sinh), tảo đơn bào và nguyên sinh động vật (giới Nguyên sinh), vi nấm (giới Nấm).
Bài 22.10 trang 67 sách bài tập Sinh học 10: Những đặc điểm nào sau đây có ở tất cả các loại vi khuẩn?
(1) Có kích thước bé.
(2) Sống kí sinh và gây bệnh.
(3) Cơ thể chỉ có một tế bào.
(4) Chưa có nhân chính thức.
(5) Sinh sản rất nhanh.
A. (1), (2), (3), (4).
B. (1), (3), (4), (5).
C. (1), (2), (3), (5).
D. (1), (2), (4), (5).
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
- Các đặc điểm có ở tất cả các loại vi khuẩn là:
(1) Có kích thước bé.
(3) Cơ thể chỉ có một tế bào.
(4) Chưa có nhân chính thức.
(5) Sinh sản rất nhanh.
- (2). Sai. Vi khuẩn có thể sống kí sinh hoặc sống tự do, có thể có lợi hoặc có hại (gây bệnh cho động vật, thực vật).
Bài 22.11 trang 67 sách bài tập Sinh học 10: Có mấy kiểu môi trường nuôi cấy vi sinh vật chính trong phòng thí nghiệm?
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Dựa vào thành phần của môi trường, có 3 kiểu môi trường nuôi cấy vi sinh vật chính trong phòng thí nghiệm gồm:
- Môi trường tự nhiên: gồm các chất tự nhiên.
- Môi trường tổng hợp: gồm các chất đã biết thành phần hóa học và số lượng.
- Môi trường bán tổng hợp: gồm các chất tự nhiên và các chất hóa học đã biết thành phần và số lượng.
Bài 22.12 trang 67 sách bài tập Sinh học 10: Loại môi trường cơ bản nào dùng để nuôi cấy vi sinh vật?
A. Môi trường tổng hợp.
B. Môi trường phức tạp.
C. Môi trường trung tính.
D. Cả A, B đúng.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Có 3 kiểu môi trường nuôi cấy vi sinh vật chính trong phòng thí nghiệm gồm:
- Môi trường tự nhiên: gồm các chất tự nhiên.
- Môi trường tổng hợp: gồm các chất đã biết thành phần hóa học và số lượng.
- Môi trường bán tổng hợp: gồm các chất tự nhiên và các chất hóa học đã biết thành phần và số lượng.
Bài 22.13 trang 68 sách bài tập Sinh học 10: Ba môi trường nuôi cấy vi sinh vật trong phòng thí nghiệm được phân biệt dựa vào đâu?
A. Thành phần vi sinh vật.
B. Thành phần hóa học và thành phần vi sinh vật.
C. Hàm lượng và thành phần các chất.
D. Tính chất vật lí của môi trường (rắn, lỏng).
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Dựa vào hàm lượng và thành phần vi sinh vật của môi trường, có 3 kiểu môi trường nuôi cấy vi sinh vật chính trong phòng thí nghiệm gồm:
- Môi trường tự nhiên: gồm các chất tự nhiên.
- Môi trường tổng hợp: gồm các chất đã biết thành phần hóa học và số lượng.
- Môi trường bán tổng hợp: gồm các chất tự nhiên và các chất hóa học đã biết thành phần và số lượng.
Bài 22.14 trang 68 sách bài tập Sinh học 10: Môi trường nuôi cấy vi sinh vật (cơ bản) trong phòng thí nghiệm được phân chia thành các loại khác nhau dựa vào yếu tố nào?
A. Tính chất vật lí của môi trường (rắn, lỏng).
B. Hàm lượng và thành phần các chất trong môi trường.
C. Dụng cụ nuôi cấy.
D. Vi sinh vật sẽ nuôi cấy.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Dựa vào hàm lượng và thành phần vi sinh vật của môi trường, có 3 kiểu môi trường nuôi cấy vi sinh vật chính trong phòng thí nghiệm gồm:
- Môi trường tự nhiên: gồm các chất tự nhiên.
- Môi trường tổng hợp: gồm các chất đã biết thành phần hóa học và số lượng.
- Môi trường bán tổng hợp: gồm các chất tự nhiên và các chất hóa học đã biết thành phần và số lượng.
Bài 22.15 trang 68 sách bài tập Sinh học 10: Trong phòng thí nghiệm, để nuôi cấy một loại vi khuẩn, người ta sử dụng môi trường nuôi cấy gồm 100 g cao nấm men, 6 g MgSO4, 9 g NaCl. Đây là kiểu môi trường nuôi cấy nào?
A. Tổng hợp.
B. Nhân tạo.
C. Bán tổng hợp.
D. Tự nhiên.
Lời giải:
Đáp án đúng là: C
Môi trường nuôi cấy trên gồm cao nấm men là chất tự nhiên, MgSO4 và NaCl là chất hóa học đã biết rõ thành phần và số lượng → Đây là kiểu môi trường bán tổng hợp.
Bài 22.16 trang 68 sách bài tập Sinh học 10: Vì sao cần hạn chế bỏ chất rắn vào bể sinh học?
Lời giải:
Cần hạn chế bỏ chất rắn vào bể sinh học vì vi sinh vật là các sinh vật bé nhỏ, không có miệng nên khi ăn, chúng ăn bằng cách hấp thu qua màng tế bào, vì thế chúng chỉ hấp thu được các chất dạng keo hay hòa tan mà không phải là dạng rắn không hòa tan trong dung dịch.
Bài 22.17 trang 68 sách bài tập Sinh học 10: Loại môi trường nuôi cấy vi sinh vật có chứa các chất hữu cơ khác nhau không biết rõ thành phần hóa học như: môi trường chứa dịch chiết thịt bò, hoặc dịch chiết nấm men; môi trường mạch nha; môi trường cao thịt;…) có tên gọi là gì?
Lời giải:
Loại môi trường nuôi cấy vi sinh vật có chứa các chất hữu cơ khác nhau không biết rõ thành phần hóa học là môi trường nuôi cấy tự nhiên.
Bài 22.18 trang 68 sách bài tập Sinh học 10: Loại môi trường nuôi cấy vi sinh vật đã biết rõ về các thành phần hóa học, có chứa các dung dịch pha loãng của hóa chất tinh khiết, không chứa dịch chiết từ nấm men, động vật hoặc thực vật, thường sử dụng cho các mục đích nghiên cứu được gọi là môi trường gì?
Lời giải:
Loại môi trường nuôi cấy vi sinh vật đã biết rõ về các thành phần hóa học là môi trường nuôi cấy tổng hợp.
Bài 22.19 trang 68 sách bài tập Sinh học 10: Thế nào là môi trường bán tổng hợp?
Lời giải:
Môi trường bán tổng hợp là môi trường chứa các hợp chất tự nhiên (không xác định rõ thành phần) và các hợp chất đã biết thành phần.
>>> Bài tiếp theo: Giải SBT Sinh học 10 Chân trời sáng tạo bài 23
Trên đây là toàn bộ lời giải Giải SBT Sinh học lớp 10 bài 22: Khái quát về vi sinh vật sách Chân trời sáng tạo. Các em học sinh tham khảo thêm Sinh học 10 Kết nối tri thức và Sinh học lớp 10 Cánh Diều. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.