C.Mác và Ph.Ăngghen phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học

VnDoc xin giới thiệu bài C.Mác và Ph.Ăngghen phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết nhằm giúp các bạn nắm bắt kiến thức lý thuyết môn Chủ nghĩa xã hội khoa học để hoàn thành học phần của mình một cách hiệu quả. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về bài viết dưới đây nhé.

Lưu ý: Nếu bạn muốn Tải bài viết này về máy tính hoặc điện thoại, vui lòng kéo xuống cuối bài viết.

Bài: C.Mác và Ph.Ăngghen phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học

1. Thời kỳ từ 1848 đến Công xã Pari (1871)

Đây là thời kỳ của những sự kiện của cách mạng dân chủ tư sản ở các nước Tây Âu (1848-1852): Quốc tế I thành lập (1864); tập I bộ Tư bản của C.Mác được xuất bản (1867). Về sự ra đời của bộ Tư bản, V.I.Lênin đã khẳng định: “từ khi bộ “Tư bản” ra đời… quan niệm duy vật lịch sử không còn là một giả thuyết nữa, mà là một nguyên lý đã được chứng minh một cách khoa học; và chừng nào chúng ta chưa tìm ra một cách nào khác để giải thích một cách khoa học sự vận hành và phát triển của một hình thái xã hội nào đó - của chính một hình thái xã hội, chứ không phải của sinh hoạt của một nước hay một dân tộc, hoặc thậm chí của một giai cấp nữa v.v.., thì chừng đó quan niệm duy vật lịch sử vẫn cứ là đồng nghĩa với khoa học xã hội”. Bộ “Tư bản” là tác phẩm chủ yếu và cơ bản trình bày chủ nghĩa xã hội khoa học”.

Trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm cuộc cách mạng (1848-1852) của giai cấp công nhân, C.Mác và Ph.Ăngghen tiếp tục phát triển thêm nhiều nội dung của chủ nghĩa xã hội khoa học: Tư tưởng về đập tan bộ máy nhà nước tư sản, thiết lập chuyên chính vô sản; bổ sung tư tưởng về cách mạng không ngừng bằng sự kết hợp giữa đấu tranh của giai cấp vô sản với phong trào đấu tranh của giai cấp nông dân; tư tưởng về xây dựng khối liên minh giữa giai cấp công nhân và giai cấp nông dân và xem đó là điều kiện tiên quyết bảo đảm cho cuộc cách mạng phát triển không ngừng để đi tới mục tiêu cuối cùng.

2. Thời kỳ sau Công xã Pari đến 1895

Trên cơ sở tổng kết kinh nghiệm Công xã Pari, C.Mác và Ph.Ănghen phát triển toàn diện chủ nghĩa xã hội khoa: Bổ sung và phát triển tư tưởng đập tan bộ máy nhà nước quan liêu, không đập tan toàn bộ bộ máy nhà nước tư sản nói chung. Đồng thời cũng thừa nhận Công xã Pari là một hình thái nhà nước của giai cấp công nhân, rốt cuộc, đã tìm ra.

C.Mác và Ph.Ăngghen đã luận chứng sự ra đời, phát triển của chủ nghĩa xã hội khoa học.Trong tác phẩm “Chống Đuyrinh” (1878), Ph.Ăngghen đã luận chứng sự phát triển của chủ nghĩa xã hội từ không tưởng đến khoa học và đánh giá công lao của các nhà xã hội chủ nghĩa không tưởng Anh, Pháp. Sau này,V.I.Lênin, trong tác phẩm

“Làm gì?” (1902) đã nhận xét: “chủ nghĩa xã hội lý luận Đức không bao giờ quên rằng nó dựa vào Xanhximông, Phuriê và Ô-oen. Mặc dù các học thuyết của ba nhà tư tưởng này có tính chất ảo tưởng, nhưng họ vẫn thuộc vào hàng ngũ những bậc trí tuệ vĩ đại nhất. Họ đã tiên đoán được một cách thiên tài rất nhiều chân lý mà ngày nay chúng ta đang chứng minh sự đúng đắn của chúng một cách khoa học”.

