Giải Vở thực hành Ngữ văn 8 Kết nối tri thức bài 16
Giải Vở thực hành Ngữ văn 8 bài 16: Thực hành đọc và thực hành tiếng Việt (trang 53 – 63) có đáp án chi tiết cho từng câu hỏi chương trình sách mới. Thông qua đây các em học sinh đối chiếu với lời giải của mình, hoàn thành bài tập hiệu quả.
Bài: Thực hành đọc và thực hành tiếng Việt (trang 53 – 63)
Bài: Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu
Bài tập 1 trang 53 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1:
Bố cục bài thơ gồm ….. phần.
Cụ thể: ……..
Trả lời:
Bố cục bài thơ gồm 4 phần.
Cụ thể:
- Phần 1: Hai câu đề: Giới thiệu về khoa thi năm Đinh Dậu.
- Phần 2: Hai câu thực: Cảnh trường thi trong thực tế.
- Phần 3: Hai câu luận: Cảnh người nước ngoài xuất hiện.
- Phần 4: Hai câu kết: Tâm trạng, nỗi lòng của nhà thơ.
Bài tập 2 trang 53 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Hai câu đề của bài thơ đã cho biết 1 số thông tin đáng chú ý về chế độ thi cử ở nước ta cuối thế kỉ XIX:
Trả lời:
- Hai câu đề của bài thơ đã cho biết 1 số thông tin đáng chú ý về chế độ thi cử ở nước ta cuối thế kỉ XIX:
- Thời gian: Ba năm mở một khoa
- Hình thức: Trường Nam thi lẫn với trường Hà.
=> Sự lộn xộn, láo nháo, lôi thôi, thiếu nề nếp, quy củ của đất nước.
Bài tập 3 trang 53 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1:
Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ …………….. trong cách diễn đạt “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ” và “Ậm ọe quan trường miệng thét loa”.
Tác dụng của biện pháp tu từ này trong việc tái hiện hình ảnh các sĩ tử và quan viên người Việt: ………..
Trả lời:
Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ trong cách diễn đạt “Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ” và “Ậm ọe quan trường miệng thét loa”.
Tác dụng của biện pháp tu từ này trong việc tái hiện hình ảnh các sĩ tử và quan viên người Việt:
+ Nhấn mạnh vẻ nhếch nhác, không gọn gàng của những sĩ tử. Họ không có tư thế của những sĩ tử đi thi, của người làm chủ kiến thức trong kì thi.
+ Làm nổi bật đối tượng người coi thi nói năng ậm ọe, ấp úng, ra oai gượng gạo. Cảnh hỗn độn, nhếch nhác, tàn tạ, không mang tính chất của cuộc thi.
Bài tập 4 trang 53 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Tác dụng của thủ pháp đối được tác giả sử dụng trong hai câu thực của bài thơ:
Trả lời:
Tác dụng của thủ pháp đối được tác giả sử dụng trong hai câu thực của bài thơ: Nhấn mạnh cảnh hỗn độn, nhếch nhác, tàn tạ của trường thi năm Đinh Dậu:
- Sĩ tử:
+ Vai đeo lọ: dáng dấp luộm thuộm.
+ Lôi thôi sĩ tử: nhấn mạnh vẻ nhếch nhác, không gọn gàng của những sĩ tử.
- Quan trường: dáng vẻ ra oai, nạt nộ.
+ Ậm ọe quan trường: người coi thi nói năng ậm ọe, ấp úng, ra oai gượng gạo.
+ Miệng thét loa: sự nhốn nháo, lộn xộn của cảnh trường thi.
Bài tập 5 trang 53 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Tiếng cười trào phúng được thể hiện qua việc đặc tả, nhấn mạnh hình ảnh “quan sứ” với “cờ kéo rợp trời”, “mụ đầm” với “váy lê quét đất” trong 2 câu luận của bài thơ:
Trả lời:
Hình ảnh: quan sứ, mụ đầm → làm tăng sự lố bịch của cuộc thi.
+ Cờ kéo rợp trời: đón tiếp trang nghiêm, linh đình.
