Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi học kì 2 Văn 7 năm 2021 trường THCS Bắc Lệnh, Lào Cai có đáp án

Đề kiểm tra học kì 2 môn Ngữ văn lớp 7 năm học 2020 - 2021 trường THCS Bắc Lệnh, Lào Cai bao gồm 2 phần: Đọc hiểu và Tạo lập văn bản với thời gian làm bài 90 phút. Đề thi có đáp án đi kèm cho các em tham khảo và đối chiếu sau khi làm xong. Đây là tài liệu hay cho các em làm quen với nhiều dạng đề khác nhau, chuẩn bị cho bài thi học kì 2 chính thức sắp tới đạt kết quả cao.

Nhằm mang đến cho các em học sinh tài liệu ôn thi học kì 2 lớp 7, VnDoc giới thiệu Bộ đề thi học kì 2 lớp 7 với đầy đủ các môn do đội ngũ VnDoc biên soạn hoặc sưu tầm từ nhiều trường THCS trên cả nước, là tài liệu hữu ích cho các em học sinh ôn tập, chuẩn bị kiến thức cho các bài thi cuối năm. Đây cũng là tài liệu hay cho thầy cô tham khảo ra đề.

Đề thi học kì 2 lớp 7 môn Văn năm 2021

TRƯỜNG THCS BẮC LỆNH

Số tờ:………

Số phách:…...

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II - LỚP 7

Môn: Ngữ văn

Năm học: 2020 – 2021

Thời gian: 90 phút (không kể thời gian giao đề)

(Đề gồm 01 trang)

ĐỀ I

PHẦN I. ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm)

Đọc ngữ liệu sau và trả lời các câu hỏi:

“Người có tính khiêm tốn thường hay cho mình là kém, cần phải phấn đấu thêm, trau dồi thêm, cần được trao đổi, học hỏi nhiều thêm nữa. Người có tính khiêm tốn không bao giờ chịu chấp nhận sự thành công của cá nhân mình trong hoàn cảnh hiện tại, lúc nào cũng cho sự thành công của mình là tầm thường, không đáng kể, luôn luôn tìm cách để học hỏi thêm nữa.

Tại sao con người lại phải khiêm tốn như thế? Đó là vì cuộc đời là một cuộc đấu tranh bất tận, mà tài nghệ của mỗi cá nhân tuy là quan trọng, nhưng thật ra chỉ là những giọt nước bộ nhỏ giữa đại dương bao la. Sự hiểu biết của mỗi cá nhân không thể đem so sánh với mọi người cùng chung sống với mình. Vì thế, dù tài năng đến đâu cũng luôn luôn phải học thêm, học mãi mãi.

Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người.

Khiêm tốn là một điều không thể thiếu cho những ai muốn thành công trên đường đời”.

(Trích Tinh hoa xử thế, Lâm Ngữ Đường,

Ngữ văn 7, tập 2, NXB Giáo dục, 2015, tr.70 - 71)

Câu 1 (0,5 điểm). Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên.

Câu 2 (0,5 điểm). Chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau:

Tóm lại, con người khiêm tốn là con người hoàn toàn biết mình, hiểu người, không tự đề cao vai trò, ca tụng chiến công của cá nhân mình cũng như không bao giờ chấp nhận một ý thức chịu thua mang nhiều mặc cảm tự ti đối với mọi người.

Câu 3 (1,0 điểm). Khái quát nội dung của đoạn trích trên bằng 1-2 câu văn.

Câu 4 (1,0 điểm). Từ đoạn trích trên, em rút ra bài học gì cho bản thân.

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN: (7,0 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm). Từ nội dung của đoạn trích phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 120 chữ) trình bày suy nghĩ của em về lòng khiêm tốn.

Câu 6 (5,0 điểm). Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ: “Uống nước nhớ nguồn”.

………………………………Hết……………………………

Đáp án và hướng dẫn chấm đề thi học kì 2 lớp 7 môn Văn trường Bắc Lệnh, Lào Cai

Phần

Câu

Nội dung

Điểm

I

ĐỌC HIỂU ( 3,0 điểm)

1

Phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên: Nghị luận

0,5

2

Tác giả sử dụng biện pháp tu từ liệt kê.

