Giáo viên tiểu học, trung học cần phải làm gì khi chưa có bằng đại học?

Luật Giáo dục 2019 đã quy định giáo viên tiểu học, trung học phải có bằng cử nhân sư phạm trở lên. Vậy, theo quy định này, giáo viên không đạt trình độ chuẩn cần phải làm gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 72 Luật Giáo dục 2019, trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên như sau:

Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non;

Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.

Có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ;

Có thể thấy, Luật Giáo dục 2019 đã nâng cao trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở và giảng viên đại học. Do đó, Giáo viên mầm non phải có bằng cao đẳng sư phạm trở lên và Giáo viên tiểu học, trung học phải có bằng cử nhân sư phạm trở lên.

Vì vậy, để giải quyết về việc giáo viên không đạt trình độ chuẩn, Nghị định 71/2020/NĐ-CP đã hướng dẫn cụ thể việc thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên tiểu học, giáo viên trung học như sau:

Thứ nhất: Đối với giáo viên tiểu học

Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 71/2020/NĐ-CP, Giáo viên tiểu học chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên tiểu học hoặc chưa có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên, tính từ ngày 01/07/2020 còn đủ 08 năm công tác (96 tháng) đối với giáo viên có trình độ trung cấp, còn đủ 07 năm công tác (84 tháng) đối với giáo viên có trình độ cao đẳng đến tuổi được nghỉ hưu là giáo viên thuộc đối tượng trình độ chuẩn được đào tạo.

Theo đó, lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên tiểu học được thực hiện thành hai giai đoạn (từ ngày 01/07/2020 đến 31/12/2030):

  • Giai đoạn 1: Từ ngày 01/07/2020 đến 31/12/2025, bảo đảm đạt ít nhất 50% số giáo viên tiểu học đang được đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng cử nhân;
  • Giai đoạn 2: Từ ngày 01/01/2026 đến 31/12/2030, thực hiện đối với số giáo viên còn lại để bảo đảm 100% số giáo viên tiểu học hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng cử nhân.

Thứ hai: Đối với giáo viên trung học cơ sở

Căn cứ tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 71/2020/NĐ-CP quy định Giáo viên trung học cơ sở chưa có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên hoặc chưa có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm trở lên, tính từ ngày 01/07/2020 còn đủ 07 năm công tác (84 tháng) đến tuổi được nghỉ hưu theo quy định là đối tượng giáo viên thuộc đối tượng trình độ chuẩn được đào tạo. Do đó, lộ trình nâng trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên trung học cơ sở được thực hiện thành hai giai đoạn (từ ngày 01/07/2020 đến 31/12/2020):

  • Giai đoạn 1: Từ ngày 01/07/2020 đến 31/12/2025, bảo đảm đạt ít nhất 60% số giáo viên trung học cơ sở đang được đào tạo hoặc đã hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng cử nhân;
  • Giai đoạn 2: Từ ngày 01/01/2026đến 31/12/2025, thực hiện đối với số giáo viên còn lại để bảo đảm 100% số giáo viên trung học cơ sở hoàn thành chương trình đào tạo được cấp bằng cử nhân.

Bên cạnh quy định nâng trình độ chuẩn được đào tạo của các giáo viên thuộc đối tượng trình độ chuẩn được đào tạo, tại Điều 3 Thông tư 24/2020/TT-BGDĐT (sẽ có hiệu lực từ ngày 10/10/2020) đã hướng dẫn về việc sử dụng giáo viên tiểu học, giáo viên trung học không thuộc đối tượng nâng chuẩn như sau:

  • Trong 02 (hai) năm liên tiếp liền kề trước năm 2020, giáo viên có kết quả đánh giá, xếp loại đạt chuẩn nghề nghiệp trở lên hoặc được phân loại, đánh giá viên chức (xếp loại chất lượng viên chức) ở mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên, có đủ sức khỏe thì tiếp tục bố trí công tác giảng dạy cho đến khi nghỉ hưu theo quy định.
  • Trong 02 (hai) năm liên tiếp liền kề trước năm 2020, giáo viên có kết quả đánh giá, xếp loại không đạt chuẩn nghề nghiệp và có một năm được phân loại, đánh giá viên chức (xếp loại chất lượng viên chức) ở mức không hoàn thành nhiệm vụ thì không bố trí giảng dạy và được sắp xếp tham gia bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ để bố trí sang vị trí việc làm khác phù hợp tại cơ sở giáo dục cho đến khi nghỉ hưu theo quy định.

Đồng thời, giáo viên không đủ sức khỏe, có nguyện vọng nghỉ hưu, đủ các điều kiện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội thì được nghỉ hưu theo quy định.

Trên đây là nội dung chi tiết của bài viết Giáo viên tiểu học, trung học cần phải làm gì khi chưa có bằng đại học? Tất cả các tài liệu về Văn bản Giáo dục đào tạo được VnDoc cập nhật và đăng tải thường xuyên. Chi tiết nội dung của các Văn bản, Thông tư mời các bạn cùng theo dõi và tải về sử dụng.

Xem thêm các tài liệu Dành cho Giáo viên chi tiết:

Đánh giá bài viết
1 5.886
Sắp xếp theo

    Văn bản giáo dục

    Xem thêm