Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Giáo án lớp 3 - Tuần 2

Giáo án lớp 3 - Tuần 2 là bộ giáo án điện tử đầy đủ các môn học: Toán, Tiếng việt, Tiếng Anh, Tự nhiên xã hội, Đạo Đức,... được soạn chi tiết và bám sát nội dung học chương trình lớp 3, giúp các thầy cô giáo tham khảo soạn giáo án lớp 3 thêm hiệu quả hơn.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 3, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 3 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 3. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Giáo án điện tử lớp 3 Tuần 2 - Mẫu 1

TIẾT 2: AI CÓ LỖI (Trang 12)

(GDKNS)

A: Tập đọc

1. Kiến thức:

  • Hiểu các từ khó trong bài: kiêu căng, hối hận, can đảm, ngây,…
  • Hiểu nội dung câu chuyện: Khuyên các em, đối với bạn bè phải biết tin yêu và nhường nhịn, không nên nghĩ xấu về bạn bè.

2. Kĩ năng:

- Đọc đúng các từ ngữ có âm, vần, thanh HS địa phương dễ phát âm sai và viết sai do ảnh hưởng của tiếng địa phương:

  • Phía bắc: nắn nót, làm cho, nổi giận, nên, lát sau, đến nỗi,lát nữa, xin lỗi, nói, vui lòng…
  • Phía nam: chữ, khuỷu, phần thưởng, trả thù, đến nỗi hỏng, đỏ mặt, củi, bỗng nhiên, xin lỗi….
  • Ngắt, nghỉ hơi đúng sau các dấu câu và giữa các cụm từ.
  • Đọc trôi chảy toàn bài, bước đầu biết phân biệt lời của người kể và lời của nhận vật.
  • Thái độ: - Tăng khả năng tư duy cho học sinh.

B: Kể chuyện

1. Kiến thức:

  • Dựa vào trí nhớ và tranh, kể lại được từng đoạn của câu chuyện.
  • Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt. Biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với nội dung.

2. Kĩ năng:

  • Có khả năng tập trung theo dõi các bạn kể chuyện.
  • Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn.

Thái độ:

  • Luyện tập khả năng tự tin trước đám đông cho HS.
  • Tăng sức hứng thú với môn học

ND - TG

Hoạt động dạy

Hoạt động học

I. Ôn bài cũ. 3P

MT: Kiểm tra việc học bài ở nhà của học sinh.

- Yêu cầu 2 HS đọc thuộc bài thơ: “Hai bàn tay em” và trả lời câu hỏi.

+ Nội dung bài thơ?

+ Giọng đọc như thế nào?

- GV nhận xét.

- 2 HS thực hiện yêu cầu.

- HS nghe

II. Dạy bài mới: 30P

1. Giới thiệu bài: 3P

MT: HS biết được tên bài sẽ học.

- GV cho HS quan sát tranh minh họa như trong SGK và hỏi: Nhìn vào bức tranh các con thấy điều gì?

- Vậy điều gì đã làm câu bé buồn rầu như vậy, đã có chuyện gì xảy ra. Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài tập đoc ngày hôm nay: “Ai có lỗi”.

- GV viết tên bài lên bảng và yêu cầu HS viết bài vào vở.

- HS: Các bạn học sinh đang trong lớp học bài. Có một bạn mặt buồn rầu còn các bạn khác chăm chú học bài.

- HS viết tên bài.

2. Luyện đọc: 15P

MT: Giúp học sinh rèn kĩ năng đọc lưu loát, đọc hiểu và đọc diễn cảm.

- Đọc nối tiếp câu

- Đọc nối tiếp đoạn

- Đọc nhóm

- GV đọc mẫu cả bài một lần.

- Chú ý thể hiện giọng đọc phù hợp với diễn biến nội dung câu chuyện.

+ Lời của Cô – rét – ti: thân thiện, dịu dàng.

+ Lời của En – ri – cô: trả lời bạn xúc động.

+ Lời của bố En – ri – cô: nghiêm khắc.

