Trắc nghiệm Địa lí 12 bài 27
Trắc nghiệm Địa lí 12 bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp gồm các câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học môn Địa lí 12.
Trắc nghiệm môn Địa lí lớp 12 bài: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm
Câu 1: Công nghiệp năng lượng nước ta bao gồm hai ngành là
A. Thủy điện và nhiệt điện
B. Khai thác than và sản xuất điện
C. Thủy điện và khai thác nguyên, nhiên liệu
D. Khai thác nguyên, nhiên liệu và sản xuất điện
Đáp án: D
Giải thích: Mục 1, SGK/118 địa lí 12 cơ bản.
Câu 2: Ngành công nghiệp năng lượng được coi là ngành công nghiệp trọng điểm phải đi trước một bước là do
A. Ngành này có nhiều lợi thế (tài nguyên, lao động, thị trường) và là động lực để thúc đẩy các ngành khác
B. Sử dụng ít lao động, không đòi hỏi quá cao về trình độ
C. Thu hút được nhiều vốn đầu tư nước ngoài
D. Trình độ công nghiệp sản xuất cao, không gây ô nhiễm môi trường
Đáp án: A
Giải thích: Công nghiệp năng lượng là ngành công nghiệp trọng điểm và các ngành công nghiệp khác muốn phát triển đều dùng đến nguồn năng lượng hay nói cách khác, công nghiệp năng lượng là động lực để thúc đẩy các ngành khác phát triển nên trong phát triển kinh tế, công nghiệp thì ngành công nghiệp năng lượng luôn phải đi trước 1 bước.
Câu 3: Than antraxit phân bố chủ yếu ở
A. Đồng bằng sông Hồng
B. Quảng Ninh
C. Đồng bằng sông Cửu Long
D. Tây Nguyên
Đáp án: B
Giải thích: Mục 1, SGK/118 địa lí 12 cơ bản.
Câu 4: Than nâu phân bố chủ yếu ở
A. Quảng Ninh
B. Đồng bằng sông Hồng
C. Tây Bắc
D. Đồng bằng sông Cửu Long
Đáp án: B
Giải thích: Mục 1, SGK/118 địa lí 12 cơ bản.
Câu 5: Than bùn tập trung ở
A. Quảng Ninh
B. Đồng bằng sông Hồng
C. Tây Bắc
D. Đồng bằng sông Cửu Long
Đáp án: D
Giải thích: Mục 1, SGK/118 địa lí 12 cơ bản.
Câu 6: Mục đích chủ yếu trong khai thác than ở nước ta không phải để
A. Xuất khẩu thu ngoại tệ
B. Làm nhiên liệu cho nhà máy thủy điện
C. Làm nhiên liệu cho công nghiệp hóa chất, luyện kim
D. Làm chất đốt cho các hộ gia đình
Đáp án: D
Giải thích: Nguồn khoáng sản than ở nước ta khai thác không chỉ dùng để cung cấp nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện, nhiên liệu cho các ngành hóa chất, luyện kim,… mà sản lượng than còn được dùng để xuất khẩu thu lại nguồn ngoại tệ rất lớn.
Câu 7 : Nước ta bắt đầu khai thác dầu mỏ từ năm
A. 1986 B. 1990 C. 1991 D. 1996
Đáp án: A
Giải thích: Mục 1, SGK/119 địa lí 12 cơ bản.
Câu 8: Hai bề trầm tích có triển vọng vè trữ liệu và khả năng khai thác dầu khí lớn nhất của nước ta là
A. Bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn
B. Bể Hoàng sa và bể Trường sa
C. Bể sông Hồng và bể Phú Khánh
D. Bể Malay – Thổ Châu và bể Vũng Mây –Tư Chinh
Đáp án: A
Giải thích: Mục 1, SGK/119 địa lí 12 cơ bản.
