ebe_Yumi GDCD lớp 7

Trong các trường hợp dưới đây, hành vi nào thể hiện giữ chữ tín, hành vi nào thể hiện không giữ chữ tín

Luyện tập 3 trang 22 SGK GDCD 7 Kết nối tri thức:

Hãy cho biết trong các trường hợp dưới đây, hành vi nào thể hiện giữ chữ tín, hành vi nào thể hiện không giữ chữ tín? Vì sao?

a) H hẹn đi xem xiếc cùng P nhưng do nhà có việc đột xuất nên không đi được.H gọi điện xin lỗi P và hẹn hôm khác sẽ đi.

b) V hứa sẽ giúp D học tốt môn Tiếng Anh.Tuy bận rộn nhưng V vẫn sắp xếp thời gian để học cùng và hướng dẫn D. Chỉ sau một thời gian ngắn, trình độ Tiếng Anh của D đã tiến bộ.

c) T mượn C quyển truyện và hứa sẽ trả bạn sau một tuần.Nhưng do bận tập văn nghệ để tham gia biểu diễn nên T chưa kịp đọc. T nghĩ " Chắc C đã đọc truyện rồi" nên bạn vẫn giữ lại, bao giờ đọc xong sẽ trả

d) Bà X mở cửa hàng bán thực phẩm sạch. Mặc dù lợi nhuận thấp nhưng bà vẫn vui vì đã góp phần bảo vệ sức khỏe cho mọi người. Có người khuyên bà nhập thực phẩm không rõ nguồn gốc về bán với danh nghĩa thực phẩm sạch, lợi nhuận sẽ cao hơn rất nhiều nhưng bà nhất quyết không làm theo.

3
3 Câu trả lời
  • Bé Heo
    Bé Heo

    - Trường hợp b và d: V và bà X đều là những người biết giữ chữ tín

    +Ý b, vì V giữ đúng lời hứa của mình. Mặc dù vô cùng bận rộn nhưng vẫn giúp đỡ D môn Tiếng Anh.

    +Ý d, vì bà X là người thống nhất giữa lời nói và việc làm. Cho dù lợi nhuận thấp, bà vẫn đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích của cá nhân để mọi người đều được sử dụng thực phẩm sạch

    - Trường hợp c: H, T là những người không giữ chữ tín.

    +Ý a, vì H vì đã hẹn đi xem xiếc nhưng lại không đi được. Tuy nhiên H đã gọi điện xin lỗi P và hẹn một buổi hẹn khác để không bị lỡ hẹn với P.

    +Ý c, vì T trả đồ không đúng hẹn. Nếu T chưa đọc xong thì cần xin phép C nếu bạn đồng ý mới được giữ lại quyển truyện đó.

    0 Trả lời 26/06/22
    • Bắp
      Bắp

      a) H tuy không giữ đúng hẹn đi xem xiếc với V, tuy nhiên: nguyên nhân dẫn đến việc đó là do gia đình H có việc bận đột xuất. Mặt khác, khi biết gia đình có việc bận, H đã chủ động gọi điện xin lỗi với V và hẹn V đi xem xiếc vào hôm khác.

      => Như vậy, hành động của không giữ chữ tín của H có thể thông cảm được và không đáng bị lên án. Mặt khác, việc H gọi điện xin lỗi V nên được khích lệ, vì H đã dũng cảm nhận khuyết điểm của mình.

      b) Hành vi của D thể hiện giữ chữ tín. Vì: D đã giúp đỡ V đúng như lời hứa và V đã tiến bộ hơn trong việc học.

      c) Hành vi của T thể hiện không giữ chữ tín. Vì: T đã không trả quyển truyện theo đúng như lời hứa với C.

      d) Hành vi của bà X thể hiện giữ chữ tín. Vì: bà X đã bán hàng hóa đảm bảo chất lượng đúng như tên cửa hàng mà bà mở bán.

      0 Trả lời 26/06/22
      • Bánh Tét
        Bánh Tét

        a) H không giữ chữ tín với P vì đã hẹn đi xem xiếc cùng P nhưng lại không đi được. Tuy nhiên H đã gọi điện xin lỗi P là một hành động rất nên làm, và H nên sắp xếp thời gian cho buổi hẹn sau để không bị lỡ hẹn với P nữa.

        b) V là người rất giữ chữ tín. Vì đã hứa sẽ giúp D môn Tiếng Anh nên V dù bận vẫn cố sắp xếp thời gian để học cùng D. V là một người bạn tốt, biết giữ lời hứa, sẽ được bạn bè xung quanh quý mến.

        c) T là một người không giữ chữ tín. T đã hứa sẽ trả C quyển truyện sau một tuần nhưng vì T chưa đọc xong nên đã không trả. Trong trường hợp này, nếu T muốn mượn truyện của C thêm vài ngày nữa thì cần phải xin phép C, nếu C đồng ý thì mới được giữ truyện lại.

        d) Bà X là người rất giữ chữ tín. Cho dù buôn bán có lợi nhuận thấp nhưng bà vẫn vui vẻ vì bà X muốn mọi người đều được sử dụng thực phẩm sạch.

        0 Trả lời 26/06/22

        GDCD

        Xem thêm