0,5

3

- Nội dung chính của đoạn văn: Lòng khiêm tốn của con người trong cuộc sống.

1,0

4

- Về hình thức: Học sinh viết (3-5 dòng), không mắc lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt, viết câu.

- Về nội dung: Hs có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau song phải nêu được điều tác giả muốn gửi gắm qua văn bản. Đảm bảo một số ý sau:

- Đoạn trích là bài học sâu sắc giúp ta hiểu rằng: khiêm tốn là phẩm chất tốt đẹp, cao quý của con người.

- Khiêm tốn để học hỏi, nâng cao kiến thức của bản thân.

- Trong cuộc sống cần có lòng khiêm tốn, tính khiêm nhường, phải biết tôn trọng người khác, cư xử hòa nhã, đúng mực. Luôn thân thiện, vui vẻ với mọi người xung quanh chính là biểu hiện rõ nét của lối sống đẹp, sống lành mạnh, sống văn minh, văn hóa, có học thức, có kiến thức sâu rộng.

- Muốn thành công trên con đường đời, mỗi người có lòng khiêm tốn. Đức tính khiêm tốn gắn kết tình yêu thương giữa con người với con người.

0,25

0,75

II

LÀM VĂN ( 7,0 điểm)

5

Viết một đoạn văn ngắn (khoảng 120 chữ) Hãy viết một đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về lòng khiêm tốn.

2,0

a. Đảm bảo cấu trúc của một đoạn văn

0,25

b. Xác định đúng vấn đề cần bày tỏ suy nghĩ suy nghĩ của em về lòng khiêm tốn.

0,25

c. Triển khai vấn đề: HS có thể có thể trình bày những suy nghĩ khác nhau song cần đảm bảo các ý sau:

- khiêm tốn là phẩm chất tốt đẹp, cao quý của con người.

* Giải thích:

- Khiêm tốn là đức tính nhã nhặn, biết sống một cách nhún nhường, luôn luôn hướng về phía tiến bộ, không đề cao cái mình có và luôn coi trọng người khác => Khiêm tốn là điều không thể thiếu giúp con người thành công trong cuộc sống.

* Bàn luận:

- Trong cuộc sống, con người phải luôn khiêm tốn vì: cá nhân dù có tài năng đến đâu cũng chỉ là những giọt nước bé nhỏ giữa đại dương bao la. Phải luôn học nữa, học mãi…

- Khiêm tốn là phẩm chất quan trọng và cần thiết của con người:

+ Khiêm tốn là biểu hiện của con người đứng đắn, biết nhìn xa trông rộng, được mọi người yêu quý…

+ Khiêm tốn giúp con người biết mình và hiểu người. Luôn có ý thức và thái độ đúng mực trong việc đánh giá bản thân, không tự mãn, tự kiêu. Luôn thành kính, biết tôn trọng lẫn nhau, để có thể học hỏi được từ người khác. (D/C)

- Khiêm tốn không có nghĩa là mặc cảm, tự ti, thiếu tự tin.

- Phê phán những người tự cao, kiêu căng, ngạo mạn…coi thường người khác…

* Bài học nhận thức và hành động:

- Trân trọng những người khiêm tốn.

- - Học lối sống khiêm tốn để ngày càng hoàn thiện mình và không ngừng phấn đấu vươn lên để đạt được thành công trong cuộc sống.

0,25

0,25

0,25

0,25

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt.

0,25

e. Sáng tạo : Có cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề trên.

0,25

6

Chứng minh câu tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn”.

5,0

a. Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: Có đầy đủ phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài giới thiệu vấn đề nghị luận; Thân bài làm rõ câu tục ngữ bằng dẫn chứng và lý lẽ; kết bài khái quát được nội dung của câu tục ngữ.

0,25

b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Chứng minh câu tục ngữ: Uống nước nhớ nguồn”.

