Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Khang Anh Lịch Sử Lớp 12

Sự đối lập về chính trị và kinh tế giữa Tây Âu tư bản chủ nghĩa và Đông Âu xã hội chủ nghĩa

Sự đối lập về chính trị và kinh tế giữa hai khối nước: Tây Âu tư bản chủ nghĩa và Đông Âu xã hội chủ nghĩa thể hiện như thế nào?

4
4 Câu trả lời
  • Thư Anh Lê
    Thư Anh Lê
    Đông ÂuTây Âu
    Về chính trị

    -Sau chiến tranh thế giới thứ hai các nước Đông Âu đi theo chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa của Liên Xô.

    -Xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân , cải cách ruộng đất xóa bỏ chế độ chiếm hữa ruộng đất của địa chủ và quốc hữu hóa các xí nghiệp ban hành các quyền tự do dân chủ.

    -chính quyền nhân dân được củng cố, vai tròi lãnh đạo cảu Đảng cộng sản càng được khẳng định.

    -Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ là nước chiếm đóng Tây Âu, đưa Tây Âu đi theo con đường tư bản chủ nghĩa.

    -Ưu tiên củng cố chính quyền của giai cấp tư sản, ổn định tình hình chính trị xã hội , hàn gắn vết thương chiến tranh.

    -Liên minh chặt chẽ với Mĩ đồng thời tìm cách trở lại các thuộc địa cũ của mình.

    Về kinh tế

    -Đông Âu thực hiện nhiều kế hoạch 5 năm nhằm xây dựng cơ sở vật chất kĩ thuật.

    -Liên Xô và các nước Đông Âu đã kí kết được nhiều hiệp ước tay đôi về kinh tế.

    -Năm 1949, Hội đồng tương trợ kinh tế được thành lập.

    -Sau chiến tranh thế giới thứ hai, Mĩ đề ra kế hoạch Mácsan nhằm viện trợ các nước Tây Âu khôi phục kinh tế, đồng thời tăng cường sự ảnh hưởng và sự khống chế của Mĩ

    -Nền kinh tế Tây Âu được phục hồi nhanh chóng đời sống nhân dân ngày càng nâng cao.

    0 Trả lời 11/12/21
    • Bánh Tét
      Bánh Tét

      * Sự đối lập về chính trị:

      - Nước Đức bị chia cắt thành hai nhà nước với hai chế độ chính trị khác nhau:

      + Tây Đức: Cộng hòa Liên bang Đức (9-1949) theo chế độ Tư bản chủ nghĩa.

      + Đông Đức: Công hòa Dân chủ Đức (10-1949) theo chế độ Xã hội chủ nghĩa

      - Các nước Tây Âu và Đông Âu:

      + Khối nước Tây Âu: theo chế độ Tư bản chủ nghĩa, chịu ảnh hưởng của Mĩ.

      + Khối nước Đông Âu: theo chế độ Xã hội chủ nghĩa, liên minh chặt chẽ với Liên Xô.

      * Sự đối lập về kinh tế:

      - Khối nước Tây Âu: Mĩ viện trợ cho các nước Tây Âu (kế hoạch Mácsan).

      - Khối nước Đông Âu: Liên Xô và các nước Đông Âu thành lập Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV, 1-1949).

      Chú ý: dựa vào nền kinh tế và chế độ chính trị của hai nước Liên Xô và Mĩ để suy ra chế độ chính trị và kinh tế các nước nắm trong vùng ảnh hưởng của hai cường quốc này lựa chọn.

      0 Trả lời 11/12/21
      • Thần Rừng
        Thần Rừng
        Đông ÂuTây Âu
        Về chính trị

        Sau chiến tranh thế giới thứ hai, cụ thể là trong những năm 1945-1947, các nước Đông Âu tiến hành nhiều cải cách quan trọng như:

        - Xây dựng nhà nước dân chủ nhân dân (nhà nước của dân, do dân và vì dân).

        - Tiến hành cải cách ruộng đất để mang lại quyền lợi cho nhân dân (mang lại lợi ích nhân dân).

        - Ban hành các quyền tự do dân chủ, hướng tới một xã hội tốt đẹp hơn.

        Mỹ tăng cường sự ảnh hưởng và khống chế về mặt chính trị đối với các nước Tây Âu thông qua “Kế hoạch phục hưng Châu Âu”.
        Về kinh tế

        - Nhiều hiệp ước về kinh tế được ký kết giữa Liên Xô và các nước Đông Âu.

        - Năm 1949, Hội đồng tương trợ kinh tế được thành lập.

        Mỹ đề ra “Kế hoạch phục hưng châu Âu” nhằm viện trợ các nước Tây Âu khôi phục kinh tế.
        0 Trả lời 11/12/21
        • Hằng Nguyễn
          Hằng Nguyễn

          Mình thấy trong bài Giải bài tập SGK Lịch sử 12 bài 1 có lời giải ạ

          0 Trả lời 11/12/21

          Lịch Sử

          Xem thêm