Phiếu bài tập cuối tuần lớp 3 cả năm

Phiếu bài tập cuối tuần lớp 3 cả năm được VnDoc sưu tầm đủ 35 tuần, tổng hợp cho các thầy cô tham khảo hướng dẫn các em làm bài tập Tiếng Việt và Toán lớp 3, giúp các em tự tổng hợp kiến thức đã học cho cả môn Toán và Tiếng Việt, giúp các em chuẩn bị tốt cho các bài tiếp theo.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 3, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 3 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 3. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

I. Phiếu bài tập cuối tuần môn Toán lớp 3

1. Phiếu bài tập cuối tuần môn Toán lớp 3 - Tuần 1

Bài 1 (2 điểm): Đặt tính rồi tính

246+ 348

257+ 129

568 + 125

369 + 215

Bài 2 (2 điểm): Tìm m

m + 356 + 125 = 671

456 + 129 + m = 781

Bài 3 (2 điểm): Tìm một số biết lấy số đó trừ đi 124 rồi trừ tiếp 348 ta được số liền trước số 1000.

Bài 4 (2 điểm) Thư viện của nhà trường có 127 quyển truyện tranh như vậy số truyện tranh nhiều hơn truyện khoa học là 21 quyển. Hỏi:

a. Trong thư vịên có bao nhiêu quyển truyện khoa học?

b. Thư viện có bao nhiêu quyển sách cả 2 loại?

Bài 5 (1 điểm): Cho các số 456, 42, 498 và các dấu phép tính +, -, =. Hãy viết tất cả các phép tính đúng.

2. Phiếu bài tập cuối tuần môn Toán lớp 3 - Tuần 2

Bài 1. Tính:

463 – 247

597 – 428

c, 5 x 8 + 121

d) 4 x 8 + 58

Bài 2. Tìm X

X x 5 = 20

4 x X = 36

X : 3 = 5

42 – X = 2 x 7

Bài 3. Lớp 3A có 24 bạn xếp vào 4 hàng như nhau. Hỏi mỗi hàng có bao nhiêu bạn?

Bài giải:

...............................................................................................................................

............................................................................................................................

...............................................................................................................................

...............................................................................................................................

Bài 4. Tính độ dài đường gấp khúc với số đo các đoạn thẳng là: 12cm; 9 cm; 35 cm

………………………………………………………………………………………………

...............................................................................................................................

Bài 5. Em Hà năm nay 6 tuổi. Tuổi bố bằng 5 lần tuổi Hà cộng với 9. Hỏi bố bao nhiêu tuổi.

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………

3. Phiếu bài tập cuối tuần môn Toán lớp 3 - Tuần 3

Phần I: Khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng.

1. Số lớn nhất có 2 chữ số là:

A. 89

B. 98

C. 99

2. Số nhỏ nhất có 3 chữ số là:

A. 100

B. 999

C. 101

3. Số lớn nhất có 3 chữ số là:

A. 100

B. 999

C. 1000

4. Số bị trừ là 15, số trừ là 4. Vậy tổng của hiệu với số trừ là:

A. 11

B. 15

C. 19

5. Số hạng thứ nhất là 203, số hạng thứ hai là 145. Vậy hiệu của tổng và số hạng thứ 1 là:

A. 203

B. 145

C. 348

6. Số thích hợp để viết tiếp vào chỗ chấm là: 625, 630, 635………

A. 620

B. 640

C. 645

7. Số thích hợp để viết tiếp vào chỗ chấm là: 212,215,218 ………

A. 220

B.221

C.223

8. Viết các số theo thứ tự từ lớn đên bé: 490, 427, 415, 398

A. 398, 409, 415, 427

B. 409, 427, 415, 398

C. 427, 415, 409, 398

9. Dãy số được sắp xếp theo thứ tự từ bé đến lớn là:

A. 457, 574, 475

B. 457, 475, 574

C. 574, 475, 457

10. Tổng của một số với 35 thì lớn hơn 35 là 10 đơn vị. Số đó là:

A. 45

B. 25

C. 10

11. Số thứ 6 cả dãy số: 2, 3, 5, 8, 12, …, …, … là:

A. 19

B. 17

C. 21

Phần II: Viết kết quả của em vào chỗ trống

1. Tổng của 245 và 234 là: ………..

2. Hiệu cuả 673 và 316 là: ………..

3. Tích của 5 và 0 là :………….

4. Thương của 40 và 5 là: ………

5. Một khúc gỗ dài 10dm được cắt thành các đoạn dài 2dm. Hỏi phải cắt mấy lần?

Trả lời: Người ta phải cắt ……… lần.