+ Váy lê quét đất: cách ăn mặc lòe loẹt, lố lăng.
=> Sự phô trương về hình thức, nhố nhăng, lôi thôi. Bức tranh biếm họa về trường thi đầy rẫy những đối lập, ngược đời, trớ trêu. Thể hiện tiếng cười mỉa mai, chua chát của Tú Xương.
Bài tập 6 trang 54 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1:
Đối tượng mà tác giả muốn ám chỉ khi nhắc đến “nhân tài đất Bắc” là: ……….
Thái độ của tác giả thể hiện qua lời nhắn nhủ tới “nhân tài đất Bắc” là: ……….
Trả lời:
Đối tượng mà tác giả muốn ám chỉ khi nhắc đến “nhân tài đất Bắc” là: những người có lòng tự tôn dân tộc, người có tài.
Thái độ của tác giả thể hiện qua lời nhắn nhủ tới “nhân tài đất Bắc” là: căm ghét bọn thực dân xâm lược, thức tỉnh lòng tự tôn dân tộc.
Bài tập 7 trang 54 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1:
Trong bài thơ, tác giả nhắc đến nhiều nhân vật: các sĩ tử, quan trường, quan sứ, mụ đầm. Trong đó, nhân vật để lại cho em nhiều ấn tượng nhất là ……………..
Lí do: ……………….
Trả lời:
Trong bài thơ, tác giả nhắc đến nhiều nhân vật: các sĩ tử, quan trường, quan sứ, mụ đầm. Trong đó, nhân vật để lại cho em nhiều ấn tượng nhất là sĩ tử.
Lí do: Bởi vì các sĩ từ trong bài thơ này được khắc họa với dáng dấp lôi thôi luộm thuộm. Họ không có tư thế của những sĩ tử đi thi, của người làm chủ kiến thức trong kì thi. Từ đó cho thấy được sự đau buồn, thất vọng cùng tiếng cười mỉa mai, chua chát của Tú Xương.
Bài tập 8 trang 54 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Cảm xúc chủ đạo của tác giả trong bài thơ:
Trả lời:
Cảm xúc chủ đạo của tác giả trong bài thơ:
+ Thái độ châm biếm, đả kích của Tú Xương.
+ Tâm trạng đau đớn, chua xót của nhà thơ trước hiện thực của đất nước.
Bài tập 9 trang 54 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Viết đoạn văn (khoảng 7 - 9 câu) phân tích một chi tiết có tính chất trào phúng mà em ấn tượng nhất trong bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu.
Trả lời:
Đoạn văn tham khảo:
Bài thơ Lễ xướng danh khoa thi Đinh Dậu đã miêu tả lễ xướng danh khoa thi tại trường Nam 1897, thể hiện thái độ mỉa mai, phẫn uất của nhà thơ đối với chế độ khoa cử nhốn nháo:
“Lôi thôi sĩ tử vai đeo lọ
Ậm ọe quan trường miệng thét loa”
Chỉ một từ “lôi thôi” được đảo ra phía trước, nhấn mạnh là hình ảnh của sĩ tử bị chìm trong sự nhếch nhác. Sĩ tử mà bút mực đâu không thấy, chỉ nổi bật lủng lẳng một cái lọ (vì đường xa, phải đeo theo lọ nước uống). Hàng ngàn “sĩ tử vai đeo lọ” thì lôi thôi thật, là bức tranh biếm họa để đời về anh học trò đi thi trong thời buổi thực dân nhố nhăng. Còn quan trường thì “ậm ọe” giọng như mửa, sĩ tử thì đông vì dồn cả hai trường thi lại nên quan trường phải “thét loa” lại còn lên giọng đe nẹt sĩ tử nên thành ra “ậm ọe” tởm lợm thật đáng ghét. Thái độ trào lộng của nhà thơ thật rõ ràng. Đối với “sĩ tử”, Tú Xương thấy nhếch nhác đáng thương; đối với “quan trường”, Tú Xương khinh ghét ra mặt. Quan trường của một kì thi quốc gia bát nháo mà còn “ậm ọe” không biết nhục.