Câu 9: Mỏ dầu được khai thác đầu tiên ở nước ta là
A. Hồng Ngọc B. Rạng Đông C. Rồng D. Bạch Hổ
Đáp án: D
Giải thích: Mục 1, SGK/119 địa lí 12 cơ bản.
Câu 10: Việc khai thác dầu thô ở nước ta hiện nay chủ yếu để
A. Dùng làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện
B. Dùng làm nguyên liệu cho các nhà máy lọc dầu trong nước
C. Xuất khẩu thu ngoại tệ
D. Dùng làm nguyên liệu cho công nghiệp hóa chất
Đáp án: C
Giải thích: Sản lượng dầu mỏ của nước ta ngày càng tăng và nước ta cũng là một trong những nước xuất khẩu dầu mỏ lớn nhưng nước ta chủ yếu xuất khẩu dầu thô, thu lại nguồn ngoại tệ lớn.
Câu 11: Khí tự nhiên đang được khai thác ở nước ta nhằm mục đích là
A. Làm nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện
B. Xuất khẩu để thu ngoại tệ
C. Làm nguyên liệu cho sản xuất phân đạm
D. Tiêu dùng trong gia đình
Đáp án: A
Giải thích: Mục 1, SGK/119 địa lí 12 cơ bản.
Câu 12: Ý nào dưới đây không đúng khi nói về đặc điểm của ngành công nghiệp khai thác dầu khí ở nước ta?
A. Có giá trị đóng góp hàng năm lớn
B. Là ngành có truyền thống lâu đời
C. Có sự hợp tác chặt chẽ với nước ngoài
D. Có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại
Đáp án: B
Giải thích: Mục 1, SGK/119 địa lí 12 cơ bản.
Câu 13: Cơ cấu sản lượng điện phân theo nguồn ở nước ta thay đổi từ thủy điện sang nhiệt điện chủ yếu là do
A. Sự suy giảm trữ lượng nước của các dòng sông
B. Nhà máy nhiệt điện vận hành được quanh năm
C. Đưa vào khai thác các nhà máy nhiệt điện công suất lớn
D. Không xây dựng thêm các nhà máy thủy điện
Đáp án: C
Giải thích: Cơ cấu sản lượng điện phân theo nguồn ở nước ta thay đổi từ thủy điện sang nhiệt điện chủ yếu là do nguồn nhiên liệu từ than, khí và dầu mỏ cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện ngày càng lớn.
Câu 14: Các nguồn nhiên liệu chủ yếu để sản xuất điện ở nước ta hiện nay là
A. Than, dầu khí, thủy năng
B. Sức gió, năng lượng mặt trời, than
C. Thủy triều, thủy năng, sức gió
D. Than, dầu khí, địa nhiệt
Đáp án: A
Giải thích: Các nguồn nhiên liệu chủ yếu để sản xuất điện ở nước ta hiện nay chủ yếu từ các nhà máy nhiệt điện (than, dầu khí) và từ các nhà máy thủy điện. Các nguồn năng lượng khác (gió, thủy triều,…) chưa phát triển.
Câu 15: Hệ thống sông có tiềm năng thủy điện lớn nhất nước ta là
A. Hệ thống sông Mê Công
B. Hệ thống sông Hồng
C. Hệ thống sông Đồng Nai
D. Hệ thống sông Cả
Đáp án: B
Giải thích: Mục 1, SGK/121 địa lí 12 cơ bản.
Câu 16: Khó khăn lớn nhất đối với việc khai thác tiềm năng thủy điện ở nước ta là
A. Sông ngòi nước ta ngắn và dốc
B. Các sông lớn chủ yếu bắt nguồn từ bên ngoài lãnh thổ
C. Lượng nước phân bố không đều trong năm
D. Sông ngòi nhiều phù sa
Đáp án: C
Giải thích: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ở nước ta có sự phân mùa, lượng nước tập chủ yếu vào mùa mưa (khoảng 75%), đây là khó khăn lớn nhất đối với việc khai thác tiềm năng thủy điện ở nước ta.
