Giáo án Địa lý 12 bài 18: Đô thị hóa
Giáo án môn Địa lý lớp 12
Giáo án Địa lý 12 bài: Đô thị hóa để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý 12 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Giáo án Địa lý 12 bài: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta
Giáo án Địa lý 12 bài: Lao động & Việc làm
Giáo án Địa lý 12 bài: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai
I. MỤC TIÊU: Sau bài hoc, HS cần nắm vững:
1. Kiến thức:
- Trình bày và giải thích được một số đặc điểm của đô thị hoá ở nước ta.
- Phân tích được ảnh hưởng qua lại giữa đô thị hóa và phát triển kinh tế - xã hội.
- Hiểu được sự phân bố mạng lưới đô thị ở nước ta.
2. Kĩ năng:
- Phân tích, so sánh sự phân bố các đô thị giữa các vùng trên bản đồ, Atlát.
- Nhận xét bảng số liệu về phân bố đô thị.
- Phân tích biểu đồ.
3, Định hướng phát triển năng lực học sinh:
- Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực tính toán, năng lực hợp tác và năng lực ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ…
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
1. GV chuẩn bị:
- Bản đồ Dân cư Việt Nam, Atlát địa lí Việt Nam.
- Bảng số liệu về phân bố đô thị ở các vùng của nước ta.
2. HS chuẩn bị: Dụng cụ học tập, Những kiến thức cơ bản về đô thị hóa và kĩ năng làm bài thu hoạch khi kết thúc bài học.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Khởi động: GV hỏi: Ở lớp 10, các em đã học về đô thị hoá. Vậy đô thị hoá là gì?
HS trả lời, GV tóm tắt và ghi bảng về các đặc điểm của đô thị hoá.
Vào bài mới: Đô thị hoá là quá trình tăng nhanh số dân thành thị, sự tập trung dân cư vào các đô thị lớn và phổ biến lối sống thành thị. Đó là những đặc điểm chung của quá trình đô thị hoá. Vậy đô thị hoá ở nước ta có những đặc điểm gì? Đô thị hoá có ảnh hưởng như thế nào tới phát triển kinh tế – xã hội? Để trả lời được các câu hỏi này, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS Hoạt động 1: Tìm hiểu đặc điểm đô thị hoá ở nước ta (HS làm việc theo nhóm). Bước 1: Các nhóm tìm và thảo luận theo các nhiệm vụ GV đề ra. Cụ thể: * Các nhóm có số bàn lẻ: + Dựa vào SGK, vốn hiểu biết chứng minh rằng nước ta có quá trình đô thị hoá diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hoá thấp. Dựa vào hình 16.2, nhận xét về sự phân bố các đô thị ở nước ta. * Các nhóm có số bàn chẵn: Dựa vào bảng 18.1 nhận xét về sự thay đổi số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị trong giai đoạn 1990 - 2005. Dựa vào bảng 18. 2 nhận xét về sự phân bố đô thị và số dân đô thị giữa các vùng trong nước. Bước 2: HS trình bày kết quả, chỉ bản đồ các vùng có nhiều đô thị, vùng có số dân đô thị đông nhất, thấp nhất, GV giúp HS chuẩn kiến thức. - Chứng minh quá trình đô thị hoá chậm, trình độ đô thị hóa thấp. - Nhận xét sự thay đổi số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị. - Nhận xét sự phân bố đô thị và số dân đô thị của các vùng. Vùng có nhiều đô thị nhất (Trung du và miền núi Bắc Bộ) gấp hơn 3 lần vùng có ít đô thị nhất (Duyên hải Nam Trung Bộ). - Đông Nam Bộ có số dân đô thị cao nhất, số dân đô thị thấp nhất là Trung du và miền núi Bắc Bộ Hoạt động 2: Tìm hiểu về mạng lưới đô thị ở nước ta (HS làm việc cả lớp). Hỏi: Dựa vào các tiêu chí cơ bản nào để phân loại các đô thị nước ta thành 6 loại? + Các tiêu chí: Số dân, chức năng, mật độ DS, tỉ lệ dân tham gia vào hoạt động sản xuất phi nông nghiệp). Hỏi: Dựa vào SGK, nêu các loại đô thị ở nước ta? Hỏi: Xác định trên bản đồ 5 thành phố trực thuộc Trung ương, 2 đô thị đặc biệt. Hoạt động 3: Thảo luận về ảnh hưởng của đô thị hoá đến phát triển kinh tế - xã hội. (HS làm việc theo cặp hoặc nhóm) Bước 1: HS thảo luận về những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của đô thị hoá đến phát triển kinh tế - xã hội. Liên hệ thực tiễn địa phương. Bước 2: HS trình bày kết quả, GV giúp HS chuẩn kiến thức. | NỘI DUNG CHÍNH 1. Đặc điểm a) Quá trình đô thị hóa diễn ra chậm chạp, trình độ đô thị hóa thấp. - Quá trình đô thị hoá chậm: + Thế kỉ III trước CN đã có đô thị đầu tiên (Cổ Loa). + Năm 2005: tỉ lệ dân đô thị mới là 26,9%. - Trình độ đô thị hóa,thấp: + Tỉ lệ dân đô thị thấp. + Cơ sở hạ tầng của các đô thị ở mức độ thấp so với khu vực và thế giới. b) Tỉ lệ dân thành thị tăng: c) Phân bố đô thị không đều giữa các vùng - Số thành phố lớn còn quá ít so với số lượng đô thị. 2. Mạng lưới đô thị
3. Ảnh hưởng cuả Đô thị hóa đến phát triển kinh tế – xã hội: * Tích cực: - Tác động mạnh đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế. - Ảnh hưởng rất lớn đến phát tnển kinh tế - xã hội của phương, các vùng. - Tạo động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. - Tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cho người lao động. * Tiêu cực: - Ô nhiễm môi trường - An ninh trật tự xã hội,… * TÍCH HỢP: Việt Nam hiện nay - 1 quốc gia đang trong tiến trình CNH - HĐH mạnh mẽ luôn có những thời cơ và thách thức nhất định. Tuy nhiên với tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm, nguồn lao động rất dồi dào lại tập trung về các thành phố nơi đầy ắp các xí nghiệp, khu công nghiệp và việc làm đang khan hiếm dẫn đến các việc công nhân thiếu việc làm, thiếu lương thực đáp ứng những nhu cầu tối thiểu hằng ngày → tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường... giải pháp tất yếu cho vấn đền này là gì? |
IV. ĐÁNH GIÁ:
Câu 1: Đô thị đầu tiên của nước ta là Cổ Loa
A. Đúng B. Sai
Câu 2: Thời kỳ Pháp thuộc, hệ thống đô thị của nước ta không có cơ sở để phát triển vì
A. Các đô thị thường có quy mô nhỏ B. Nước ta là nước thuộc địa
C Công nghiệp chưa phát triển D. Các đô thị có chức năng hành chính và quân sự
Câu 3: Từ sau cách mạng tháng 8 - 1945 đến năm 1954 quá trình đô thị ở nước ta có đặc điểm gì?
A. Quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh chóng
B. Quá trình đô thị hoá diễn ra chậm, các đô thị ít thay đổi
C. Quy mô các đô thị phát triển nhanh
D. Đô thị hoá nông thôn phát triển mạnh
V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP:
Hướng dẫn HS chuẩn bị bài mới kĩ càng.