4. Phiếu bài tập cuối tuần môn Toán lớp 3 - Tuần 4

Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng

1. Bao gạo nếp nặng 28kg, bao gạo tẻ nặng hơn bao gạo nếp 9kg. Hỏi bao gạo tẻ cân nặng bao nhiêu ki – lô- -gam?

A. 36 kg

B. 37 kg

C. 27 kg

2. Có 43 kg gạo tẻ và 16 kg gạo nếp. Hỏi số gạo tẻ nhiều hơn số gạo ếp bao nhiêu ki – lô- -gam?

A. 27 kg

B. 59 kg

C. 28 kg

3. Xoài có 27 quả, cam có 28 quả. Hỏi cả cam và xoài có tất cả bao nhiêu quả?

A. 55 quả

B. 54 quả

C. 44 quả

4. Một trại nuôi 425 con trâu và 314 con bò. Hỏi số bò ít hơn số trâu là bao nhiêu con?

A. 739 con

B. 738 con

C. 111 con

D. 112 con

5. Hùng nhiều hơn Dũng 6 cái nhãn vở. Hỏi Hùng phải cho Dũng bao nhiêu cái nhãn vở để số nhãn vở của hai bạn bằng nhau?

A. 6 nhãn vở

B. 2 nhãn vở

C. 4 nhãn vở

D. 3 nhãn vở

6. Tóm tắt bài toán:

3 bông hoa: 1 lọ

18 bông hoa: ………lọ?

Đáp số là:

A. 6 bông hoa

B. 6

C. 6 lọ

D. 5 lọ

7. Tóm tắt bài toán:

4 cái bánh: 1 túi

36 cái bánh: …….túi?

Đáp số là:

A. 40 túi

B. 32 túi

C. 9 túi

D. 10 túi

8. Hùng có 26 con tem. Nếu cho Dũng 6 con tem thì số tem còn lại của Hùng sẽ gấp đôi số tem của Dũng. Hỏi Dũng có bao nhiêu con tem?

A. 20 con tem

B. 10 con tem

C. 4 con tem

D. 6 con tem

9. Có 10 bao gạo. Nếu lấy ở mỗi bao ra 2 kg thì số gạo lấy ra sẽ bằng số gạo ở 5 bao nguyên. Tính số gạo đựng trong 10 bao?

A. 20 bkg

B. 30 kg

C. 40 kg

D. 50 kg

10. Tổng số bi của Hùng và Dũng bằng tổng số bi của Việt và Nam. Biết rằng số bi của Việt nhiều hơn Hùng 2 viên.

Câu nào đúng?

A. Dũng có nhiều hơn Nam 2 viên bi.

B. Dũng có ít hơn Nam 2 viên bi.

C. Dũng có ít hơn Nam 1 viên bi.

D. Dũng có nhiều hơn Nam 1 viên bi.

5. Phiếu bài tập cuối tuần môn Toán lớp 3 - Tuần 5

Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng

Câu 1:

A. Mét là đơn vị đo độ nặng, nhẹ của một vật.

B. Mét là đơn vị đo độ dài.

C. Mét là đơn vị đo độ lớn, bé của một vật.

Câu 2:

A. Ki lô mét là một đơn vị đo chiều dài của một vật.

B. Ki lô mét là một đơn vị đo độ nặng, nhẹ của một vật.

C. Ki lô mét là một đơn vị đo độ dài (như quãng đường chẳng hạn).

Câu 3.

A. Mi li mét là một đơn vị đo quãng đường.

B. Mi li mét là một đơn vị đo độ lớn bé của một vật.

C. Mi li mét là một đơn vị đo độ dài (như bề dầy của tấm kính chẳng hạn).

Câu 4: An mua nhãn vở hết 700 đồng, An đưa cho người bán hàng một tờ giấy bạc loại 1000 đồng. Người bán hàng trả lại An bao nhiêu?