0,25

c. Triển khai bài nghị luận: Vận dụng tốt các kĩ năng , phương pháp nghị luận. Bàn luận, Liên hệ. Gv có thể tham khảo gợi ý sau:

1. Giới thiệu được vấn đề nghị luận một cách rõ ràng, chính xác, hấp dẫn.

0,5

2. Chứng minh bằng lý lẽ, dẫn chứng làm sáng tỏ câu tục ngữ.

* Giải thích nghĩa của câu tục ngữ

- "Uống nước" ở đây nghĩa là gì?

+ Nghĩa đen: Hành động sử dụng dòng nước có sẵn, khi uống nó ta hãy nghĩ đến từ đâu đã tạo ra nguồn nước mà ta đang uống.

+ Nghĩa bóng: Hưởng thụ và sử dụng thành quả của người khác để lại.

- "Nguồn" ở đây cũng có hai lớp nghĩa:

+ Nghĩa đen: Đây là nguồn gốc, cội nguồn của dòng nước.

+ Nghĩa bóng: Là nơi đã tạo ra, đã để lại những thành quả mà người khác đang thừa hưởng.

=> Ý nghĩa: Câu tục ngữ là lời nhắn nhủ của cha ông ta đến các thế hệ "Hãy luôn biết ơn và đền đáp những người đã có công giúp đỡ mình, không được "qua cầu rút ván" hay "ăn cháo đá bát".

* Bàn luận:

- Tại sao ta phải uống nước nhớ nguồn?

Vì đó là hành động đẹp, một nghĩa cử đẹp mà cha ông ta đã đúc kết lại qua bao đời nay nên chúng ta cần trân trọng, giữ gìn và phát huy vẻ đẹp truyền thống đó. ( D/C)

+ Ghi nhớ công ơn sinh thành và nuôi dưỡng của người đã sinh ra mình ( tục lệ thờ cúng tổ tiên ngày lễ tết)

+ Ghi nhớ công ơn dạy dỗ của thầy cô ( Chúc mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11)

+ Nhớ ơn những thế hệ đi trước đã chiến đấu anh dũng và hi sinh cho nền độc lập tự do của dân tộc ( Tri ân các anh hùng sĩ nhân ngày 27/7

+ Ghi nhớ công ơn của nhứng người chiến sĩ áo trắng trên mặt trận cứu người bệnh thoát khỏi cơn nguy kịch nhân ngày 27/2

- Chúng ta phải làm gì để thể hiện lòng biết ơn " nhớ nguồn".

+ Tự hào với lịch sử anh hùng và truyền thống văn hóa vẻ vang của dân tộc, ra sức bảo vệ và tích cực học tập, lao động góp phần xây dựng đất nước.

+ Có ý thức gìn giữ bản sắc, tinh hoa của dân tộc Việt Nam mình, và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa nước ngoài.

+ Có ý thức tiết kiệm, chống lãng phí khi sử dụng thành quả lao động của mọi người.

* Bàn luận – mở rộng:

- Thực tiễn cũng như đã cho thấy được rằng, không phải ai khi được uống nước ngọt mát cũng nhớ nguồn nước đã sinh ra nó, không phải ai cũng thể hiện được lòng biết ơn của mình đối với những người đã tạo ra thành quả cho ta được hưởng.

- Vẫn có rất nhiều những kẻ vong ơn bội nghĩa mà ta cần phải lên án. ( D/C)

0,5

1,5

1,0

3. Kết bài:

- Khẳng định lại ý nghĩa của câu tục ngữ..

- Nêu ra bài học – liên hệ bản thân

0,5

d. Chính tả, ngữ pháp: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp Tiếng Việt

0,25

e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc vè câu tục ngữ, có cách diễn đạt mới mẻ.

0,25

ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I+II = 10 điểm

Trên đây, VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Đề thi học kì 2 Văn 7 năm 2021 trường THCS Bắc Lệnh, Lào Cai có đáp án. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích giúp các bạn ôn thi học kì 2 lớp 7 môn Văn hiệu quả. Chúc các bạn đạt điểm cao trong kì thi sắp tới.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm các tài liệu khác như: Ngữ văn lớp 7, Soạn bài lớp 7, Học tốt Ngữ Văn 7, Giải Vở bài tập Ngữ Văn và các dạng đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi học kì 2 lớp 7 cũng được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Đề thi học kì 2 Văn 7 Kết nối tri thức

    Xem thêm