Giáo án Địa lý 12 bài 17: Lao động & Việc làm
VnDoc PRO - Tải nhanh, làm toàn bộ Trắc nghiệm, website không quảng cáo!
Giáo án môn Địa lý lớp 12
Giáo án Địa lý 12 bài: Lao động & Việc làm để có thể chuẩn bị giáo án và bài giảng hiệu quả, giúp quý thầy cô tiết kiệm thời gian và công sức làm việc. Giáo án môn Địa lý 12 này được soạn phù hợp quy định Bộ Giáo dục và nội dung súc tích giúp học sinh dễ dàng hiểu bài học hơn.
Giáo án Địa lý 12 bài: Đặc điểm dân số và phân bố dân cư nước ta
Giáo án Địa lý 12 bài: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Giáo án Địa lý 12 bài: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức:
- Chứng minh được nước ta có nguồn lao động dồi dào với truyền thống và kinh nghiệm sản xuất phong phú, chất lượng lao động được nâng lên.
- Trìnhbày được sự chuyển dịch cơ cấu lao động ở nước ta.
- Hiểu được vì sao việc làm đang là vấn đề kinh tế -.xã hội lớn, tầm quan trọng của việc sử dụng lao động trong quá trình phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, vấn đề và hướng giải quyết việc làm cho người lao động.
2, Kĩ năng:
- Phân tích các bảng số liệu.
- Xác lập mối quan hệ giữa dân số, lao động và việc làm.
3. Thái độ: Quyết tâm học tập để trở thành người lao động có chuyên môn nghiệp vụ.
4. Định hướng phát triển năng lực học sinh:
- Năng lực chung: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, năng lực giao tiếp, năng lực tính toán, năng lực hợp tác và năng lực ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: sử dụng tranh ảnh, bản đồ, biểu đồ…
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
1. GV chuẩn bị: Các bảng số liệu về lao động và nguồn lao động qua các năm ở nước ta.
2. HS chuẩn bị: Tìm hiểu những kiến thức cơ bản về dân cư và nguồn lao động của nước ta trước những cơ hội việc làm đòi hỏi sự năng động như ngày nay.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Mở bài: GV hỏi: Dân số nước ta có những đặc điểm gì?- HS trả lời:
Vào bài mới: Dân số đông và tăng nhanh đã tạo cho nước ta có nguồn lao động dồi dào. Vậy nguồn lao động của nước ta có những mặt mạnh và hạn chế nào?
HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS Hoạt động 1: Tìm hiểu về nguồn lao động của nước ta (HS làm việc theo cặp hoặc cá nhân) Bước 1: HS dựa vào SGK, bảng 17. 1 vốn hiểu biết, nêu những mặt mạnh và hạn chế của nguồn lao động nước ta Bước 2: HS trình bày, GV giúp HS chuẩn kiến thức, đặc biệt trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Hoạt động 2: Tìm hiểu cơ cấu lao động (HS làm việc cá nhân hoặc theo cặp) Bước 1: Căn cứ vào các bảng số liệu trong SGK, phân tích và trả lời các câu hỏi kèm theo giữa bài. Gv gợi ý: Ở mỗi bảng, các em cần nhận xét theo dàn ý: - Loại chiếm tỉ trọng cao nhất, thấp nhất. - Xu hướng thay đổi tỉ trọng của mỗi loại. Bước 2: Trình bày kết quả. Mỗi HS trình bày về một loại cơ cấu, các HS khác bổ sung, GV giúp HS chuẩn kiến thức dựa trên nền các câu hỏi: - Nêu những hạn chế trong sử dụng lao động ở nước ta. → Tỉ trọng lao động trong khu vực I giảm nhưng vẫn chiếm tỉ trọng cao 57,3% (2005) Tỉ trọng lao động trong khu vực II và III tăng nhưng vẫn còn thấp (18.2 và 24.5%). - GV: đây là xu hướng tích cực, phù hợp với xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy mạnh CNH, HĐH nhưng còn chậm. Dựa vào bảng 17.3 so sánh và nhận xét sự thay đổi cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế ở nước ta giai đoạn 2000-2005? =>HS nhận xét theo bảng số liệu qua các mốc năm. Hoạt động 3: Tìm hiểu vấn đề việc làm và hướng giải quyết việc làm (HS làm việc cả lớp). - Hỏi: Tại sao việc làm lại là vấn đề kinh tế – xã hội lớn ở nước ta? - So sánh vấn đề việc làm ở nông thôn và thành thị. Tại sao có sự khác nhau đó? - Địa phương em đã đưa những chính sách gì để giải quyết việc làm? Một HS trả lời, các HS khác nhận xét, bổ sung, GV chuẩn kiến thức. | NỘI DUNG CHÍNH 1. Nguồn lao động a) Mặt mạnh: + Nguồn lao động rất dồi dào 42,53 triệu người, chiếm 51,2% dân số (2005). + Mỗi năm tăng thêm > 1triệu lao động. + Người lao động cần cù, sáng tạo có kinh nghiệm sản xuất phong phú. + Chất lượng lao động ngày càng nâng lên. b) Hạn chế: + Nhiều lao động chưa qua đào tạo. + Lực lượng lao động có trình độ cao còn ít. Đặc biệt là đội ngũ quản lí, công nhân kĩ thuật lành nghề còn thiếu, thiếu tác phong công nghiệp, ý thức kỉ luật chưa cao. 2. Cơ cấu lao động a) Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế: + Lao động trong ngành nông, lâm, ngư nghiệp chiếm tỉ trọng cao nhất. + Xu hướng: Giảm tỉ trọng lao động nông, lâm, ngư nghiệp; tăng tỉ trọng lao động công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, nhưng còn chậm. b) Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế: + Phần lớn lao động làm ở khu vực ngoài nhà nước. + Tỉ trọng lao động khu vực I, ngoài Nhà nước và khu vực Nhà nước ít biến động, lao động khu vực có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng tăng. c) Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn: + Phần lớn lao động ở nông thôn. + Tỉ trọng lao động nông thôn giảm, khu vực thành thị tăng. * Hạn chế. + Năng suất lao động thấp. + Phần lớn lao động có thu nhập thấp. + Phân công lao động xã hội còn chậm chuyển biến. + Chưa sử dụng hết thời gian lao động. 3. Vấn đề việc làm và hướng giải quyết việc làm a) Vấn đề việc làm: + Việc làm là vấn đề KT- XH lớn. + Năm 2005, cả nước có 2,1% lao động thất nghiệp và 8,1% thiếu việc làm, ở thành thị tỉ lệ thất nghiệp là 5,3%, mỗi năm nước ta giải quyết gần 1 triệu việc làm. + Quan hệ dân số - lao động - việc làm. b) Hướng giải quyết việc làm (SGK) Chính sách dân số, phân bố lại lao động, phát triển sản xuất… |
IV. ĐÁNH GIÁ
Câu 1: Dựa vào bảng 17.1 nhận xét về cơ cấu lao động có việc làm chia theo trình độ kỹ thuật của nước ta?
Câu 2: Trình bày các hướng giải quyết việc làm ở nước ta?
V. HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP
Dựa vào bảng 17.3:
- Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu lao động có việc làm phân theo khu vực kinh tế giai đoạn 2000 - 2005.
- Từ biểu đồ đã vẽ, nêu nhận xét và giải thích.
- Hướng dẫn soạn và học bài mới.