- GV gọi HS đọc nối tiếp từng câu.

- GV chú ý sữa lỗi phát âm cho HS. GV đọc mẫu và cho HS đọc lại, từ nào nhiều HS mắc lỗi GV cho cả lớp phát âm lại từ đó, từ nào ít HS mắc lỗi thì sửa lỗi cho riêng các HS đó.

- GV cho HS đọc nối tiếp lại lần nữa và nhận xét cách đọc.

- GV hướng dẫn HS đọc từng đoạn.

- Bài này được chia làm 3 đoạn tương ứng với các đoạn 1,2 và 3 trong sgk và yêu cầu HS đọc nối tiếp từng đoạn.

+ Đoạn 1: Chú ý giọng đọc và cách ngắt nghỉ câu dài:

Tôi đang nắn nót viết từng chữ thì/ Cô – rét – ti chạm khuỷu tay vào tôi,/ làm cho cây bút nguệch ra một đường rất xấu.

- Giải nghĩa từ kiêu căng.

+ Đoạn 2: Chú ý cách ngắt nghỉ câu sau:

Lát sau,/ để trả thù,/ tôi đẩy Cô – rét – ti một cái/ đến mỗi hỏng hết trang tập viết của cậu.

+ Đoạn 3: Chú ý cách ngắt nghỉ:

Chắc là Cô – rét – ti không cố ý/ chạm vào khuỷu tay tôi thật.

Giải nghĩa từ: hối hận, can đảm.

+ Đoạn 4: Giải nghĩa từ ngây.

- GV yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 2.

- GV gọi HS nhận xét. GV nhận xét, đánh giá.

- GV yêu cầu 2 bạn cùng bàn làm thành một nhóm và luyện đọc bài theo nhóm.

- GV bao quát lớp, giám sát hs luyện đọc.

- Yêu cầu các nhóm đứng lên đọc bài

- GV nhận xét.

- Cả lớp lắng nghe.

- Cả lớp lắng nghe.

- HS đọc nối tiếp theo dãy bàn.

- HS sửa lỗi phát âm theo hướng dẫn của GV.

- HS lắng nghe.

- Gạch chân phần ngắt, nghỉ vào sách và 1 hs đọc.

- Giải nghĩa: Kiêu căng là cho rằng mình hơn người khác, coi thường người khác.

- HS gạch cách ngắt, nghỉ vào trong sgk và luyện đọc.

- Giải nghĩa:

Can đảm: không sợ đau, không sợ xấu hổ hay nguy hiểm.

Hối hận: buồn, tiếc vì lỗi lầm của mình.

- Giải nghĩa từ: ngây: đờ người ra không biết phải nói gì, làm gì.

- HS đọc.

- HS luyện đọc theo nhóm.

- 2, 3 nhóm đọc bài.

3. Tìm hiểu bài: 12P

MT: HS nắm rõ được nội dung bài và rút ra được ý nghĩ câu chuyện.

- HS đọc đoạn 1 và cho biết?

+ Hai bạn nhỏ trong truyện tên là gì?

+ Vì sao 2 bạn nhỏ giận nhau?

+ Khi bình tĩnh suy nghĩ lại thấy hành động của mình chưa đúng En – ri – cô muốn làm gì?

+Vì sao En – ri – cô hối hận muốn xin lỗi Cô - rét – ti?

+ Hai bạn đã làm lành với nhau ra sao?

+ Cô - rét – ti nghĩ gì khi chủ động làm lành với bạn?

+ Lời khuyên của bố En – ri – cô ntn?

- Đọc thầm cả bài và nêu ý nghĩa câu chuyện?

- GV: Khuyên các em, đối với bạn bè phải biết tin yêu và nhường nhịn, không nên nghĩ xấu về bạn bè.

- HS: tên 2 bạn nhỏ là Cô – rét – ti và En – ri – cô.