C.Mác và Ph.Ăngghen đã nêu ra nhiệm vụ nghiên cứu của chủ nghĩa xã hội khoa học: “Nghiên cứu những điều kiện lịch sử và do đó, nghiên cứu chính ngay bản chất của sự biến đổi ấy và bằng cách ấy làm cho giai cấp hiện nay đang bị áp bức và có sứ mệnh hoàn thành sự nghiệp ấy hiểu rõ được những điều kiện và bản chất của sự nghiệp của chính họ - đó là nhiệm vụ của chủ nghĩa xã hội khoa học, sự thể hiện về lý luận của phong trào vô sản”.

C.Mác và Ph.Ăngghen yêu cầu phải tiếp tục bổ sung và phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học phù hợp với điều kiện lịch sử mới.

Mặc dù, với những cống hiến tuyệt vời cả về lý luận và thực tiễn, song cả C.Mác và Ph.Ăngghen không bao giờ tự cho học thuyết của mình là một hệ thống giáo điều, “nhất thành bất biến”, trái lại, nhiều lần hai ông đã chỉ rõ đó chỉ là những “gợi ý” cho mọi suy nghĩ và hành động. Trong Lời nói đầu viết cho tác phẩm Đấu tranh giai cấp ở Pháp từ 1848 đến 1850 của C.Mác, Ph.Ăngghen đã thẳng thắn thừa nhận sai lầm về dự báo khả năng nổ ra của những cuộc cách mạng vô sản ở châu Âu, vì lẽ “Lịch sử đã chỉ rõ rằng trạng thái phát triển kinh tế trên lục địa lúc bấy giờ còn rất lâu mới chín muồi để xóa bỏ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa”. Đây cũng chính là “gợi ý” để V.I.Lênin và các nhà tư tưởng lý luận của giai cấp công nhân sau này tiếp tục bổ sung và phát triển phù hợp với điều kiện lịch sử mới.

Đánh giá về chủ nghĩa Mác, V.I.Lênin chỉ rõ: “Học thuyết của Mác là học thuyết vạn năng vì nó là một học thuyết chính xác”.

---------------------------------------

Chúng tôi đã giới thiệu nội dung bài C.Mác và Ph.Ăngghen phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học về quan niệm duy vật lịch sử không còn là một giả thuyết nữa, mà là một nguyên lý đã được chứng minh một cách khoa học; và chừng nào chúng ta chưa tìm ra một cách nào khác để giải thích một cách khoa học sự vận hành và phát triển của một hình thái xã hội nào đó - của chính một hình thái xã hội, chứ không phải của sinh hoạt của một nước hay một dân tộc...

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn lý thuyết bài C.Mác và Ph.Ăngghen phát triển chủ nghĩa xã hội khoa học. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã nắm được những ý chính cũng như trau dồi được nội dung kiến thức của đề thi rồi đúng không ạ? Hi vọng qua bài viết bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập tốt hơn nhé. Để giúp các bạn có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn có thể tham khảo thêm một số tài liệu thuộc các chuyên ngành khác trong Cao đẳng - Đại học cũng như Cao học để phục vụ quá trình nghiên cứu hiệu quả hơn.

Để giúp các bạn có thể giải đáp được những thắc mắc và trả lời được những câu hỏi khó trong quá trình học tập. VnDoc.com mời bạn đọc cùng đặt câu hỏi tại mục hỏi đáp học tập của VnDoc. Chúng tôi sẽ hỗ trợ trả lời giải đáp thắc mắc của các bạn trong thời gian sớm nhất có thể nhé.

Đánh giá bài viết
1 2.779
Sắp xếp theo

    Cao đẳng - Đại học

    Xem thêm