Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 27: Tiêu hóa ở dạ dày

Giải bài tập SGK Sinh học 8: Tiêu hóa ở dạ dày

Giải bài tập SGK Sinh học 8 bài 27: Tiêu hóa ở dạ dày được VnDoc sưu tầm và đăng tải, tổng hợp lý thuyết và lời giải ngắn gọn của các câu hỏi trong sách giáo khoa nằm trong chương trình giảng dạy môn Sinh học lớp 8. Hi vọng rằng đây sẽ là những tài liệu hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập của quý thầy cô và các bạn học sinh.

Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 27 trang 87:

- Trình bày các đặc điểm cấu tạo chủ yếu của dạ dày.

- Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo, dự đoán xem ở dạ dày có thể diễn ra các hoạt động tiêu hóa nào?

Trả lời:

- Cấu tạo dạ dày: dạ dày đơn có 4 lớp cơ bản (màng bọc, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc và lớp niêm mạc).

+ Lớp màng bọc rất mỏng.

+ Lớp cơ có 3 loại cơ khỏe là cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo.

+ Lớp dưới niêm mạc có chứa tuyến vị gồm các tế bào đỉnh tiết pepsinogen, tế bào chính tiết HCl và tế bào tiết chất nhày; các tế bào này tiết lên lớp niêm mạc qua các lỗ thông lên bề mặt niêm mạc.

- Căn cứ vào đặc điểm cấu tạo, dự đoán xem ở dạ dày có thể diễn ra các hoạt động tiêu hóa cơ học (lí học) và hóa học.

Trả lời câu hỏi Sinh 8 Bài 27 trang 88: - Từ những thông tin nêu trên, hãy điền các cụm từ phù hợp theo cột và theo hàng trong bảng 27.

Bảng 27. Các hoạt động biến đổi thức ăn ở dạ dày

Biến đổi thức ăn ở dạ dày

Các hoạt động tham gia

Các thành phần tham gia hoạt động

Tác dụng của hoạt động

Biến đổi lí học

Biến đổi hóa học

- Sự đẩy thức ăn xuống ruột nhờ hoạt động của các cơ quan bộ phận nào?

- Loại thức ăn gluxit và lipit được tiêu hóa trong dạ dày như thế nào?

- Thử giải thích vì sao prôtêin trong thức ăn bị dịch vị phân hủy nhưng prôtêin của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân hủy?

Trả lời:

Biến đổi thức ăn ở dạ dày

Các hoạt động tham gia

Các thành phần tham gia hoạt động

Tác dụng của hoạt động

Biến đổi lí học

- Sự tiết dịch vị
- Sự co bóp của dạ dày

- Tuyến vị
- Các lớp cơ của dạ dày

- Hòa loãng thức ăn
- Đảo trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị

Biến đổi hóa học

Hoạt động của enzim pepsinogen

Enzim pepsinogen

Phân cắt prôtêin chuỗi dài thành các chuỗi ngắn có chứa 3-10 axit amin.

- Sự đẩy thức ăn xuống ruột nhờ hoạt động của các cơ dạ dày cùng sự co cơ vòng ở môn vị.

- Thức ăn gluxit và lipit được tiêu hóa trong dạ dày:

+ Gluxit: Tiếp tục tiêu hóa một phần nhỏ ở giai đoạn đầu, khi thức ăn chứa HCl có pH thấp chưa trộn đều hết vào viên thức ăn thì enzim amilaza sẽ tiếp tục tiêu hóa tinh bột tạo ra đường.

+ Lipit: Không được tiêu hóa ở dạ dày vì ở đây không có enzim tiêu hóa lipit.

- Prôtêin trong thức ăn bị dịch vị phân hủy nhưng prôtêin của lớp niêm mạc dạ dày lại được bảo vệ và không bị phân hủy: do tuyến vị ở lớp dưới niêm mạc có chứa các tế bào tiết chất nhày ở cổ tuyến vị, chất nhày này phủ lên lớp niêm mạc giúp bảo vệ niêm mạc.

Câu 1 trang 89 Sinh học 8: Ở dạ dày có các hoạt động tiêu hóa nào?

Trả lời:

- Tiêu hóa hóa học

- Tiêu hóa lí học (cơ học)

Câu 2 trang 89 Sinh học 8: Biến đổi lí học ở dạ dày diễn ra như thế nào?

Trả lời:

- Sự tiết dịch vị → hòa loãng thức ăn

- Sự co bóp của dạ dày → đảo trộn thức ăn cho thấm đều dịch vị

Câu 3 trang 89 Sinh học 8: Biến đổi hóa học ở dạ dày diễn ra như thế

Trả lời:

Hoạt động của enzim pepsinogen → phân cắt prôtêin chuỗi dài thành các chuỗi ngắn có chứa 3-10 axit amin.

Câu 4 trang 89 Sinh học 8: Với khẩu phần thức ăn đầy đủ các chất, sau tiêu hóa ở dạ dày thì còn những loại chất nào trong thức ăn cần được tiêu hóa tiếp?

Trả lời:

- Tiếp tục tiêu hóa các chuỗi axit amin ngắn, gluxit

- Tiêu hóa lipit.

Đánh giá bài viết
1 3.440
Sắp xếp theo

    Giải bài tập Sinh học 8 ngắn nhất

    Xem thêm