Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 11 Cánh diều - Đề 3

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 11 Cánh diều - Đề 3 để bạn đọc cùng tham khảo. Đề thi gồm có 2 phần đọc hiểu và làm văn. Thí sinh làm bài trong thời gian 90 phút. Đề có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi giữa học kì 2 lớp 11.

1. Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 11 Cánh diều

Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:

(1) Đặt vào ngày cuối Đông đầu Xuân, ngày Tết Nguyên Đán còn có một thâm ý sâu xa hơn nữa; theo Từ Nguyên, xuân có nghĩa là “trai gái vừa lòng nhau”, xuân là cựa động, băng giá tan hết, muôn vật đến mùa xuân đều cựa động mà sống lại. Từ quan niệm ấy, người mình tiến đến tín ngưỡng thờ Thần Đất. Họ tin rằng trong không, thời gian mà Thần Đất vắng mặt trên trần thì không ai được động chạm đến đất như cày bừa cuốc xới lên hay giã gạo làm cho vang động đất. Ngày Tết, do đó, có ý nghĩa là đón đợi sự trở về của Thần Đất: người ta chờ lúc cây cối đâm lộc nảy mầm, muôn vật trở lại cuộc sống bình thường, chỉ sợ vì một cớ gì bí mật, không phồn thịnh và sản xuất như xưa nữa. Họ tin rằng nếu không kiêng kị thì Thần Đất không phù hộ loài người…Tục tiễn ông Táo, tục không quét nhà, tục xông đất thoát thai từ sự tin tưởng đó…

(2) Cứ tin như thế, người ta thấy đời đẹp hơn, đáng yêu hơn. Vừa lúc đó, ở ruộng khoai lại nở những bông hoa tím, ở vườn cải lại có những búp vàng, mưa xanh gió tím ôn hòa, người dân vui sướng đến tận độ, sáng lên mắt biếc, hồng xuống làn môi cũng là lẽ đương nhiên, không có chi đáng lạ.

(Trích “tết, Hỡi cô mặc cái yếm xanh”. “Thương nhớ mười hai” – Vũ Bằng, Nxh Văn học)

Câu 1 (0.5 điểm): Em hãy xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.

Câu 2 (0.5 điểm): Trong đoạn (1), tác giả vận dụng thao tác lập luận gì?

Câu 3 (1.0 điểm): Em hãy nêu những nội dung chính của văn bản trên.

Câu 4 (2.0 điểm): Từ văn bản trên, em hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của mình về một phong tục đẹp ngày Tết nguyên Đán của dân tộc ta.

B. PHẦN VIẾT (6.0 điểm)

Câu 1 (6.0 điểm): Trình bày cảm nhận của anh chị về đoạn trích Thương nhớ mùa xuân của tác giả Vũ Bằng.

2. Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 11 Cánh diều

A. PHẦN ĐỌC HIỂU

Câu 1:

Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là: Nghị luận.

Câu 2:

Trong đoạn (1), tác giả vận dụng thao tác lập luận phân tích

Câu 3:

Những nội dung chính của văn bản trên là: Giải thích tên gọi và ý nghĩa của Tết Nguyên Đán

Câu 4:

Tết Nguyên Đán là một trong những ngày lễ quan trọng khỏi đầu một năm mới của dân tộc ta. Đó là dịp để nghỉ ngơi sau một năm làm lụng vất vả, là thời điểm gia đình sum họp, cùng nhau trang hoàng nhà cửa, chuẩn bị những món ăn truyền thống. Phong tục đón Tết là cơ hội để mỗi người trong chúng ta tìm lại gốc rễ của mình, đồng thời, bày tỏ lòng thành kính đối với tổ tiên. Mỗi năm, khi đến ngày Tết, tôi luôn háo hức và hạnh phúc khi được nghỉ lễ và cùng bố mẹ chuẩn bị đón tết. Tết Nguyên Đán là thời điểm để tôi thêm trân trọng những giá trị gia đình và truyền thống văn hóa của dân tộc. Đó là một phong tục truyền thống và ý nghĩa được bảo tồn từ bao đời nay của nước ta.

B. PHẦN VIẾT

I. Mở bài

– Giới thiệu về tác giả Vũ Bằng:

+ Tên thật là Vũ Đăng Bằng, bút danh của ông là Thiên Thư

+ Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội

+ Các tác phẩm của ông thường là những tác phẩm miêu tả chân thực, chi tiết về thiên nhiên, con người và cuộc sống xung quanh

+ Bút pháp nhẹ nhàng, truyền cảm và có sức lôi cuốn với độc giả

– Giới thiệu về “Thương nhớ mùa xuân”:

+ Được trích trong tập “Thương nhớ mười hai”

+ Sáng tác năm 1971

+ Tác phẩm không chỉ đơn thuần là miêu tả lại vẻ đẹp thiên nhiên của đất nước khi xuân sang mà còn là những tình cảm của tác giả dành cho quê hương khi đang sống xa quê trong tình cảnh đất nước bị chia cắt

II. Thân bài

– Nội dung chính: Miêu tả cảnh đẹp của Hà Nội mỗi khi xuân sang Tết đến

– Cảm hứng yêu mến mùa xuân, bắt đầu từ vẻ đẹp của mùa xuân, tháng giêng đã chắp bút cho những dòng tâm tư tình cảm của ông:

+ Lý giải tình yêu mùa xuân là lẽ tất yếu của con người

+ Tình yêu mùa xuân giống như những tình yêu vốn có, đơn giản trong cuộc sống thường nhật

+ Điệp ngữ “ai bảo… đừng”, “ai cấm… đừng” như càng nhấn mạnh tình yêu là lẽ tất yếu phải có của con người

– Lời tâm tình, thủ thỉ, trò truyện của tác giả về mùa xuân:

+ Mùa xuân giờ đây được so sánh với một thiếu nữ đang độ đôi mươi

+ Trong từng sự vật thiên nhiên dường như cũng đong đầy, căng tràn sự sống của sắc xuân

– Cảnh đẹp của thiên nhiên mùa xuân:

+ Tiết trời dịu nhẹ, mưa xuân lất phất bay, những chùm hoa mận đào xinh xinh hé nở

+ Tình yêu mùa xuân của thi sĩ bắt đầu là từ yêu cái mưa riêu riêu, gió lành lạnh, yêu tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại, câu hát huê tình của cô gái trong mộng…

+ Mùa xuân xứ lạnh miền Bắc được đặc tả qua những đặc điểm tự nhiên chỉ có miền Bắc mới có như: mưa xuân, cái lạnh run người, tiếng nhạn kêu,…

– Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật:

+ Bút pháp chấm phá

+ Ngôn ngữ giàu chất tạo hình, tình cảm gắn bó, chân thành và tha thiết

+ Không chỉ khắc họa lên vẻ đẹp không thể phai nhòa của mùa xuân miền bắc mà còn cho thấy nỗi nhớ da diết của thi nhân với mùa xuân của quê hương

III. Kết bài

- Nêu cảm nhận và nhận xét của em về tác phẩm trên

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Đóng Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
Đóng
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi giữa học kì 2 lớp 11 môn Ngữ văn Cánh diều

    Xem thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
    Mã QR Code
    Đóng