Trắc nghiệm Vật lý lớp 12: Dòng điện xoay chiều
30 câu trắc nghiệm Vật lý lớp 12: Dòng điện xoay chiều
Trắc nghiệm Vật lý lớp 12: Dòng điện xoay chiều do VnDoc biên soạn nhằm hỗ trợ học sinh củng cố lý thuyết đã học và làm quen các dạng câu hỏi trắc nghiệm Lý 12 khác nhau.
- 1Nguyên tắc tạo dòng điện xoay chiều dựa
- 2
Đặt điện áp u = U0cosωt vào hai đầu điện trở thuần R. Tại thời điểm điện áp giữa hai đầu R có giá trị cực đại thì cường độ dòng điện qua R bằng
- 3
Đặt điện áp xoay chiều u = U0cos2πft, có U0 không đổi và f thay đổi được vào hai đầu đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp. Khi f = f0 thì trong đoạn mạch có cộng hưởng điện. Giá trị của f0 là
- 4Máy biến áp là thiết bị
- 5Hiện nay người ta thường dùng cách nào sau đây để làm giảm hao phí điện năng trong quá trình truyền tải đi xa?
- 6Khi tần số dòng điện xoay chiều chạy qua đoạn mạch chỉ chứa tụ điện tăng lên 4 lần thì dung kháng của tụ điện
- 7
Đặt điện áp xoay chiều u = U0cos2πft (U0 không đổi, f thay đổi được) vào hai đầu đoạn mạch chỉ có tụ điện. Phát biểu nào sau đây đúng?
- 8
Đặt điện áp u = U0cosωt vào hai đầu cuộn cảm thuần có độ tự cảm L thì cường độ dòng điện qua cuộn cảm là
- 9
Đặt điện áp u = U0cos(ωt + φ) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuận R và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L mắc nối tiếp. Hệ số công suất của đoạn mạch là
- 10Đặt điện áp xoay chiều vào hai đầu đoạn mạch có R, L, C mắc nối tiếp. Hệ số công suất của đoạn mạch không phụ thuộc vào
- 11
Đoạn mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần R, cuộn dây thuần cảm L và tụ điện C mắc nối tiếp. Kí hiệu uR, uL, uC tương ứng là điện áp tức thời ở hai đầu các phần tử R, L và C. Quan hệ về pha của các điện áp này là
- 12
Một đoạn mạch gồm tụ điện có điện dung C, điện trở thuần R, cuộn dây có điện trở trong r và hệ số tự cảm L mắc nối tiếp. Khi đặt vào hai đầu đoạn mạch điện áp u = Ucosωt(V) thì dòng điện trong mạch có giá trị hiệu dụng là I. Biết cảm kháng và dung kháng trong mạch là khác nhau. Công suất tiêu thụ trong đoạn mạch này là
- 13
Đặt vào hai đầu tụ điện có điện dung C = 10-4/π (F) một điện áp xoay chiều tần số 100 Hz, dung kháng của tụ điện là
- 14
Điện áp u = 200cos(100πt) (V) đặt vào hai đầu một cuộn dây thuần cảm thì tạo ra dòng điện có cường độ hiệu dụng 2 A. Cảm kháng có giá trị là
- 15
Một cuộn dây có độ tự cảm L và điện trở thuần không đáng kể, mắc vào mạng điện xoay chiều tần số 60 Hz thì cường độ dòng điện qua cuộn dây là 12 A. Nếu mắc cuộn dây trên vào mạng điện xoay chiều có tần số 1000 Hz thì cường độ dòng điện qua cuộn dây là
- 16Một đoạn mạch gồm tụ điện C có dung kháng ZC = 100 Ω và một cuộn dây thuần cảm có cảm kháng ZL = 200 Ω mắc nối tiếp nhau. Điện áp tại hai đầu cuộn cảm có biểu thức uL = 100 cos(100πt + π/6)(V). Biểu thức điện áp ở hai đầu tụ điện có dạng
- 17Đặt một điện áp xoay chiều u = 200 √2 cos100πt (V) vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm một điện trở thuần R và tụ điện có điện dung C = 1/30π mF. Biết điện áp ở hai đầu điện trở là 100V. Giá trị của điện trở R là:
