Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 11 Cánh diều - Đề 5
Đề thi giữa học kì 2 môn Ngữ văn 11 Cánh diều
VnDoc.com xin gửi tới bạn đọc bài viết Đề thi giữa kì 2 Ngữ văn 11 Cánh diều - Đề 5 để bạn đọc cùng tham khảo. Đề được tổng hợp với 2 phần đọc hiểu và làm văn. Thí sinh làm bài trong thời gian 90 phút. Đề có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây để có thêm tài liệu ôn thi giữa học kì 2 lớp 11.
1. Đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 11 Cánh diều
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (5.0 điểm)
Cho ngữ liệu sau đọc và trả lời câu hỏi:
“Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia
Bẽ bàng mây sớm đèn khuya
Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng”
Câu 1 (1.0 điểm): Sáu câu thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Của ai?
Câu 2 (1.0 điểm): Nội dung chính của đoạn thơ trên là gì?
Câu 3 (1.0 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên?
Câu 4 (1.0 điểm): Từ “xuân” trong câu thơ được dùng theo nghĩa gốc hay nghĩa chuyển?
“Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung”
Câu 5 (1.0 điểm): Bút Pháp nghệ thuật nào được sử dụng trong đoạn trích trên?
B. PHẦN VIẾT (5.0 điểm)
Câu 1 (5.0 điểm): Anh chị hãy phân tích tác phẩm Vào chùa gặp lại của nhà văn Nguyễn Minh Chuyên.
2. Đáp án đề kiểm tra giữa kì 2 Văn 11 Cánh diều
A. PHẦN ĐỌC HIỂU
Câu 1:
6 câu thơ trên là đoạn trích trong đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích” của Nguyễn Du.
Câu 2:
Nội dung chính của đoạn trích là bức tranh tâm trạng của Kiều trong những ngày cô đơn nơi xứ Ngưng Bích.
Câu 3:
Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên là biểu cảm và miêu tả
Câu 4:
Từ “xuân” trong hai câu thơ “Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân/Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung” được dùng theo nghĩa chuyển. Chỉ về tuổi thanh xuân của người con gái.
Câu 5:
Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích trên là: Đây là một phong cách nghệ thuật được sử dụng để miêu tả các cảnh ngụ tình.
B. PHẦN VIẾT
I. Mở bài
Giới thiệu một số nét về tác giả, tác phẩm.
– Vào chùa gặp lại của nhà văn Minh Chuyên nói về sự hy sinh mất mát của những người quân nhân là phụ nữ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ gian khổ
– Minh Chuyên chuyên viết về những tác phẩm nói về những câu chuyện thời hậu
II. Thân bài
– Lời văn của tác giả khi kể lại thời chiến tranh đầy đau khổ:
+ Mười năm công tác và chiến đấu tại chiến trường miền Đông Nam Bộ, sống trong đạn bom
+ Đồng đội của tôi hầu hết đã hy sinh và bị thương rất nặng
+ Bệnh tật, thương tật và di chứng chiến tranh đã biến họ thành những con người bất hạnh
+ Những gương mặt đã có công rất lớn trong sự nghiệp nước nhà như sư bác Đỗ Thị Vui, sư thầy Đào Thị Ngọc Hân, sư bác Nguyễn Thị Chiêm, sư thầy Vũ Thị Mừng, ni trưởng Lương Đàm Thanh, sư bác Bùi Thị My, sư bác Trương Thị Minh, …
– Lý do những nữ quân nhân quyết định đi tu:
+ Dành quá nửa thanh xuân cho đất nước, có người vì quá lứa lỡ thì, nhan sắc đã dần phai mòn theo thời gian, hay chẳng còn quan tâm tới chuyện hạnh phúc vợ chồng ông.
+ Bị nhiễm chất độc màu da cam, khi nghĩ tới cảnh tượng lấy chồng rồi khi sinh ra những đứa con dị dạng, là một người mẹ, họ sẽ đau lòng thế nào khi đứa trẻ mình mang nặng chín tháng mười ngày sẽ là một gánh nặng cho gia đình và cho xã hội.
– Cuộc sống ý nghĩa của những nữ quân nhân sau khi đi tu:
+ Vào chùa họ xuống tóc trở thành một nữ tu, họ vẫn tim đủ mọi cách để giúp đời, giúp người.
+ Họ tự nuôi sống mình, tự trồng trọt, chăn nuôi, giúp đỡ những mảnh đời bất hạnh, khó khăn.
+ Cưu mang nuôi dưỡng những đứa trẻ bị bỏ rơi, tàn tật, chăm sóc những người già không nơi nương tựa.
III. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ của bản thân sau khi đọc xong tác phẩm, triết lý nhân văn của tác phẩm.