- HS: Vì Cô - rét – ti vô tình chạm vào khuỷu tay En - ri – cô, làm cho bút của En – ri – cô nguệch ra một đường rất xấu. Hiểu lầm bạn cố ý làm hỏng bài viết của mình nên En – ri – cô trả thù bạn bằng cách dẩy vào khuỷu bạn bạn 1 cái.

- HS: En – ri – cô muốn xin lỗi bạn.

- HS: Vì khi hết giận En – ri –cô thấy không phải bạn cố ý và nhìn thấy áo Cô –rét – ti bị sứt chỉ.

- HS: Hết giờ học, Cô – rét- ti đi theo En – ri – cô. En – ri – cô rút cây thước kẻ cầm tay giơ lên. Cô – rét- ti lại gần cười hiền hậu làm lành. Hai bạn ôm lấy nhau.

- HS: Cô – rét – ti là người bạn tốt, coi trọng tình bạn của mình.

- HS: Bố khuyên En – ri – cô có lỗi phải xin lỗi trước.

- HS nhắc lại.

4. Luyện đọc lại: 15P

- GV yêu cầu 1 HS đọc lại đoạn 2.

- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm 3 người theo hình thức phân vai. Nhắc nhở chú ý giọng đọc và các chỗ ngắt nghỉ cho đúng.

- GV gọi các nhóm đứng lên đọc trước lớp.

-GV và HS cùng nhận xét.

- 1 HS đọc bài.

- HS luyện đọc.

- 2, 3 nhóm đứng lên đọc.

KỂ CHUYỆN

1. Mục tiêu: 2P

Giúp học sinh rèn kĩ năng kể chuyện, hiểu nội dung và ý nghĩa câu chuyện.

- Nêu yêu cầu cho HS

- Khi kể chuyện, con phải đóng vai trò là người dẫn chuyện. Muốn vậy, các em cần chuyển lời của En – ri – cô thành lời của mình.

- Lắng nghe.

2. Cách tiến hành: 15P

- GV cho HS quan sát và nêu nội dung 5 tranh minh họa 5 đoạn truyện.

Tranh 1:

- Bức tranh có nội dung gì:

- Thái độ của 2 bạn ra sao?

Tranh 2:

- Sao Cô – rét – ti lại tức giận như vậ?

Tranh 3:

- Bức tranh này nói về điều gì?

- Thái độ của 2 bạn ra sao?

Tranh 4:

- Nội dung bức tranh này muốn nói là gì?

Tranh 5:

- Trong tranh có ai? Nói về nội dung gì?

- GV yêu cầu HS kể lại câu chuyện.

- GV và HS nhận xét, đánh giá.

- HS Quan sát lần lượt 5 tranh minh họa 5 đoạn và nêu nội dung

- HS: Cô – rét – ti vô tình chạm tay vào khuỷu tay En – ri- cô làm nguệch chữ của bạn.

- HS: En – ri – cô tức giận còn Cô – rét- ti cười.

- HS: Vì En – ri – cô làm hỏng cả một trang tập viết của mình.

- HS: Tâm trạng của hai bạn sau khi Cô – rét – ta làm hỏng trang tập viết của En – rít – cô..

- HS: En – ri – cô cảm thấy hối hận còn Cô – rét- ti cảm thấy buồn.

- HS: Cảnh làm hòa của hai bạn.

- HS: trong tranh có bố của En – ri – tô và En – ri – tô. Bố đang mắng cậu vì chuyện ở lớp.

- 5 HS thực hiện yêu cầu.

III. Củng cố - dặn dò: 3P

- GV: Qua bài này các con rút ra được bài học gì?

- Liên hệ: Chúng ta cần đối xử với bạn bè như thế nào?

- Nhận xét tiết học.

- Yêu cầu HS về nhà kể lại câu chuyện và chuẩn bị bài sau.

- HS trả lời.

- HS lắng nghe.

