Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu

Để giúp học sinh nắm được cách dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu, chương trình SGK Ngữ văn 7, mời các bạn tham khảo bài viết sau đây do VnDoc.com sưu tầm và đăng tải. Hy vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích giúp các em học sinh học tốt môn Ngữ văn 7 hơn.

Cách dùng cụm Chủ - Vị để mở rộng câu

A. HƯỚNG DẪN TÌM HIỂU BÀI

I. Về thuật ngữ “Cụm chủ – vị”

Trong sách giáo khoa Ngữ văn 7 và trong một số tài liệu chuyên môn khác, khái niệm cụm chủ – vi (cụm C – V) còn được gọi là kết câu C – V. Cụm C – V tương đương với câu đơn bình thường (câu đơn có hai thành phần chủ ngữ – vị ngữ). Nhưng cụm C – V khác câu đơn bình thường ở chỗ:

– Nó không đứng độc lập mà chỉ là thành phần của câu hoặc của cụm từ trong câu.

– Nó tiềm tàng khả năng trở thành câu đơn bình thường, chứ không đồng nhất với câu đơn bình thường.

Khái niệm Câu có cụm C – V làm thành phần còn được gọi là câu phức thành phần (Là loại câu phức có từ 2 cụm C – V trở lên, trong đó chỉ có một cụm C – V nòng cốt, các cụm cC- V còn lại làm thành phần câu).

II. Thế nào là dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu

Mở rộng câu là thêm thành phần phụ cho câu, nhằm cụ thể hoá, chi tiết hoá sự diễn đạt.

Dùng cụm C – V làm thành phần câu là một trong những cách mỏ rộng câu.

Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng những cụm từ có hình thức giống câu đơn bình thường, gọi là cụm C – V, làm thành phần của câu hoặc của cụm từ để mở rộng.

Ví dụ:

Khi bắt đầu kháng chiến, nhân dân ta tinh thần rất hăng hái.

(Hồ Chí Minh)

Trong đó:

– Trạng ngữ: Khi bắt đầu kháng chiến.

– Chủ ngữ: Nhân dân ta.

– Vị ngữ: Tinh thần rất hăng hái (vị ngữ có kết cấu cụm C – V), trong đó:

+ Chủ ngữ: Tinh thần.

+ Vị ngữ: Rất hăng hái.

– Đây là câu có vị ngữ là cụm C – V.

Ví dụ:

– Cách mạng tháng Tám thành công đem lại độc lập, tự do cho dân tộc.

Trong đó:

– Chủ ngữ: Cách mạng tháng Tám thành công (chủ ngữ có kết cấu cụm C — V), trong đó:

+ Chủ ngữ: Cách mạng tháng Tám.

+ Vị ngữ: Thành công.

– Vị ngữ: Đem lại độc lập, tự do cho dân tộc.

Ở ví dụ này, ta thấy: Đây là câu có chủ ngữ là cụm C -V.

1. Các cụm danh từ có trong câu dẫn ở SGK, trang 68:

Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có (…).

(Hoài Thanh)

– Những tình cảm ta không có.

– Những tình cảm ta sẵn có.

2. Phân tích cấu tạo của những cụm danh từ vừa tìm ở bài tập 1 và cấu tạo của phụ ngữ trong mỗi cụm danh từ.

Cả hai cụm danh từ trên có cấu tạo:

Dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu

Cả hai phụ ngữ trong hai cụm danh từ trên có cấu tạo:

Dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu

III. Các trường hợp dùng cụm chủ – vị để mở rộng câu

Các thành phần câu như chủ ngữ, vị ngữ và các phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ đều có thể được cấu tạo bằng cụm C-V.

Ví dụ:

– Câu có chủ ngữ là cụm C – V:

+ Những con ong vàng cần mẫn bay đi bay lại hút nhụy hoa.

+ Bà nội đi hội Gióng về chia quà cho các cháu.

– Câu có vị ngữ là cụm C – V:

+ Người mẹ ấy tay không lúc nào ngơi.

+ Quyển truyện này tranh ảnh rất đẹp

– Câu có phụ ngữ là cụm C -V:

+ Cả lớp đã làm xong bài tập thầy giáo vừa ra.

+ Hương lúa nếp đang trổ trên cánh đồng thấm vào hồn em mỗi sáng di đến trường.

+ Chúng tôi cũng không nhớ nó ăn hết bao nhiêu nải chuối, gồi lá

+ Bác mong các cháu mai sau lớn lên thành những người dân xứng đáng với nước độc lập, tự do.

Tìm cụm C – V làm thành phần câu hoặc thành phần cụm từ trong các câu dẫn ở SGK, trang 68 và cho biết trong mỗi câu, cụm C – V làm thành phần gì.

a) Chị Ba đến khiến tôi rất vui và vững tâm.