Bài: Thực hành Tiếng Việt trang 55, 56
Bài tập 1 trang 55 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt được sử dụng trong văn bản Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu và 1 số từ Hán Việt có sử dụng những yếu tố đó:
Trả lời:
STT | Yếu tố Hán Việt | Giải nghĩa | Từ có yếu tố Hán Việt tương ứng |
1 | sĩ | học trò, người có học vấn | sĩ diện, học sĩ, sĩ phu, danh sĩ,... |
2 | tử | một người nào đấy, thành phần cấu tạo nên một chỉnh thể nào đấy | lãng tử, tài tử, nữ tử, nam tử, sĩ tử, phần tử,... |
3 | quan | chức vụ trong bộ máy nhà nước phong kiến, thực dân. viên chức có quyền hành trong bộ máy nhà nước phong kiến, thực dân | quan văn, quan võ, quan sứ, quan lại, quan trường,... |
4 | trường | khoảng đất trống rộng rãi - nơi tụ họp đông người - nơi, chỗ | quảng trường, trường sở, hiện trường, cổng trường, trường học, thị trường... |
5 | sứ | người thực hiện mệnh lệnh của nhà nước làm việc ở nước ngoài | sứ giả, sứ thần, công sứ, quan sứ, sứ quán,... |
6 | nhân | người | nhân văn, nhân khẩu, nhân lực, yếu nhân, vĩ nhân, đại nhân,... |
7 | tài | có năng lực, giỏi | tài năng, tài hoa, tài nghệ, tài đức, hiền tài, đại tài, thiên tài,... |
Bài tập 2 trang 55 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Từ từ Hán Việt có yếu tố Hán Việt tương ứng.
Trả lời:
Yếu tố Hán Việt | Từ có yếu tố Hán Việt tương ứng |
Gian (lừa dối, xảo trá) | gian ác, gian xảo, gian hiểm, gian hùng, gian lận, gian manh, gian phi, gian phu, gian tà, gian tặc, gian tham, gian thần, gian thương, gian trá, gian xảo, tà gian,... |
Gian (khoảng, khoảng giữa) | trung gian, dân gian, dương gian, không gian, nhân gian, thế gian, thời gian, trần gian,... |
Gian (khó khăn, vất vả) | gian khổ, gian nan, gian nguy, gian truân,... |
Bài tập 3 trang 56 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Xếp các từ ngữ thành từng nhóm có yếu tố Hán Việt cùng nghĩa và giải nghĩa mỗi yếu tố Hán Việt đó
Trả lời:
Trường hợp | Nhóm từ có yếu tố Hán Việt cùng nghĩa | Giải nghĩa yếu tố Hán Việt | |
Nhóm | Các từ ngữ | ||
nam: kim chỉ nam, nam quyền, nam phong, phương nam, nam sinh, nam tính | Nam 1 | kim chỉ nam, nam phong, phương nam | Phương Nam |
Nam 2 | nam quyền, nam sinh, nam tính | Nam giới | |
thủy: thủy tổ, thủy triều, thủy lực, hồng thủy, khởi thủy, nguyên thủy | Thủy 1 | thủy tổ, khởi thủy, nguyên thủy | Khởi đầu |
Thủy 2 | thủy triều, thủy lực, hồng thủy | Nước | |
giai: giai cấp, giai điệu, giai nhân, giai phẩm, giai thoại, giai đoạn, bách niên giai lão | Giai 1 | giai điệu, giai nhân, giai phẩm, giai thoại | Đẹp |
Giai 2 | giai cấp, giai đoạn | Ngôi, bậc | |
Giai 3 | bách niên giai lão | Đều, cùng |
Bài tập 4 trang 57 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Giải nghĩa các thành ngữ có yếu tố Hán Việt và đặt câu với mỗi thành ngữ đó.