TOÁN

TIẾT 6. TRỪ CÁC SỐ CÓ BA CHỮ SỐ (có nhớ một lần) (Trang 7)

I. MỤC TIÊU:

  • Kiến thức: Biết cách thực hiện phép trừ các số có 3 chữ số (có nhớ một lần ở hàng chục hoặc hàng trăm).
  • Kĩ năng: Biết vận dụng phép trừ các số có 3 chữ số vào giải bài toán có lời văn (có một phép tính trừ).
  • Thái độ: Giáo dục học sinh tính cẩn thận, gọn gàng, khoa học. Yêu thích học toán.
  • Phát triển năng lực: Năng lực tự học, NL giải quyết vấn đề và sáng tạo, NL tư duy - lập luận logic, NL quan sát,...
  • * Bài tập cần làm: bài 1 (cột 1, 2, 3), bài 2 (cột 1, 2, 3), bài 3

II. CHUẨN BỊ:

1. Đồ dùng:

  • GV: Bảng phụ
  • HS: SGK

2. Phương pháp, kĩ thuật:

  • Phương pháp vấn đáp, động não, quan sát, thực hành, trò chơi học tập, đặt và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
  • Kĩ thuật đặt câu hỏi, trình bày 1 phút, động não, tia chớp, chia sẻ nhóm đôi.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC:

TG – ND

Hoạt động học

Hoạt động dạy

1. HĐ khởi động (3 phút):

- Trò chơi: Đoán nhanh đáp số

+Gv đọc các phép tình của BT 4 (tiết trước), cho HS thi đua nêu nhanh kết quả.

- Tổng kết TC, tuyên dương những em đoán đúng, và đoán nhanh nhất

- HS thi đua đoán nhanh đáp số

- Giới thiệu bài - ghi đầu bài lên bảng

- Học sinh nghe giới thiệu, ghi bài.

3. HĐ hình thành kiến thức mới (13 phút):

* Mục tiêu:

- Biết cách thực hiện phép trừ các số có 3 chữ số (có nhớ một lần ở hàng chục hoặc hàng trăm).

)

* Cách tiến hành: (Cả lớp

a. Phép trừ: 432 - 215 =

- Giáo viên viết phép tính lên bảng

+ Đặt tính như thế nào?

+ Chúng ta bắt đầu tính ở hàng nào?

+ 2 không trừ được 5, ta làm thế nào?

- Giáo viên chốt lại bước tính trên

=> Nêu 2 cách nhớ sang hàng chục, thông thường nhớ xuống dưới.

b. Phép trừ: 627 - 143 =

- Tiến hành các bước tương tự phần a.

- Chú ý cho HS đối tượng M1 khi thực hiện phép trừ có nhớ 1 lần sang hàng trăm

=> So sánh 2 phép tính:

- GV chốt kiến thức.

- 1 HS lên bảng đặt tính và tính, dưới lớp làm nháp, tự tìm ra cách tính.

- Học sinh phát biểu.

- Từ hàng đơn vị.

- Mượn 1 chục của 3 chục thành 12; 12 – 5 = 7 viết 7 nhớ 1.

- 2 học sinh nêu lại từng bước trước lớp. Cả lớp theo dõi và nhận xét.

- Tiến hành theo HD của GV

- Phép trừ: 432 – 215 = 217 là phép trừ có nhớ 1 lần ở hàng chục.

- Phép trừ: 627 - 143 = 484 là phép trừ có nhớ 1 lần ở hàng trăm.

3. HĐ thực hành (20 phút):

* Mục tiêu:

- Biết cách thực hiện phép trừ các số có 3 chữ số (có nhớ một lần ở hàng chục hoặc hàng trăm).

- Biết giải bài toán có lời văn (có 1 phép tính trừ)

* Cách tiến hành:

Bài 1: (Làm cá - Lớp)

Bài 2: (Làm cá nhân – cặp - Lớp)

- Học sinh làm bảng con

- Chia sẻ kết quả trước lớp

- Học sinh làm vở

- Chia sẻ kết quả trong nhóm – trước lớp.