Câu 17: Đường dây siêu cao áp 500 KV truyền tải điện từ
A. Hòa Bình đến Hà Tĩnh
B. Hòa Bình đến Đà Nẵng
C. Hòa Bình đến Plây Ku
D. Hòa Bình đến Phú Lâm
Đáp án: D
Giải thích: Mục 1, SGK/121 địa lí 12 cơ bản.
Câu 18: Một trong những ưu điểm của nhà máy nhiệt điện so với nhà máy thủy điện ở nước ta là
A. Chủ động vận hành được quanh năm
B. Giá thành sản xuất rẻ
C. Không gây ô nhiễm môi trường
D. Phụ thuộc vào nguồn cung cấp nhiên liệu
Đáp án: A
Giải thích: Ưu điểm lớn nhất của nhà máy nhiệt điện so với nhà máy thủy điện là do không phụ thuộc vào tự nhiên nên chủ động vận hành được quanh năm.
Câu 19: Một trong những ưu điểm của nhà máy thủy điện so với nhà máy nhiệt điện ở nước ta là
A. Chủ động vận hành được quanh năm
B. Giá thành sản xuất rẻ
C. Giá thành xây dựng nhà máy thấp hơn
D. Có khả năng xây dựng tại bất cứ địa điểm nào
Đáp án: B
Giải thích: Do phải sử dụng nhiều nhiên liệu để sản xuất điện nên giá điện của các nhà máy nhiệt điện thường cao hơn nhiều so với giá thành của các nhà máy thủy điện.
Câu 20: Cơ sở nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc là
A. Than B. Dầu C. Khí tự nhiên D. Nhiên liệu sinh học
Đáp án: A
Giải thích: Cơ sở nhiên liệu cho các nhà máy nhiệt điện ở miền Bắc là khoáng sản than. Than ở miền Bắc tập trung 90% ở Quảng Ninh với trữ lượng 3 tỉ tấn, cho nhiệt lượng 7000 – 8000 calo/kg.
Câu 21: Các nhà máy nhiệt điện chạy bằng than không phân bố ở các tỉnh phía Nam chủ yếu do
A. Miền Nam không thiếu điện
B. Gây ô nhiễm môi trường
C. Vị trí xa vùng nhiên liệu
D. Việc xây dựng đòi hỏi vốn lớn
Đáp án: C
Giải thích: Các nhà máy nhiệt điện ở phía Nam nước ta chạy chủ yếu bằng dầu và khí. Than không được sử dụng ở phía Nam là do phía Nam xa nguồn nhiên liệu than (than tập trung chủ yếu ở phía Bắc).
Câu 22: Các nhà máy nhiệt điện chạy dầu ở nước ta phân bố chủ yếu ở
A. Các khu tập trung công nghiệp
B. Gần các cảng biển
C. Xa khu dân cư
D. Đầu nguồn các dòng sông
Đáp án: A
Giải thích: Các nhà máy nhiệt điện chạy dầu ở nước ta phân bố chủ yếu ở các khu vực tập trung công nghiệp, đặc biệt là ở vùng Đông Nam Bộ.
Câu 23: Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm trở thành ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta vì
A. Đòi hỏi ít lao động
B. Có giá trị sản xuất lớn
C. Có công nghệ sản xuất hiện đại
D. Có lợi thế lâu dài (nguyên liệu, lao động, thị trường)
Đáp án: D
Giải thích: Mục 2, SGK/122 địa lí 12 cơ bản.
Câu 24: Ý nào không phải là đặc điểm của ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta?
A. Cơ cấu ngành đa dạng
B. Là ngành mới, đòi hỏi cao về trình độ
C. Có nguồn nguyên liệu tại chỗ phong phú
D. Có thị trường tiêu thụ rộng lớn
Đáp án: B
Giải thích: Mục 2, SGK/122 địa lí 12 cơ bản.