- 18Khi đặt điện áp u = U0cos ωt (V) vào hai đầu đoạn mạch gồm điện trở thuần R, cuộn dây thuần cảm L và tụ điện C mắc nối tiếp thì điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở, hai đầu cuộn dây và hai bản tụ điện lần lượt là 30V, 120V và 80V. Giá trị của U0 bằng
- 19Cho đoạn mạch xoay chiều gồm điện trở R = 60Ω, tụ điện có điện dung C = 10-4/π và cuộn cảm thuần có độ tự cảm L = 0,2/π (H) mắc nối tiếp. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều có dạng u = 50 √2 cos 100πt (V). Cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là
- 20Đặt điện áp u = 100cos (ωt + π/6) (V) vào hai đầu một đoạn mạch có điện trở thuần, cuộn cảm thuần và tụ điện mắc nối tiếp thì dòng điện qua mạch là i = 2cos (ωt + π/3) (A). Công suất tiêu thụ của đoạn mạch là
- 21Cho một đoạn mạch điện xoay chiều gồm điện trở thuần 30Ω, cuộn dây thuần cảm có cảm kháng 30Ω và tụ điện có dung kháng 70Ω mắc nối tiếp. Hệ số công suất của đoạn mạch bằng
- 22Đặt điện áp u = 250√2 cos100πt (V) vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần, cuộn cảm thuần và tụ điện. Biết điện áp hiệu dụng giữa hai đầu điện trở thuần là 125√2 V. Hệ số công suất của đoạn mạch là:
- 23Đoạn mạch xoay chiều RLC mắc nối tiếp, với điện trở R = 10Ω, độ tự cảm của cuộn dây thuần cảm L = 1/10π (H) và điện dung của tụ điện C thay đổi được. Đặt vào hai đầu mạch một điện áp xoay chiều u = U0cos100Πt (V). Để điện áp hai đầu đoạn mạch cùng pha với điện áp hai đầu điện trở R thì giá trị của C là
- 24Một máy phát điện xoay chiều một pha có phần cảm là rô to gồm 6 cặp cực (6 cực nam và 6 cực bắc). Rô to quay với tốc độ 600 vòng/ phút. Suất điện động do máy tạo ra có tần số bằng:
- 25Một máy biến áp có cuộn sơ cấp 1000 vòng dây được mắc vào mạng điện xoay chiều có điện áp hiệu dụng 220V. Khi đó điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn thứ cấp để hở là 484V. Bỏ qua mọi hao phí của máy biến áp. Số vòng dây ở cuộn thứ cấp là
- 26Mạch điện RLC nối tiếp được mắc vào mạng điện 100V – 50 Hz. Cho biết công suất của mạch điện là 30 W và hệ số công suất là 0,6. Giá trị của R là
- 27Một đoạn mạch gồm một điện trở thuần mắc nối tiếp với một tụ điện. Biết hệ số công suất của đoạn mạch là 0,5. Tỉ số giữa dung kháng và điện trở R là
- 28Đặt điện áp u = U √2 cos 2Πft (U không đổi, tần số f thay đổi được) vào hai đầu đoạn mạch mắc nối tiếp gồm điện trở thuần R, cuộn cảm thuần có độ tự cảm L và tụ điện có điện dung C. Khi tần số là f1 thì cảm kháng và dung kháng của đoạn mạch có giá trị lần lượt là 6Ω và 8Ω. Khi tần số là f2 thì hệ số công suất của đoạn mạch bằng 1. Hệ thức liên hệ giữa f1 và f2 là
- 29Đặt điện áp u = U √2 cosωt vào hai đầu đoạn mạch AB gồm hai đoạn mạch AN và NB mắc nối tiếp. Đoạn AN gồm biến trở R mắc nối tiếp với cuộn cảm thuần có độ tự cảm L, đoạn NB chỉ có tụ điện với điện dung C. Đặt ω1 = 1/ 2√LC. Để điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch AN không phụ thuộc R thì tần số góc ω bằng
- 30Một máy phát điện mà phần cảm gồm hai cặp cực từ quay với tốc độ 1500vòng/phút và phần ứng gồm hai cuộn dây mắc nối tiếp, có suất điện động hiệu dụng 220V, từ thông cực đại qua mỗi vòng dây là 5mWb. Mỗi cuộn dây gồm có bao nhiêu vòng?