Bài 3: (Làm cá nhân - Cặp - Lớp)

- Lưu ý khâu trình bày (câu lời giải)

- HS làm cá nhân - Chia sẻ cặp đôi - Chia sẻ kết quả trước lớp

Bài giải

Bạn Hoa sưu tầm được số tem là.

335 - 128 = 207 (tem)

Đáp số: 207 tem.

3. HĐ ứng dụng (4 phút)

- VN làm lại bài tập 1 và 2 vào vở.

- Thực hiện luyện tập trừ các số có 3 chữ số

Giáo án điện tử lớp 3 Tuần 2 - Mẫu 2

(Nghỉ lễ - Dạy bù vào các ngày trong tuần)

GDTT: CHÀO CỜ (GV TPT THỰC HIỆN)

***************************************

TOÁN: TRỪ CÁC SỐ CÓ 3 CHỮ SỐ

(có nhớ 1 lần)

1. Yêu cầu cần đạt:

  • HS biết cách thực hiện phép trừ các số có 3 chữ số (có nhớ một lần ở hàng chục hoặc hàng trăm)
  • Vận dụng được vào giải toán có lời văn (có một phép trừ).
  • Làm bài tập 1 (cột 1, 2, 3), bài tập 2 (cột 1, 2, 3), bài tập 3.

*GD HS yêu thích học toán.

2. Hoạt động dạy học

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Bài cũ: 2 em lên bảng sửa bài 2, 5.

- Chấm vở 2 bàn tổ 1.

- Nhận xét đánh giá phần bài cũ.

2. Bài mới:

a) Giới thiệu bài: ghi bảng

b) Khai thác:

* Giới thiệu phép trừ: 432 - 215

+ Ghi bảng phép tính 432 - 215 =?

- Hướng dẫn học sinh cách tính.

- Ghi nxét về cách tính như giáo khoa.

- Phép trừ này có gì khác so với các phép trừ đã học?

2 Phép trừ 627 – 143 =?

- Yc HS thực hiện như đối phép tính trên.

- Vậy ở ví dụ này có gì khác so với phép tính ở ví dụ 1 chúng ta vừa thực hiện?

c) Luyện tập:

Bài 1: Gọi HS nêu bài tập 1

- Yêu cầu vận dụng trực tiếp cách tính như phần lí thuyết tự đặt tính và tính kết quả

- Yêu cầu lớp làm vào vở.

- Giáo viên nhận xét đánh giá

Bài 2: Tính

- Yêu cầu 2 HS lên bảng làm

- Yêu cầu cả lớp thực hiện vào bảng con

- Gọi HS khác nhận xét bài bạn

- GV nhận xét đánh giá

Bài 3: GV gọi HS đọc bài toán.

- Yc lớp cùng theo dõi và tìm cách giải bài toán.

- Yêu cầu 1 HS lên bảng tính.

- Cả lớp cùng thực hiện vào bảng con.

- Gọi nxét bài làm trên bảng, chữa bài.

- Nhận xét bài làm của học sinh.

- Chấm vở 6-8 số em, nhận xét đánh giá

3. Củng cố - Dặn dò:

- Nêu cách đặt tính về các phép tính trừ số có 3 chữ số có nhớ một lần.

* Nhận xét đánh giá tiết học. Về nhà xem lại bài và cbị bài sau.

- HS 1: Lên bảng làm bài tập số 2

- HS2: Làm bài 5 vẽ hình theo mẫu để tạo ra con mèo

- 2HS khác nhận xét.

* Lớp theo dõi giáo viên giới thiệu bài

- Vài HS nhắc lại tựa bài

- Một HS đứng tại chỗ nêu cách đặt tính.

- Lớp theo dõi hướng dẫn về cách trừ có nhớ một lần.

- Là phép trừ có nhớ ở hàng chục.

- HS đặt tính và tính khi đến hàng trăm thì dừng lại nghe gv hd về cách tính tiếp.

- Ở phép tính này khác với phép tính trên là trừ có nhớ sang hàng trăm

- Một HS đọc yêu cầu bài 1.