A. 100 đồng

B. 200 đồng

C. 300 đồng

Câu 5: Lan có 900 đồng, trong đó có một tờ giấy bạc 500 đồng, một tờ giấy bạc 200 đồng còn lại là tờ giấy bạc loại 100 đồng. Hỏi có bao nhiêu tờ giấy bạc loại 100 đồng?

A. 1 tờ

B. 2 tờ

C. 3 tờ

Câu 6: Thùng thứ nhất có 246l dầu. Tùng thứ hai có 251l dầu. Hỏi cả hai thùng có tất cả bao nhiêu lít dầu.

A. 496l

B. 497l

C. 498l

Câu 7: Quãng đường đi từ A đến B dài 28 km. Quãng đường đi từ B đến C dài hơn quãng đường đi từ A đến B là 7 km. Hỏi quãng đường đi từ B đến C dài bao nhiêu ki-lô-mét?

A. 33km

B. 34km

C. 35km

Câu 8: 63cm = …………dm3cm. Số cần điền vào chỗ chấm là:

A. 6

B. 63

C. 6dm

D. 63cm

Câu 9: Tâm đi ngủ lúc 10 giờ đêm. Tâm ngủ trong 8 giờ. Tâm sẽ thức dậy lúc:

A. 8 giờ

B. 18 giờ

C. 6 giờ

D. 2 giờ

Câu 10: 34 giờ – 10 giờ = ……………. số cần điền vào chỗ chấm là:

A. 1 ngày

B. 44 giờ

C. 23 giờ

D. 2 ngày

6. Phiếu bài tập cuối tuần môn Toán lớp 3 - Tuần 6

1. Hình bên được gọi là:

Phiếu bài tập cuối tuần lớp 3 cả năm

A. Đoạn thẳng.

B. Đường thẳng AB.

C. Đường gấp khúc AB

2. Tính độ dài đường gấp khúc sau:

Phiếu bài tập cuối tuần lớp 3 cả năm

A. 135cm

B.136 cm

C.137cm

3. Tính chu vi hình tam giác ABC, biết độ dài các cạnh là:

AB = 23 cm; BC = 22 cm; AC = 4 dm

A. 49dm

B. 49cm

C. 85dm

D. 85cm

4. Tính chu vi của hình chữ nhật MNPQ, biết độ dài các cạnh như hình vẽ:

Phiếu bài tập cuối tuần lớp 3 cả năm

A. 135cm

B. 136cm

C. 137cm

5. Số đường gấp khúc gồm có 3 đoạn thẳng trong hình vẽ là:

Phiếu bài tập cuối tuần lớp 3 cả năm

A. 2 đường

B. 3 đường

C. 4 đường

C. 1 đường

6. Vẽ thêm 2 đoạn thẳng để có 8 hình tam giác:

Phiếu bài tập cuối tuần lớp 3 cả năm

7. Vẽ thêm 2 đoạn thẳng để có 5 hình tam giác

Phiếu bài tập cuối tuần lớp 3 cả năm

II. Phiếu bài tập cuối tuần môn Tiếng Việt lớp 3

1. Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt 3: Tuần 1

Bài 1

Gạch chân các từ chỉ sự vật trong khổ thơ sau:

Tay em đánh răng

Răng trắng hoa nhài

Tay em chải tóc

Tóc ngời ánh mai

Bài 2

Gạch chân những từ chỉ sự vật (chỉ người, chỉ vật, chỉ hiện tượng tự nhiên...) trong đoạn văn sau:

Từ khung cửa sổ, Vy thò đầu ra gọi bạn, mắt nheo nheo vì ánh ban mai in trên mặt nước lấp loáng chiếu dội lên mặt. Chú chó xù lông trắng mượt như mái tóc búp bê cũng hếch mõm nhìn sang.

Bài 3

Ghi lại các sự vật được so sánh với nhau trong đoạn văn ở bài 2

..........................................như.........................................................

Bài 4

Hãy chọn các sự vật ở trong ngoặc: (Bốn cái cột đình, bốn thân cây chắc khoẻ,hạt nhãn, mắt thỏ, khúc nhạc vui, tiếng hát của dàn đồng ca) để so sánh với từng sự vật trong các câu dưới đây:

- Đôi mắt bé tròn như...........................................................................

- Đôi mắt bé tròn như...........................................................................

- Bốn chân của chú voi to như.................................................................