Trả lời:
Thành ngữ | Giải nghĩa | Đặt câu |
vô tiền khoáng hậu | Điều chưa từng xảy ra trong quá khứ và cũng rất khó xảy ra trong tương lai | Thành tích của anh ấy là vô tiền khoáng hậu. |
dĩ hoà vi quý | Lấy sự hài hoà, hoà khí làm mục đích cao nhất | Anh em với nhau thì không nên tranh chấp như vậy, dĩ hoà vi quý là hơn. |
đồng sàng dị mộng | Ngủ cùng giường nhưng mơ những giấc mơ khác nhau (cùng sống với nhau nhưng tâm tư, tình cảm không giống nhau hoặc cùng làm việc nhưng không cùng một chí hướng) | Tôi và anh chỉ là đồng sàng dị mộng mà thôi, không thể hợp tác trong công việc này nữa. |
chúng khẩu đồng từ | Nhiều người cùng nói một lời như nhau | Bọn nó chúng khẩu đồng từ như vậy, ai mà cãi lại được. |
độc nhất vô nhị | Thứ độc đáo, duy nhất, chỉ có một mà không có hai | Món quà cô ấy làm tặng mẹ quả là độc nhất vô nhị. |
Bài: Lai Tân
Bài tập 1 trang 57 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1:
Bài thơ Lai Tân thuộc thể thơ………….
Những dấu hiệu giúp nhận biết thể thơ:………………….
Trả lời:
Bài thơ Lai Tân thuộc thể thơ thất ngôn tứ tuyệt.
Những dấu hiệu giúp nhận biết thể thơ: Dựa vào bài thơ có 4 câu, mỗi câu 7 chữ. Câu thơ thứ hai hiệp vần với câu thơ thứ 4 “tiền – thiên”, bốn câu thơ theo thứ tự là các câu khai - thừa - chuyển - hợp. Bài thơ tuân theo luật bằng trắc.
Bài tập 2 trang 58 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1:
Những công việc thường làm của ban trưởng nhà giam và cảnh trưởng nhằm mục đích: ………………….
Căn cứ để khẳng định như vậy: ……………..
Trả lời:
Những công việc thường làm của ban trưởng nhà giam và cảnh trưởng nhằm mục đích:
- Ban trưởng nhà lao thường xuyên đánh bạc làm pháp phạm.
- Cảnh trưởng tham ăn tiền của phạm nhân bị giải.
Căn cứ để khẳng định như vậy: Căn cứ vào câu 1 và câu 2 cho thấy hiện trạng của những kẻ cầm đầu chính quyền nhưng không có trách nhiệm, không làm đúng chức trách.
Bài tập 3 trang 58 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Sau khi chê những thói xấu của ban trưởng và cảnh trưởng, tác giả đã miêu tả: Chong đèn, huyện trưởng làm công việc. Qua câu thơ đó phải chăng tác giả muốn dành tặng lời khen cho huyện trưởng vì đã làm việc chăm chỉ?
Chọn:
Theo em, công việc mà huyện trưởng “chong đèn” để thực hiện là: ………..
Trả lời:
Chọn:
Theo em, công việc mà huyện trưởng “chong đèn” để thực hiện là: “Chong đèn” có thể hiểu là huyện trưởng đốt đèn bàn, hút thuốc phiện không chú ý tới công việc.
Bài tập 4 trang 58 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Tiếng cười trào phúng trong bài thơ Lai Tân có nhiều giọng điệu khác nhau. Sự khác biệt về giọng điệu trào phúng của câu thơ thứ ba so với 2 câu thơ đầu:
Trả lời:
- Tiếng cười trào phúng trong bài thơ Lai Tân có nhiều giọng điệu khác nhau. Sự khác biệt về giọng điệu trào phúng của câu thơ thứ ba so với 2 câu thơ đầu: Nếu hai câu thơ đầu nói về sự tham nhũng của quan dưới thì câu thơ thứ ba nói về thói ăn chơi hưởng lạc của quan trên. → Hình ảnh bộ máy cai trị của chính quyền Tưởng Giới Thạch đều thối nát, mục ruỗng.
