Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo - Đề 3

VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 11 Chân trời sáng tạo - Đề 3 để bạn đọc cùng tham khảo. Đề thi gồm có 2 phần đọc hiểu và làm văn. Thí sinh làm bài trong thời gian 90 phút. Đề có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Mời các bạn cùng theo dõi đề thi dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi giữa học kì 1 lớp 11 nhé.

1. Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 11 Chân trời

Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:

" Cho" và " nhận" là hai khái niệm tưởng chừng đơn giản nhưng số người có thể hiểu được nó chỉ đếm được trên đầu ngón tay. Ai cũng có thể nói Những ai biết thương sẽ sống tốt đẹp hơn hay " đúng thếm cho đi là hạnh phúc hơn nhận về". Nhưng tự bản thân mình, mình đã làm được những gì ngoài lời nói? Cho nên, giữa nói và làm là hai chuyện khác nhau. Hạnh phúc mà bạn nhận được khi cho đi chỉ thực sự đến khi bạn cho đi mà không nghĩ ngợi đến lợi ích của bản thân mình. Đâu phải ai cũng quên mình vì người khác. Nhưng xin đừng quá chú trọng đến cái tôi của chính bản thân mình. Xin hãy sống vì mọi người để cuộc sống không đơn điệu và được trái tim có những nhịp đập yêu thương

Trích Lời khuyên cuộc sống

Câu 1 (1.0 điểm): Thao tác lập luận chính của đoạn trích trên là gì?

Câu 2 (1.0 điểm): Nêu nội dung chính của văn bản trên?

Câu 3 (1.0 điểm): Đoạn trích trên đã giúp cho anh chị học được bài học gì?

Câu 4 (2.0 điểm): Anh chị hãy nêu suy nghĩ của mình về quan điểm: Chính lúc ta cho đi nhiều nhất lại là lúc ta được nhận lại nhiều nhất

B. PHẦN VIẾT (5.0 điểm)

Câu 1 (5.0 điểm): Phân tích 12 câu đầu trong đoạn trích Trao duyên

2. Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 11 Chân trời

A. PHẦN ĐỌC HIỂU: (5.0 điểm)

Câu 1: Thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn trích là: phân tích

Câu 2: Nội dung chính của đoạn trích: bàn về ý nghĩa của việc cho và nhận trong cuộc sống đối với con người

Câu 3:

- Bài học rút ra: Cần sống có tình người, sẵn sàng giúp đỡ người khác, chia sẻ với người khác. Chúng ta vỡ lẽ ra nhiều điều từ đoạn trích trên từ đó mỗi người tự biết cách điều chỉnh để hoàn thiện bản thân hơn..

Câu 4:

Đó là quan điểm hoàn toàn đúng đắn:

+ Khi chúng ta cho đi yêu thương chúng ta sẽ nhận được lại sự yêu thương của mọi người. + Khi chúng ta cho đi yêu thương chúng ta sẽ nhận được lại sự yêu thương của mọi người.

+ Người cô tư cho đi không toan tính vụ lợi là người được yêu mến, kính trọng + Người cô tư cho đi không toan tính vụ lợi là người được yêu mến, kính trọng

B. PHẦN VIẾT: (5.0 điểm)

1. Mở bài:

Giới thiệu vài nét đặc sắc về tác giả tác phẩm, đoạn trích

Dẫn dắt về nhân vật Thúy Kiều và em gái Thúy Vân hai người con gái có tài sắc nghiêng nước nghiêng thành là nhân vật chính trong trích đoạn Trao duyên.

2. Thân bài:

– Đoạn 1: Thúy Kiều nhờ em là Thúy vân thay mình trả ân nghĩa cho Kim Trọng

“Cậy em em có chịu lời

Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa”

+ Một nỗi đau đến xé lòng khi đành phải hy sinh tình yêu của mình, hy sinh chính hạnh phúc cá nhân để cứu lấy cha, cứu lấy gia đình cho trọn chữ hiếu.

-> Minh chứng được tính cách, phẩm giá của Thúy Kiều là người đặt chữ hiếu lên hết

+ Cách xưng hô, dùng từ khác thường (cậy, chịu lời, lạy, thưa…) có ý nghĩa một phần là nhờ vả một phần nài ép Thúy Kiều coi đó là việc Thúy Vân cần làm “tình chị duyên em”

-> Tuy rằng trong lòng rất đau xót nhưng Thúy Kiều vẫn mạnh mẽ quyết đoán.

Mối tình của Thúy Kiều với chàng Kim tuy rất mặn nồng, thắm thiết nhưng lại mong manh, nhanh tan vỡ.

Mâu thuẫn giữa hành động >< lời nói, lí trí >< tình cảm của Thúy Kiều trong cảnh trao duyên cho Thúy Vân. Lời trao duyên, trao kỉ vật nửa muốn trao, nửa muốn níu giữ.

– Đoạn 2: Tâm trạng của Kiều sau khi trao duyên

(Mai sau dù có bao giờ…thiếp đã phụ chàng từ đây)

Cuộc độc thoại nội tâm đầy đau đớn, Thúy Kiều hướng một lòng về tình yêu thương mong nhớ người mình yêu

Mức độ của nỗi đau cao hơn,xót xa hơn khi Kiều chuyển sang tự nói với bản thân mình, từ đau đớn chuyển thành tiếng khóc, khóc cho mình, khóc cho mối tình đẹp phải chia li.

-> Nổi bật vẻ đẹp nhân cách hy sinh đến quên mình, quên hạnh phúc cho nghĩa cử cao đẹp của Thúy Kiều

3. Kết bài

Đoạn trích nói lên được số phận bất hạnh của nàng Kiều về tình yêu, không được hưởng tình yêu trọn vẹn.

Tính hiện thực, nhân đạo của Nguyễn Du sử dụng trong đoạn trích

Nghệ thuật miêu tả nội tâm, khám phá nội tâm nhân vật đặc sắc.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Đóng Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
Đóng
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Xác thực tài khoản!

Theo Nghị định 147/2024/ND-CP, bạn cần xác thực tài khoản trước khi sử dụng tính năng này. Chúng tôi sẽ gửi mã xác thực qua SMS hoặc Zalo tới số điện thoại mà bạn nhập dưới đây:

Số điện thoại chưa đúng định dạng!
Số điện thoại này đã được xác thực!
Bạn có thể dùng Sđt này đăng nhập tại đây!
Lỗi gửi SMS, liên hệ Admin
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi giữa học kì 2 lớp 11 môn Ngữ văn Chân trời sáng tạo

    Xem thêm
    Chia sẻ
    Chia sẻ FacebookChia sẻ TwitterSao chép liên kếtQuét bằng QR Code
    Mã QR Code
    Đóng