(Bùi Đức Ái)

Cụm C – V: Tôi rất vui và vững tâm làm phụ ngữ cho cụm động từ có động từ trung tâm khiến.

b) Khi bắt đầu kháng chiến, nhân dân ta tinh thần rất hăng hái.

(Hồ Chí Minh)

Cụm C – V: Tinh thần rất hăng hái làm vị ngữ trong câu.

c) Chúng ta có thể nói rằng trời sinh lá sen để bao bọc cốm, cũng như trời sinh cốm nằm ủ trong lá sen.

(Thạch Lam)

Câu này có 2 cụm C – V:

+ Cụm C – V: Trời sinh lá sen để bao bọc cốm làm phụ ngữ của cụm động từ có động từ trung tâm nói.

+ Cụm C – V: Trời, sinh cốm nằm ủ trong lá sen làm phụ ngữ của cụm động từ có động từ trung tâm nói.

d) Nói cho đúng thì phẩm giá của tiếng Việt chỉ mới thực sự đựợc xác định và đảm bảo từ ngày Cách mạng tháng Tám thành công.

(Đặng Thai Mai)

Câu này có 2 cụm C – V:

+ Cụm C – V: Phẩm giá của tiếng Việt chỉ mới thực sự được xác định và đảm bảo từ ngày Cách mạng tháng Tám thành công làm vị ngữ trong câu.

+ Cụm C – V: Cách mạng tháng Tám thành công làm phụ ngữ của cụm danh từ có danh từ trung tâm ngày.

B. HƯỚNG DẪN LUYỆN TẬP

Bài tập này có hai yêu cầu:

– Tìm cụm C – V làm thành phần câu hoặc thành phần của cụm từ.

– Trong mỗi câu, xác định cụm C – V ấy đảm nhiệm chức vụ ngữ pháp gì (làm chủ ngữ, vị ngữ hay phụ ngữ) trong câu.

a) Đợi đến lúc vừa nhất, mà chỉ riêng những người chuyên môn mới định được, người ta gặt mang về.

(Thạch Lam)

– Câu này có một cụm C – V: Chỉ riêng những người chuyên môn mới định được.

– Cụm C – V nàỵ làm phụ ngữ trong cụm danh từ có danh từ trung tâm lúc.

b) Trung đội trưởng Bính khuôn mặt đầy đặn.

(Trần Đăng)

– Câu này có một cụm C – V: Khuôn mặt đầy đặn.

– Cụm C – V này làm vị ngữ trong câu.

c) Khi các cô gái làng Vòng đỗ gánh, giở từng lớp lá sen, chúng ta thấy hiện ra từng lá cốm, sạch sẽ và tinh khiết, không có mảy may một chút bụi nào.

(Thạch Lam)

– Câu này có 2 cụm C – V:

+ Cụm C – V: Cô gái làng Vòng đỗ gánh.

+ Cụm C – V: Hiện ra từng lá cốm, sạch sẽ và tinh khiết, không có mảy may một chút bụi nào.

– Các cụm C – V này đảm nhiệm các chức vụ ngữ pháp sau:

+ Cụm C – V: Cô gái làng Vòng đỗ gánh làm phụ ngữ của cụm danh từ có danh từ trung tâm là khi.

+ Cụm C – V: Hiện ra từng lá cốm, sạch sẽ và tinh khiết, không có mảy may một chút bụi nào làm phụ ngữ của cụm động từ có động từ trung tâm là thấy. Trong cụm C – V này, vị ngữ hiện ra được đặt trước chủ ngữ từng lá cốm, sạch sẽ và tinh khiết, không có mảy may một chúi bụi nào.

d) Bỗng một bàn tay đập vào vai khiến hắn giật mình.

(Nam Cao)

– Câu này có 2 cụm C – V:

+ Cụm C – V: Một bàn tay đập vào vai.

+ Cụm C – V: Hắn giật mình.

– Các cụm C – V này đảm nhiệm các chức vụ ngữ pháp sau:

+ Cụm C – V: Một bàn tay dập vào vai làm chủ ngữ trong câu.

+ Cụm C – V: Hắn giật mình làm phụ ngữ của cụm động từ có động từ trung tâm là khiến.

Trên đây, VnDoc.com đã giới thiệu tới các bạn tài liệu Dùng cụm chủ vị để mở rộng câu. Mời các bạn tham khảo thêm các tài liệu khác như: Ngữ văn lớp 7, Soạn bài lớp 7, Học tốt Ngữ Văn 7, Giải Vở bài tập Ngữ Văn và các dạng đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi học kì 2 lớp 7 cũng được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
11
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO/PROPLUS tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Soạn Văn 7 Sách mới

    Xem thêm