Lý thuyết Tính chất kết hợp của phép nhân
Lý thuyết Tính chất kết hợp của phép nhân
Lý thuyết Toán lớp 4: Tính chất kết hợp của phép nhân bao gồm ví dụ chi tiết và các dạng bài tập tự luyện cho các em học sinh tham khảo rèn luyện kỹ năng giải Toán 4 chương 2, chuẩn bị cho các bài kiểm tra trong năm học. Mời các em cùng tìm hiểu chi tiết.
Lý thuyết Tính chất kết hợp của phép nhân Toán lớp 4
a) Tính rồi so sánh giá trị của hai biểu thức:
(2 x 3) x 4 và 2 x (3 x 4)
Ta có: (2 x 3) x 4 = 6 x 4 = 24
2 x (3 x 4) = 2 x 12 = 24
Vậy: (2 x 3) x 4 = 2 x (3 x 4)
b) So sánh giá trị của hai biểu thức (a x b) x c và a x (b x c) trong bảng sau:
Ta thấy giá trị của (a x b) x c và của a x (b x c) luôn bằng nhau, ta viết:
(a x b) x c = a x (b x c)
Khi nhân một tích hai số với số thứ ba, ta có thể nhân số thứ nhất với tích của số thứ hai và số thứ ba.
Chú ý: Ta có thể tính giá trị của biểu thức dạng a x b x c như sau:
a x b x c = (a x b) x c = a x (b x c)
Giải bài tập Tính chất kết hợp của phép nhân Toán 4
- Giải bài tập trang 61 SGK Toán 4: Tính chất kết hợp của phép nhân
- Giải vở bài tập Toán 4 bài 52: Tính chất kết hợp của phép nhân
Ngoài Lý thuyết Tính chất kết hợp của phép nhân được VnDoc sưu tầm, chọn lọc. Các em tham khảo các dạng đề thi học kì 1 lớp 4, đề thi học kì 2 theo Thông tư 22 chương trình học lớp 4 mới nhất được cập nhật. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo đề thi, bài tập mới nhất.