Câu 25: Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta gồm các phân ngành là
A. Chế biến chè, cà phê, thuốc lá, chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa, chế biến thủy hải sản
B. Chế biến sản phẩm trồng trọt, chế biến sản phẩm chăn nuôi, chế biến thủy, hải sản
C. Chế biến sản phẩm trồng trọt, chế biến sản phẩm chăn nuôi, chế biến lâm sản
D. Rượu, bia, nước ngọt, chế biến thủy, hải sản, chế biến sản phẩm chăn nuôi
Đáp án: B
Giải thích: Mục 2, SGK/122 địa lí 12 cơ bản.
Câu 26: Ngành nào dưới đây không phải là phân ngành của ngành chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta?
A. Chế biến sản phẩm trồng trọt
B. Chế biến sản phẩm chăn nuôi
C. Chế biến lâm sản
D. Chế biến thủy, hải sản
Đáp án: C
Giải thích: Mục 2, SGK/122 địa lí 12 cơ bản
Câu 27: Việc phân chia cơ cấu ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm thành chế biến sản xuất trồng trọt, chế biến sản xuất chăn nuôi và chế biến thủy, hải sản là dựa vào
A. Công dụng kinh tế của sản phẩm
B. Nguồn nhiên liệu
C. Tính chất tác động đến đối tượng lao động
D. Đặc điểm sử dụng lao động
Đáp án: B
Giải thích: Mục 2, SGK/122 địa lí 12 cơ bản.
Câu 28: Đặc điểm phân bố của ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta là
A. Phân bố chủ yếu ở thành thị
B. Chỉ phân bố ở vùng đồng bằng
C. Phân bố rộng rãi
D. Cách xa vùng đông dân
Đáp án: C
Giải thích: Đặc điểm phân bố của ngành công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở nước ta là phân bố rộng rãi, từ vùng núi đến trung du và đồng bằng. Đặc biệt là ở các vùng đồng bằng, thành phố như Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh, Cần Thơ,…
Câu 29: Công nghiệp chế biến chè ở nước ta phân bố ở vùng
A. Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long
B. Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên
D. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long
Đáp án: C
Giải thích: Mục 2, SGK/123 địa lí 12 cơ bản.
Câu 30: Công nghiệp rượu, bia, nước ngọt của nước ta thường phân bố chủ yếu ở
A. Các đô thị lớn B. Các tỉnh miền núi C. Vùng ven biển D. Vùng nông thôn
Đáp án: A
Giải thích: Mục 2, SGK/123 địa lí 12 cơ bản.
Câu 31: Công nghiệp chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa phân bố ở các đô thị lớn chủ yếu do
A. Đây là các vùng nuôi bò sữa lớn
B. Đây là nơi có kĩ thuật nuôi bò sữa phát triển
C. Đây là nơi có thị trường tiêu thụ lớn
D. Đây là nơi có nhiều lao động có trình độ
Đáp án: C
Giải thích: Công nghiệp chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa phân bố ở các đô thị lớn chủ yếu do đây là khu vực có dân số đông nên nhu cầu về các sản phẩm từ sữa rất lớn.
Câu 32: Căn cứ vào bản đồ Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở Atlat địa lí Việt Nam trang 22, giá trị sản xuất của ngành công nghiệp này trong giai đoạn 2000 – 2007 của nước ta tăng gần
A. 1,7 lần B. 2,7 lần C. 3,7 lần D. 4,7 lần
Đáp án: B
Giải thích: Căn cứ vào bản đồ Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm ở Atlat địa lí Việt Nam trang 22, giá trị sản xuất của ngành công nghiệp này trong giai đoạn 2000 – 2007 của nước ta tăng từ 49,4 nghìn tỉ đồng (2000) lên 135,2 nghìn tỉ đồng (2007), tức là tăng gần 2,74 lần.
