Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Phạm Minh Đức Lịch Sử

So sánh đời sống vật chất và tinh thần của dân cư văn lang Âu Lạc và Chămpa

3
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
3 Câu trả lời
  • dnkd ♡
    dnkd ♡

    a) Âu Lạc:

    - Đời sống vật chất:

    + Nghề nông trồng lúa nước cùng với việc khai khẩn đất hoang, làm thuỷ lợi.

    + Nghề luyện kim với nghề đúc đống và rèn sắt đạt nhiều thành tựu rực rỡ (trống đồng, thạp đồng).

    + Nguồn thức ăn và nhà ở.

    + Trang phục và cách làm đẹp.

    - Đời sống tinh thần:

    + Tục thờ cúng tổ tiên và thờ các vị thẩn trong tự nhiên.

    + Tục xăm mình, nhuộm răng, ăn trầu,...

    + Các lễ hội gắn với nông nghiệp trồng lúa nước.

    b) Chăm pa

    - Thành tựu về đời sống vật chất:

    + Nguồn lương thực chính là: gạo nếp, gạo tẻ; kê, đậu,.. ngoài ra còn có nguồn hải sản đa dạng với các loại cá, tôm, ốc,...


    + Trang phục: nam, nữ thường quấn ngang tấm vải từ lưng trở xuống, tai đeo trang sức,

    + Vua thường ở trong lầu cao, dân thường ở nhà sản dựng bằng gỗ.

    + Thuyển đi biển phổ biến là loại hai đầu nhọn, có cánh buồm, phần đầu lái và mũi thuyền đểu uốn cong.

    + Kĩ thuật làm đồ gốm và xây dựng đền tháp rất phát triển.

    - Thành tựu về đời sống tinh thần:

    + Sáng tạo ra chữ Chăm cổ trên cơ sở tiếp thu chữ Phạn

    + Văn học dân gian và văn học viết cùng song hành tồn tại.

    + Tín ngưỡng – tôn giáo: có tục thờ cúng tổ tiên, chôn người chết trong các mô chum; tiếp thu các tôn giáo của Ấn Độ là: Phật giáo và Hin-đu giáo

    + Cư dân có tư duy thẩm mĩ và sự sáng tạo cao.

    + Âm nhạc và ca múa đặc biệt phát triển.

    Xem thêm...
    Trả lời hay
    2 Trả lời 17/03/23
  • Nguyễn Đăng Khoa
    Nguyễn Đăng Khoa

    A. Âu Lạc

    * Đời sống vật chất:

    - Ăn: Nguồn lương thực chính là thóc gạo (gạo nếp và gạo tẻ), ngoài ra còn có khoai, sắn. Thức ăn có các loại cá, thịt, rau, củ.

    - Ở: Tập quán ở nhà sàn.

    - Nghề sản suất chính: trồng lúa nước, chăn nuôi, nghề thủ công.

    - Đi lại chủ yếu bằng thuyền bè trên sông

    - Mặc: Nữ mặc áo, váy. Nam đóng khố.

    * Đời sống tinh thần:

    - Tín ngưỡng:

    + Sùng bái tự nhiên (thờ thần Mặt Trời, thần Sông, thần Núi và tục phồn thực).

    + Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, sùng kính các anh hùng, người có công với làng nước là nét đặc sắc của người Việt cổ.

    - Dần dần hình thành một số tục lệ: cưới xin, ma chay. Lễ hội khá phổ biến, nhất là hội mùa.

    - Có tập quán nhuộm răng đen, nhai trầu, xăm mình; cả nam lẫn nữ đều thích đeo đồ trang sức.

    B. Chăm pa

    Thành tựu tiêu biểu về đời sống tinh thần:

    - Sáng tạo ra chữ Chăm cổ trên cơ sở tiếp thu chữ Phạn

    - Văn học dân gian (thần thoại, truyền thuyết, văn bi kị, sử thi,...) và văn học viết (thơ, trường ca,...) cùng song hành tồn tại.

    - Tín ngưỡng – tôn giáo:

    + có tục thờ cúng tổ tiên, chôn người chết trong các mộ chum.

    + Tiếp thu các tôn giáo của Ấn Độ là: Phật giáo và Hin-đu giáo

    - Tư duy thẩm mĩ và sự sáng tạo của cư dân Chăm-pa thể hiện rõ qua các công trình kiến trúc, điêu khắc, chế tác đồ trang sức,

    - Âm nhạc và ca múa đặc biệt phát triển với các loại nhạc cụ, như đàn cầm, trồng, kèn,... cùng nhiều kiểu múa, như điệu múa Áp-sa-ra…

    Xem thêm...
    0 Trả lời 17/03/23
  • Ẩn Danh
    Ẩn Danh

    tks

    0 Trả lời 17/03/23

Lịch Sử

Xem thêm
Chia sẻ
Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
Mã QR Code
Đóng