Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Trắc nghiệm Địa lí 12 bài 40

VnDoc xin giới thiệu tới các bạn bài Trắc nghiệm Địa lí 12 bài 40: Thực hành phân tích tình hình phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp gồm các câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học môn Địa lí 12.

Trắc nghiệm môn Địa lí lớp 12 bài: Thực hành phân tích tình hình phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ

Bài 1: Cho bảng số liệu

SẢN LƯỢNG DẦU THÔ KHAI THÁC QUA MỘT SỐ NĂM

(Đơn vị: nghìn tấn)

NămSản lượng
198640
200016 292
200518 519
201015 185
201316 705

Căn cứ vào bảng số liệu và các kiến thức đã học, trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Ý nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?

A. Sản lượng dầu thô khai thác tăng 417,6 lần từ năm 1986 đến năm 2013

B. Sản lượng dầu thô khai thác tăng liên tục từ năm 1986 đến năm 2005, từ năm 2005 đến năm 2010 lại giảm

C. Từ năm 2010 đến năm 2013, sản lượng dầu thô khai thác lại tăng

D. Sản lượng dầu thô khai thác liên tục tăng trong giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2013

Đáp án: D

Giải thích: Qua bảng số liệu, ta rút ra những nhận xét sau:

- Sản lượng dầu thô khai thác tăng 417,6 lần từ năm 1986 đến năm 2013

- Nhìn chung, sản lượng dầu thô nước ta tăng nhưng không ổn định:

+ Từ năm 1986 – 2005 thì sản lượng dầu thô khai thác tăng liên tục và tăng 18 479 nghìn tấn.

+ Từ năm 2005 đến năm 2010 lại giảm và giảm 3334 nghìn tấn.

+ Từ năm 2010 đến năm 2013, sản lượng dầu thô khai thác tăng và tăng 1520 nghìn tấn.

Câu 2: Sản lượng dầu thô khai thác tăng không phải là do

A. Tăng cường hợp tác với nước ngoài

B. Ngày càng khai thác nhiều mỏ hơn

C. Đầu tư vào máy móc thiết bị

D. Có nhiều nhà máy lọc – hóa dầu

Đáp án: D

Giải thích: Nguyên nhân sản lượng dầu thô khai thác ngày càng tăng chủ yếu là do việc nước ta mở cửa hội nhập năm 1986, mở rộng quan hệ quốc tế - hợp tác quốc tế về nhiều ngành, đầu tư trang thiết bị, máy móc vào thăm dò, khai thác các mỏ,…

Câu 3: Công nghiệp khai thác dầu khí phát triển đã giúp cho vùng Đông Nam Bộ

A. Trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất cả nước

B. Thay đổi nhanh chóng bộ mặt của vùng

C. Hình thành nên các nhà máy lọc – hóa dầu hiện đại

D. Thu hút lượng khách du lịch lớn đến vùng

Đáp án: B

Giải thích: Ở nước ta, công nghiệp khai thác dầu khí phát triển mạnh mẽ nhất ở vùng Đông Nam Bộ. Ngành công nghiệp phát triển đã thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ nền kinh tế ở Đông Nam Bộ.

Câu 4: Biểu đồ thích hợp thể hiện sản lượng dầu thô khai thác của nước ta qua các năm là

A. Biểu đồ cột B. Biểu đồ kết hợp C. Biểu đồ tròn D. Biểu đồ miền

Đáp án: A

Giải thích: Dựa vào bảng số liệu (1 đối tượng – dầu khí và 5 mốc năm) kết hợp yêu cầu đề bài (thể hiện sản lượng dầu thô) nên biểu đồ cột là biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sản lượng dầu thô khai thác của nước ta giai đoạn 1986 – 2013.

Bài 2: Cho bảng số liệu sau

CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÂY CÔNG NGHIỆP PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA VÙNG ĐÔNG NAM BỘ NĂM 2000 VÀ NĂM 2010

(Đơn vị: %)

Thành phần kinh tế20002010
Tổng số100100
Nhà nước30,613,5
Ngoài nhà nước19,029,5
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài50,443,0

Căn cứ vào bảng số liệu và các kiến thức đã học, trả lời các câu hỏi sau:

Câu 1: Giai đoạn 2000 – 2010, ở vùng Đông Nam Bộ thành phần kinh tế có tỉ trọng giá trị sản xuất công nghiệp biến động lớn nhất là

A. Nhà nước

B. Ngoài Nhà nước

C. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

D. Nhà nước và ngoài Nhà nước

Đáp án: A

Giải thích: Qua bảng số liệu, ta rút ra những nhận xét sau:

- Thành phần kinh tế nhà nước giảm mạnh và giảm 17,1%.

- Thành phần kinh tế ngoài nhà nước tăng lên và tăng thêm 10,5%.

- Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhẹ và tăng thêm 6,6%.

Câu 2: Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của vùng Đông Nam Bộ thay đổi theo hướng

A. Tăng tỉ trọng khu vực Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, giảm tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước

B. Giảm tỉ trọng khu vực Nhà nước và khu vực ngoài nhà nước, tăng tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

C. Giảm tỉ trọng khu vực Nhà nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài, tăng tỉ trọng khu vực ngoài Nhà nước

D. Giảm tỉ trọng khu vực Nhà nước, tăng tỉ trọng khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực ngoài Nhà nước

Đáp án: C

Giải thích: Qua bảng số liệu, ta rút ra những nhận xét sau:

- Thành phần kinh tế nhà nước giảm mạnh và giảm 17,1%.

- Thành phần kinh tế ngoài nhà nước tăng lên và tăng thêm 10,5%.

- Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhẹ và tăng thêm 6,6%.

Câu 3: Nguyên nhân dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp phân theo thành phần kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ là do

A. Sự đa dạng của ngành công nghiệp

B. Chính sách mở cửa và nền kinh tế nhiều thành phần

C. Sự năng động của nguồn lao động

D. Sự phát triển của ngành công nghiệp dầu khí

Đáp án: B

Giải thích: Bắt đầu từ năm 1986 nước ta mở cửa hội nhập quốc tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài và khuyến khích đầu tư,… nên cơ cấu thành phần kinh tế nước ta cũng có sự chuyển dịch mạnh mẽ.

Câu 4: Biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế của Đông Nam Bộ năm 2000 và năm 2010 là

A. Biểu đồ cột B. Biểu đồ đường C. Biểu đồ tròn D. Biểu đồ miền

Đáp án: C

Giải thích: Dựa vào bảng số liệu (đơn vị: %), một đối tượng, 2 mốc năm và yêu cầu của biểu đồ (thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp) nên biểu đồ tròn là biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo thành phần kinh tế của Đông Nam Bộ năm 2000 và năm 2010.

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Trắc nghiệm Địa lí 12 bài 40: Thực hành phân tích tình hình phát triển công nghiệp ở Đông Nam Bộ. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Địa lý 12, Giải bài tập Địa lí 12, Giải tập bản đồ Địa lí 12, Giải Vở BT Địa Lí 12, Tài liệu học tập lớp 12

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Trắc nghiệm Địa lý 12

    Xem thêm