- HS làm bảng con

- Chẳng hạn:

- 2 em lên bảng đặt tính và tính:

- HS nhận xét bài bạn.

+ Đọc bài tập trong sách giáo khoa.

- 1 HS lên bảng giải, lớp làm nháp

Số con tem bạn Hoa sưu tầm là:

335 – 128 = 207 ( con tem )

Đáp số: 207 con tem

- HS nhận xét bài bạn, chữa bài.

- HS nêu cách tính.

TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN: AI CÓ LỖI?

1. Yêu cầu cần đạt:

  • Biết ngắt nghỉ hơi hợp lí sau dấu chấm, dấu phẩy và giữa các cụm từ. Bước đầu biết đọc phân biệt lời dẫn chuyện và lời nhân vật.
  • Hiểu ý nghĩa của chuyện: Phải biết nhường nhịn bạn, nghĩ tốt về bạn, dũng cảm nhận lỗi khi trót cư xử không tốt đối với bạn. (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
  • Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh minh hoạ.

* Các kỹ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài: Giao tiếp ứng xử văn hóa; Thể hiện sự cảm thông; Kiểm soát cảm xúc.

2. Chuẩn bị:

* Các phương pháp/ kỹ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng: Trình bày ý kiến cá nhân; Trải nghiệm; Đóng vai

* Phương tiện: Tranh minh hoạ.

III. Hoạt động dạy học:

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1. Bài cũ:

- 2 em đọc bài “Hai bàn tay em"

- Giáo viên nhận xét.

2. Bài mới:

a) Giới thiệu: Trong tình bạn có những lúc gặp chuyện không vui. Điều gì giúp chúng ta giữ được tình bạn? Bài học hôm nay các em sẽ tìm hiểu về điều đó, Giới thiệu tranh

b) Luyện đọc:

- Giáo viên đọc toàn bài.

- H dẫn luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.

- Đọc từng câu trước lớp

- Viết từ khó lên bảng (Cô- rét- ti, En- ri -cô.,..Yêu cầu HS đọc).

- GV lắng nghe uốn nắn cho HS.

- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trước lớp

- Ycầu HS đọc nối tiếp 5 đoạn trong bài. Kết hợp giúp HS hiểu nghĩa các từ khó.

- HS đọc từng đoạn trong nhóm đôi.

- Theo dõi hướng dẫn các nhóm đọc đúng

- Lớp đọc đồng thanh đoạn 1

c) Hướng dẫn tìm hiểu bài:

* GDKNS: Kĩ năng giao tiếp có văn hóa

* Phương pháp: Tr/bày ý kiến cá nhân

*Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 1, 2

- Hai bạn nhỏ trong chuyện tên là gì? Vì sao hai bạn nhỏ lại giận nhau?

- Vì sao En- ri- cô hối hận muốn xin lỗi Cô- rét- ti?

*Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 3

- Hai bạn đã làm lành với nhau ra sao ? Em đoán Cô –rét- ti nghĩ gì khi chủ động làm lành với bạn?

*Yêu cầu học sinh đọc thầm đoạn 5

- Bố đã trách mắng En- ri -cô như thế nào ? Lời trách của bố có đúng không ? Theo em mỗi bạn có điểm gì đáng khen?

d) Luyện đọc lại:

- Chọn để đọc mẫu đoạn 4, 5.

*Giáo viên chia ra mỗi nhóm 3 em.

- Tổ chức thi hai nhóm đọc theo vai

- Giáo viên lắng nghe và sửa sai.

- Giáo viên và học sinh bình chọn cá nhân và nhóm đọc hay nhất.

* Kể chuyện : Gv nêu nhiệm vụ

- Trong phần kể chuyện hôm nay các em sẽ kể lại 5 đoạn trong truyện ai có lỗi bằng lời kể của em dựa vào trí nhớ và 5 tranh minh họa. H dẫn kể từng đoạn theo tranh.