- Bốn chân của chú voi to như.................................................................

- Trưa hè, tiếng ve như..........................................................................

- Trưa hè, tiếng ve như..........................................................................

2. Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt 3: Tuần 2

Bài 1

Khoanh tròn chữ cái trước các từ chỉ trẻ em với thái độ tôn trọng

a, trẻ em b. trẻ con c. nhóc con

d, trẻ ranh e. trẻ thơ f. thiếu nhi

Bài 2

Điền tiếp vào chỗ trống các từ chỉ phẩm chất tốt của trẻ em.

Ngoan ngoãn, thông minh, tự tin, .......................................................…

Bài 3

Gạch 1 gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi Ai? Gạch 2 gạch dưới bộ phận câu trả lời cho câu hỏi là gì? (hoặc là ai?) trong mỗi câu sau:

- Cha mẹ, ông bà là những người chăm sóc trẻ em ở gia đình.

- Thầy cô giáo là những người dạy dỗ trẻ em ở trường học.

- Trẻ em là tương lai của đất nước và của nhân loại.

Bài 4

Chọn các từ ngữ ở trong ngoặc: (sách, vở, bút, thước kẻ, cặp sách và sách vở, bạn của nhà nông, con vật kéo rất khoẻ, người mang tin vui đến cho các bạn học sinh, loài hoa có màu sắc rực rỡ) điền vào chỗ trống để những dòng sau thành câu có mô hình Ai (cái gì, con gì)? - là gì ( là ai)?.

- Con trâu là..........................................................................................

- Con trâu là..........................................................................................

- Hoa phượng là....................................................................................

- Hoa phượng là....................................................................................

- ........................................là những đồ dùng học sinh luôn phải mang đến lớp.

- ........................................là những đồ dùng học sinh luôn phải mang đến lớp

3. Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt 3: Tuần 3

Bài 1

Ghi lại những hình ảnh so sánh trong mỗi đoạn sau vào chỗ trống và khoanh tròn từ dùng để so sánh trong từng hình ảnh đó:

a, Quạt nan như lá ...........................................................

Chớp chớp lay lay ...........................................................

Quạt nan rất mỏng ...........................................................

Quạt gió rất dày ...........................................................

b, Cánh diều no gió ...........................................................

Tiếng nó chơi vơi ...........................................................

Diều là hạt cau ...........................................................

Phơi trên nong trời ...........................................................

Bài 2

Điền từ so sánh ở trong ngoặc (là, tựa, như) vào chỗ trống trong mỗi câu sau cho phù hợp:

Đêm ấy, trời tối.................mực.

Trăm cô gái.....................tiên sa.

Mắt của trời đêm ...............các vì sao.

Bài 3

Ghi lại 2 thành ngữ hoặc tục ngữ có hình ảnh so sánh mà em biết

M: Đẹp như tiên sa.

....................................................................................

....................................................................................

Bài 4

Dựa vào từng sự việc để chia đoạn sau thành 4 câu.

Sáng nào mẹ tôi cũng dậy rất sớm đầu tiên, mẹ nhóm bếp nấu cơm sau đó mẹ quét dọn trong nhà, ngoài sân lúc cơm gần chín, mẹ gọi anh em tôi dậy ăn sáng và chuẩn bị đi học.

..............................................................................................................

4. Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt 3: Tuần 4

Bài 1

Ghi chữ Đ (đúng) trước từ chỉ gộp nhiều người trong gia đình

a. cha mẹ

b. con cháu

c. con gái

d. anh họ

e. em trai

g. anh em

h. chú bác

i. chị cả

Bài 2

Chọn các thành ngữ hoặc tục ngữ trong ngoặc (Cha sinh, mẹ dưỡng. Công cha như núi Thái Sơn. Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ. Con chẳng chê mẹ khó, chó không chê chủ nghèo.) cho phù hợp với ý nghĩa trong từng cột dưới đây:

a. Chỉ tình cảm hoặc công lao của cha mẹ với con cái

b. Chỉ tình cảm, trách nhiệm của con đối với cha mẹ

M: Dạy con, dạy thuở còn thơ.

...................................................

...................................................

...................................................

................................................…

...................................................

...................................................

M: Bên cha cũng kính, bên mẹ cũng vái.

...................................................

...................................................

...................................................

................................................…

...................................................

...................................................