Câu 33: Căn cứ vào bản đồ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ở Atlat địa lí Việt Nam trang 22, trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành này năm 2007 thì dệt may
A. 54,8% B. 55,8% C. 56,8% D. 57,8%
Đáp án: A
Giải thích: Căn cứ vào bản đồ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ở Atlat địa lí Việt Nam trang 22, trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành năm 2007 thì ngành dệt may chiếm 54,8%, ngành da – giày chiếm 28,3% và ngành giấy – in – văn phòng phẩm chiếm 16,9%.
Câu 34: Căn cứ vào bản đồ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ở Atlat địa lí Việt Nam trang 22, trong giai đoạn 2000- 2007 tỉ trọng sản xuất ngành này so với toàn ngành công nghiệp tăng thêm
A. 1,1% B. 2,1% C. 3,1% D. 4,1%
Đáp án: A
Giải thích: Căn cứ vào bản đồ Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng ở Atlat địa lí Việt Nam trang 22, trong giai đoạn 2000 - 2007 tỉ trọng sản xuất ngành sản xuất hàng tiêu dùng chiếm 15,7% (2000) và chiếm 16,8% (2007). Như vậy, trong giai đoạn 2000 - 2007 tỉ trọng sản xuất ngành sản xuất hàng tiêu dùng tăng thêm 1,1%.
Câu 35. Than đá tập trung chủ yếu ở
A. Tây Bắc.
B. Đông Bắc.
C. Bắc Trung Bộ.
D. Tây Nguyên.
Đáp án: B
Giải thích: SGK/119, địa lí 12 cơ bản.
Câu 36. Tiềm năng thủy điện của nước ta rất lớn, công suất có thể đạt khoảng
A. 20 nghìn MW với sản lượng 240 – 250 tỉ kWh.
B. 25 nghìn MW với sản lượng 250 – 260 tỉ kWh.
C. 30 nghìn MW với sản lượng 260 – 270 tỉ kWh.
D. 35 nghìn MW với sản lượng 270 – 280 tỉ kWh.
Đáp án: C
Giải thích: SGK/119, địa lí 12 cơ bản.
Câu 37. Nhà máy nhiệt điện nào dưới đây chạy bằng khí?
A. Na Dương. B. Phả Lại. C. Phú Mỹ. D. Uông Bí.
Đáp án: C
Giải thích: SGK/119, địa lí 12 cơ bản.
Câu 38. Tiềm năng thuỷ điện nước ta tập trung chủ yếu ở
A. Hệ thống sông Hồng và sông Đồng Nai.
B. Hệ thống sông Đồng Nai và sông Cửu Long
C. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên.
D. Vùng Tây Nguyên và Bắc Trung Bộ.
Đáp án: A
Giải thích: SGK/119, địa lí 12 cơ bản.
Câu 39. Bể trầm tích nào có trữ lượng dầu khí vào loại lớn nhất ở nước ta?
A. Bể trầm tích sông Hồng.
B. Các bể trầm tích Trung Bộ.
C. Bể trầm tích Thổ Chu – Mã Lai.
D. Bể trầm tích Nam Côn Sơn.
Đáp án: D
Giải thích: SGK/119, địa lí 12 cơ bản.
Câu 40. Thế mạnh để phát triển công nghiệp nhiệt điện ở nước ta là
A. Nguồn thủy năng phong phú.
B. Nguồn năng lượng sạch lớn.
C. Tài nguyên rừng tự nhiên rất lớn.
D. Có nhiều than, dầu khí.
Giải thích: SGK/119, địa lí 12 cơ bản.
Trên đây VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Trắc nghiệm Địa lí 12 bài 27: Vấn đề phát triển một số ngành công nghiệp trọng điểm. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Địa lý 12, Giải bài tập Địa lí 12, Giải tập bản đồ Địa lí 12, Giải Vở BT Địa Lí 12, Tài liệu học tập lớp 12