- Yêu cầu học sinh kể cho nhau nghe

- Yc học sinh thi kể từng đoạn trước lớp -Theo dõi gợi ý học sinh kể còn lúng túng

đ) Củng cố dặn dò:

* Qua câu chuyện em học được điều gì?

- Nhắc lại yêu cầu của tiết kể chuyện.

- GV nhận xét đánh giá tiết học, dặn HS chuẩn bị bài: Cô giáo tí hon.

2 HS lên bảng đọc thuộc bài

- Vài học sinh nhắc lại tựa bài

- Lớp theo dõi giáo viên đọc mẫu

- HS đọc từng câu nối tiếp cho đến hết bài thể hiện đúng lời của từng nhân vật

- HS đọc từng đoạn trước lớp

- HS nối tiếp nhau đọc 5 đoạn trong bài -HS dựa vào chú giải trong SGK để giải nghĩa từ.

- HS đọc từng đoạn trong nhóm đôi

- Lớp đọc đồng thanh

* Lớp đọc thầm đoạn 1và 2:

- Hai bạn nhỏ tên là En -ri -cô và Cô -rét -ti

- Cô- rét- ti vô ý đụng khuỷu tay vào En -ri -cô làm En- ri -cô viết hỏng …

- Vì En- ri- cô bình tĩnh nghĩ lại và biết Cô -rét -ti không cố ý chạm vào tay mình …

- Lớp đọc thầm đoạn 3 trả lời.

- Cô rét ti cười hiền hậu đề nghị ta lại thân nhau như trước đi …

- Tại mình vô ý nên mình cần phải làm lành với bạn …

- Đọc thầm đoạn 5.

- Bố mắng chính En- ri- cô là người có lỗi đã không chú động xin lỗi còn tính đánh bạn. Bố trách như vậy là rất đúng.

- Lắng nghe giáo viên đọc mẫu

- Các nhóm tự phân vai (En ri cô, Cô rét ti và người bố)

- HS đọc cá nhân và đọc theo nhóm. Bình xét cá nhân và nhóm đọc hay

- Lắng nghe.

- Quan sát lần lượt dựa vào 5 tranh minh họa của 5 đoạn truyện, nhẩm kể chuyện

- Đọc thầm câu chuyện theo lời kể SGK.

- Từng học sinh kể cho nhau nghe.

- 5 học sinh nối tiếp nhau kể theo 5 đoạn của câu chuyện

- Lớp nhận xét lời kể của bạn

- Bạn bè phải biết nhường nhịn, yêu thương và luôn nghĩ tốt về nhau, can đảm nhận lỗi khi cư xử không tốt với bạn.

ĐẠO ĐỨC: KÍNH YÊU BÁC HỒ (T2)

I. Yêu cầu cần đạt:

  • Biết được tình cảm của Bác Hồ đối với thiếu nhi và tình cảm thiếu nhi đối với Bác Hồ
  • GDHS thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng.
  • Biết nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy.

II. Chuẩn bị: Các bài thơ, bài hát về Bác, tranh hoặc truyện.

III. Hoạt động dạy học:

Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

1.Bài cũ:

- Yêu cầu cả lớp hát tập thể hoặc nghe băng bài hát Tiếng chim trong vườn Bác, nhạc và lời của Hàn Ngọc Bích.

2. Bài mới:

- Giới thiệu bài:

Hoạt động 1:

*Mục tiêu: Giúp học sinh đánh giá việc thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên để có sự phấn đấu tốt

- Yêu cầu lớp chia thành các cặp suy nghĩ và trả lời các ý:

+ Em đã thực hiện được những điều nào trong 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng? Thực hiện như thế nào? Còn điều nào chưa làm tốt?

+ Em dự định sẽ làm gì trong thời gian tới?

- Yêu cầu học sinh liên hệ theo cặp.

- Mời vài em tự liên hệ trước lớp

- Khen những học sinh đã thực hiện tốt 5 điều Bác dạy.

Hoạt động 2 :

- Yêu cầu lớp hoạt động nhóm trình bày giới thiệu về những bài hát, tranh ảnh, bài ca dao,… nói về Bác Hồ.

