Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm
Ba Lắp Sinh học Lớp 12

Cho biết tên và giải thích các đột biến cấu trúc NST tạo ra các NST có cấu trúc

Cho hai NST có cấu trúc và trình tự các gen như sau:

A B C D E . F G H

M N O P Q . R

a) Hãy cho biết tên và giải thích các đột biến cấu trúc NST tạo ra các NST có cấu trúc và trình tự gen tương ứng với 7 trường hợp sau:

A B C F . E D G H

A B C B C D E . F G H

A B C E . F G H

A D E . F B C G H

M N O A B C D E . F G H       P Q . R

M N O C D E . F G H             A B P Q . R

A D C B E . F G H

b) Hãy cho biết trường hợp nào trên đây không làm thay đổi hình dạng NST.

c) Hãy cho biết trường hợp nào trên đây làm thay đổi các nhóm liên kết gen khác nhau

2
2 Câu trả lời
  • Chít
    Chít

    a. Các đột biến cấu trúc NST:

    - Gen 1: So sánh với gen bình thường thì thấy đoạn DE.F chứa tâm động đã đứt ra, quay 180°, rồi gắn vào NST → Đột biến đảo đoạn chứa tâm động.

    - Gen 2: Gen đột biến có đoạn BC lặp lại 2 lần → Đột biến lặp đoạn.

    - Gen 3: Gen đột biến bị mất gen D → Đột biến mất đoạn NST.

    - Gen 4: Đoạn NST mang gen BC đã chuyển sang cánh khác của chính NST đó → Đột biến chuyển đoạn trong một NST.

    - Gen 5: Đoạn gen MNO đã chuyển sang đầu của đoạn gen A B C D E . F G H → Đột biến chuyển đoạn giữa hai NST không tương đồng, dạng chuyển đoạn không tương hỗ.

    - Gen 6: Hai đoạn NST của hai NST không tương đồng là AB và MNO đã đứt ra và chuyển đoạn với nhau → Đột biến chuyển đoạn giữa hai NST không tương đồng, dạng chuyển đoạn tương hỗ.

    - Gen 7: Đoạn NST mang gen BCD đã đảo đoạn → Đột biến đảo đoạn không chứa tâm động.

    b. Trường hợp gen 7 không làm thay đổi hình dạng NST.

    c. Trường hợp gen 5 và 6 làm thay đổi các nhóm liên kết gen khác nhau.

    0 Trả lời 15/01/22
    • Sói già
      Sói già

      a) Tên và các kiểu đột biến NST của 7 trường hợp:

      1. Đảo đoạn gồm có tâm động: Đoạn D E F có tâm động dứt ra, quay 180o, rổi gắn vào NST.

      2. Lặp đoạn: Đoạn B C lặp lại 2 lần.

      3. Mất đoạn: Mất đoạn D.

      4. Chuyển đoạn trong 1 NST: Đoạn B C được chuyển sang cánh (vai) khác của chính NST đó.

      5. Chuyển đoạn không tương hỗ: Đoạn M N O gắn sang đầu ABC của NST khác.

      6. Chuyển đoạn tương hỗ: Đoạn M N O và A B đổi chỗ tương hỗ với nhau.

      7. Đảo đoạn ngoài tâm động : Đoạn B C D quay 180o, rồi gắn lại.

      b) Trường hợp đảo đoạn ngoài tâm động (7) không làm thay đổi hình thái NST.

      c) Trường hợp chuyển đoạn tương hỗ (6) và chuyển đoạn, không tương hỗ (5) làm thay đổi các nhóm liên kết khác nhau do một số gen từ NST này chuyển sang NST khác.

      0 Trả lời 15/01/22

      Sinh học

      Xem thêm