Đề kiểm tra học kì 2 môn Hóa lớp 8 năm học 2014-2015 trường THCS Bình Giang, Kiên Giang
Đề kiểm tra học kì 2 môn Hóa lớp 8 năm học 2014-2015 trường THCS Bình Giang, Kiên Giang là đề kiểm tra học kì II môn Hóa lớp 8 có đáp án, dành cho các bạn nghiên cứu học tập, ôn tập Hóa học lớp 8, chuẩn bị cho kì thi cuối học kì 2 môn Hóa học lớp 8 được chắc chắn nhất.
Đề kiểm tra học kì 2 môn Hóa lớp 8
Phòng GD&ĐT Hòn Đất Lớp 8/ … | KIỂM TRA HỌC KÌ II – Năm học: 2014 – 2015 |
Đề bài:
Câu 1: (2 điểm)
a. Nêu khái niệm, công thức tính nồng độ mol của dung dịch?
b. Áp dụng: Hòa tan hoàn toàn 20 gam NaOH vào nước thu được 500 ml dung dịch. Tính nồng độ mol của dung dịch tạo thành.
Câu 2: (2 điểm)
a. Viết các phương trình hoá học biểu diễn biến hoá sau và cho biết chúng thuộc loại phản ứng nào?
P → P2O5 → H3PO4
b. Củi, than cháy được trong không khí. Nhà em có củi, than xếp trong hộc bếp, xung quanh có không khí. Tại sao củi, than đó lại không cháy?
Câu 3: (2 điểm)
a. Gọi tên các hợp chất có công thức cho sau đây: SO2, HNO3, Ca(OH)2, Fe2(SO4)3
b. Hãy viết công thức hóa học của các muối có tên gọi dưới đây: Canxi clorua; Kali nitrat; Sắt (III) nitrat; Natri đihiđrophotphat.
Câu 4: (3 điểm)
Để điều chế Hiđro ở phòng thí nghiệm, người ta cho 6,5 gam Zn tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl.
a. Tính thể tích khí H2 sinh ra (đktc).
b. Nếu cho toàn bộ lượng khí Hiđro trên ở đktc khử 0,15 mol CuO ở nhiệt độ cao. Tính khối lượng đồng sinh ra.
Câu 5: (1 điểm)
Có 3 lọ đựng riêng biệt các chất khí sau: cacbon đioxit; oxi; hiđro. Bằng cách nào nhận biết các chất khí trong mỗi lọ?
(Cho: H = 1; Zn = 65; Cl= 35,5; O = 16; Cu= 64; Na=23)
Đáp án đề kiểm tra học kì 2 môn Hóa lớp 8
Câu 1:
a. Nồng độ mol (kí hiệu là CM ) của dung dịch cho biết số mol chất tan có trong một lít dung dịch.
+ Công thức tính nồng độ mol của dung dịch là:
CM = n : V (mol/ l)
b. Đổi 500 ml = 0,5 lít
Số mol của NaOH là: n = m : M = 20: 40 = 0,5 mol
Nồng độ mol của dung dịch tạo thành là: CM = n : V = 0,5 : 0,5 = 1 (mol/ l)
Câu 2:
a. Phương trình:
to.
4P + 5O2 → 2P2O5
→ Phản ứng hóa hợp
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
→ Phản ứng hóa hợp
b. Củi than cháy được trong không khí phải có mồi của ngọn lửa để nâng lên nhiệt độ cháy. Còn than, củi xếp trong hộc xung quanh bếp có không khí nhưng không cháy vì ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ cháy.
Câu 3:
a. Gọi tên mỗi chất:
SO2: Lưu huỳnh đioxit.
HNO3 : Axit nitric.
Ca(OH)2: Canxi hiđroxit.
Fe2(SO4)3: Sắt (III) sunfat.
b. Công thức hóa học của muối lần lượt là: CaCl2; KNO3; Fe(NO3)3; NaH2PO4