Bài 3

Đặt 3 câu có mô hình Ai - là gì? để nói về những người trong gia đình em:

M: Mẹ tôi là giáo viên tiểu học.

M: Ông tôi là người già nhất làng.

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

5. Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt 3: Tuần 5

Bài 1

Ghi vào chỗ trống các sự vật được so sánh với nhau trong các câu văn và đoạn thơ sau:

a) Giàn hoa mướp vàng như đàn bướm đẹp.

b)

Bão đến ầm ầm

Như đoàn tàu hoả

Bão đi thong thả

Như con bò gầy

c) Những chiếc lá bàng nằm la liệt trên mặt phố như những cái quạt mo lung linh ánh điện

a)...................................................

......................................................

b)...................................................

...................................................

c)..................................................

.....................................................

Bài 2

Đọc đoạn văn rồi gạch dưới những câu văn có hình ảnh so sánh:

Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim. Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lỗ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi. Hàng ngàn búp nõn là hàng ngàn ánh nến trong xanh. Tất cả đều lóng lánh lung linh trong nắng.

Bài 3

Lựa chọn các từ ngữ chỉ sự vật trong ngoặc (mâm khổng lỗ, tiếng hát, mặt gương soi, ngôi nhà thứ hai của em) để điền tiếp vào mỗi dòng sau thành câu văn có hình ảnh so sánh các sự vật với nhau:

- Tiếng suối ngân nga như ........................................................................

- Mặt trăng tròn vành vạnh như....................................................................

- Trường học là.............................................................................................

- Mặt nước hồ trong tựa như ........................................................................

6. Phiếu bài tập cuối tuần Tiếng Việt 3: Tuần 6

Bài 1

Khoanh tròn chữ cái trước từ ngữ:

1. Không chỉ những người có ở trường học:

a. giáo viên

b. hiệu trưởng

c. công nhân

d. học sinh

2. Không chỉ những hoạt động thường có ở trường học

a. học tập

b. dạy học

c. vui chơi

d. câu cá

Bài 2

Điền vào chỗ trống sau dấu phẩy những từ ngữ thích hợp để hoàn chỉnh từng câu văn:

a. Khi đi học, em cần mang đủ sách vở,.........................................................

b. Giờ toán hôm nay, bạn Lan........................................ đều được cô giáo cho điểm 10.

c. Trong đợt thi đua chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam, chi đội 3A đạt danh hiệu chi đội xuất sắc,........................................................................................

Bài 3

Ghi dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong mỗi câu sau:

a. Trong giờ tập đọc, chúng em được nghe cô giáo giảng bài luyện đọc đúng và đọc hay.

b. Lớp chúng em đi thăm Thảo Cầm Viên Công viên Đầm Sen vào chủ nhật vừa qua

c. Bạn Hưng lớp 3B vừa nhận được 2 giải thưởng lớn: giải Nhất cờ vua dành cho học sinh tiểu học của quận giải Nhì chữ đẹp trong kì thi viết chữ đẹp của học sinh tiểu học toàn tỉnh.

..............................................................................................

Ngoài bài tập cuối tuần lớp 3 trên dành cho các em học sinh lớp 3 thì các em có thể tham khảo thêm Đề thi khảo sát chất lượng đầu năm lớp 3, Đề kiểm tra cuối tuần Toán 3, Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt 3, Toán lớp 3 Nâng cao, Giải Cùng em học Toán lớp 3, Giải bài tập Tin học 3, Giải VBT Đạo Đức 3, Thi học sinh giỏi lớp 3,... cùng hàng trăm các tài liệu hay khác.

Trên đây, VnDoc.com đã giới thiệu tới các bạn Phiếu bài tập cuối tuần lớp 3 cả năm. Với một lượng kiến thức khá lớn của chương trình học, việc ôn tập cần được luyện tập thường xuyên sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Đề bài tập không quá khó, chủ yếu đề hệ thống và ôn tập lại kiến thức đã học trên lớp. Hãy làm bài tập một cách thật thoải mái. Phần nào chưa hiểu các em có thể dùng sách giáo khoa để ôn lại lý thuyết. Chúc các em học tốt!

Đánh giá bài viết
154 96.692
Sắp xếp theo

    Bài tập cuối tuần lớp 3 môn Toán Cánh Diều

    Xem thêm