* Thảo luận theo nhóm:

1. Yêu cầu các nhóm trình bày, giới thiệu những sưu tầm nói về Bác với thiếu niên nhi đồng.

2. Yêu cầu lớp nhận xét về kết quả sưu tầm của các nhóm.

3. Đánh giá và khen những nhóm có sưu tầm tốt.

ªHoạt động 3: Trò chơi “Phóng viên“

- Xin bạn vui lòng cho biết Bác Hồ còn có những tên gọi nào khác?

- Quê bác ở đâu? Bác sinh vào ngày tháng năn nào? hãy đọc 5 điều bác dạy? Hãy kể những việc làm được trong tuần qua để thể hiện lòng kính yêu bác Hồ ?

- Bạn hãy đọc một câu ca dao nói về Bác? Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập khi nào? Ở đâu?

* Rút ra kết luận chung và ghi lên bảng như sgk

3. Củng cố, dặn dò:

- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học

- Chuẩn bị bài mới: "Giữ lời hứa"

- Hát tập thể bài “Ai yêu …nhi đồng“ nhạc và lời Phong Nhã.

- Học sinh nhắc lại tựa bài.

- Cả lớp thảo luận theo nhóm đôi..

- Lần lượt từng bạn trả lời với nhau về việc thực hiện 5 điều Bác Hồ dạy của bản thân và nêu những điều mà thực hiện chưa tốt, nêu cách cố gắng ¨để thực hiện tốt.

- 2HS tự liên hệ trước lớp.

- Lớp bình chọn những bạn có việc làm tốt.

- Nhóm 4 thảo luận

- Đại diện các nhóm lên báo cáo.

- Lớp trao đổi nhận xét.

- Các nhóm lần lượt lên trình bày hoặc giới thiệu về những sưu tầm của mình có nội dung nói về Bác Hồ với thiếu niên nhi đồng. Chẳng hạn như: Tranh ảnh, bài hát, các câu ca dao.

- Lớp theo dõi nhận xét trình bày các nhóm .

- Lớp lắng nghe bình chọn các nhóm có nhiều hình ảnh, bài hát nói về Bác …

- Lần lượt từng học sinh thay nhau đóng vai phóng viên hỏi bạn các câu hỏi về cuộc đời của Bác Hồ:

- Bác Hồ sinh ngày 19 – 5 – 1890

Quê bác ở Làng Sen, xã Kim Liên Nam Đàn Nghệ An. Bác còn có tên khác như: Nguyễn Tất Thành, Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh hồi còn nhỏ tên là Nguyễn Sinh Cung.

- Bác đọc “Tuyên ngôn độc lập" vào ngày 2 – 9 – 1945 tại vườn hoa Ba Đình Hà Nội.

- Bác Hồ là người rất yêu thương và quý mến các cháu thiếu nhi.

- Thiếu nhi cần ghi nhớ và thực hiện tốt 5 điều Bác Hồ dạy.

Tham khảo toàn bộ nội dung giáo án tại file tải về.

Các bạn có thể tham khảo toàn bộ các chuyên mục lớp 3 của VnDoc.com như: Giáo án điện tử Toán 3, Giáo án Tiếng Việt 3, Tiếng anh 3, Tự nhiên xã hội 3, Giáo án Thủ Công lớp 3, Giáo án An toàn giao thông lớp 3, để dạy và học tốt toàn diện các môn hơn.

Ngoài Giáo án lớp 3 - Tuần 2, các em học sinh lớp 3 còn có thể tham khảo đề thi học kì 1 lớp 3 hay đề thi học kì 2 lớp 3 mà VnDoc.com đã sưu tầm và chọn lọc. Hy vọng với những tài liệu này, các em học sinh sẽ học tốt môn Toán lớp 3 hơn cùng với sự luyện tập thường xuyên môn Tiếng Việt 3, tiếng Anh lớp 3.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
2
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Giáo án lớp 3

    Xem thêm