Bài tập 5 trang 58 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Các nhân vật trong bài thơ Lai Tân đều thuộc thành phần ………… trong xã hội. Dụng ý của tác giả khi hướng tiếng cười trào phúng vào nhóm đối tượng này: ……
Trả lời:
Các nhân vật trong bài thơ Lai Tân đều thuộc thành phần thống trị trong xã hội. Dụng ý của tác giả khi hướng tiếng cười trào phúng vào nhóm đối tượng này: để châm biếm, đả kích, tố cáo tình trạng mục nát, “nhà dột từ nóc” mà tác giả chứng kiến ở Lai Tân thời bấy giờ.
Bài tập 6 trang 58 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1:
Theo em nội dung câu kết có mâu thuẫn với nội dung của các câu thơ trước không? Chọn:
Căn cứ để xác định như vậy: ………………..
Trả lời:
Chọn:
Căn cứ để xác định như vậy:
- Câu thơ thứ tư (câu hợp, câu kết) đã kết luận một cách thâm thuý, đầy ý vị: “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”. “Thái bình” khi mà ban trưởng vi phạm pháp luật (đánh bạc), cảnh trưởng chỉ tìm cách tư lợi (kiếm ăn quanh) thì chỉ có thể là thái bình giả tạo. Khi người đọc nhận ra mâu thuẫn giữa vẻ bề ngoài (thái bình) với thực chất (mục ruỗng, thối nát) của xã hội cũng là lúc tiếng cười trào phúng được thể hiện.
- Hai chữ “thái bình” cuối VB vì thế vừa miêu tả được vẻ bề ngoài yên bình, tốt đẹp giả tạo, vừa là cách nói ngược để tạo tiếng cười trào phúng, châm biếm nhẹ nhàng mà sâu cay.
Bài tập 7 trang 59 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) làm rõ chất trào phúng nhẹ nhàng mà sâu cay của bài thơ Lai Tân qua lời nhận xét: Trời đất Lai Tân vẫn thái bình.
Trả lời:
Câu thơ cuối cùng của bài thơ Lai Tân đã thể hiện chất trào phúng nhẹ nhàng mà sâu cay: “Trời đất Lai Tân vẫn thái bình”. Thối nát như vậy thì “thái bình” sao nổi, đang loạn đấy chứ. “Y cựu” đối với “Lai Tân”. Lai Tân mà văn như xưa. Nghĩa là cái thối nát thành nề nên không đổi. Tiếng cười mỉa mai chua chát toát ra từ cách nói ngược và nghệ thuật chơi chữ ấy. Tiêu cực thi có nhưng cuộc sống vẫn yên ổn, đất nước thì “vẫn thái bình, thịnh trị”. Lời ngụy biện mị dân ấy thật là tội lỗi quá lớn. Cái vỏ bề ngoài bình yên nhưng bên trong rường cột bị đục khoét rỗng cả rồi. Cái trời đất Lai Tân này sắp sụp đổ.
Bài: Thực hành Tiếng Việt trang 59
Bài tập 1 trang 59 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Phân biệt sắc thái nghĩa của các từ ngữ và cho ví dụ để làm rõ sự khác nhau về cách dùng nghĩa các từ ngữ đó:
Trả lời:
Từ ngữ | Sắc thái nghĩa | Đặt câu làm ví dụ minh họa |
a1. Ngắn | Trung tính | Cái cây này ngắn quá. |
a2. Cụt lủn | Tiêu cực | Cái cây này sao cụt ngủn thế. |
b1. cao | Trung tính | Cậu ấy cao nhất lớp. |
b2. lêu nghêu | Tiêu cực | Cậu ấy trông lêu nghêu. |
c1. lên tiếng | Trung tính | Cậu ấy lên tiếng phản đối những thói hư tật xấu trong xã hội. |
c1. cao giọng | Tiêu cực | Cậu ấy cao giọng với mọi người trong lớp. |
d1. chậm rãi | Trung tính | Cậu ấy làm mọi thứ chậm rãi, rất chắc chắn. |
d2. chậm chạp | Tiêu cực | Cậu ấy làm gì cũng chậm chạp. |
Bài tập 2 trang 60 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Tìm 5 từ Hán Việt trong đoạn trích, giải nghĩa các từ và đặt câu với mỗi từ tìm được:
Trả lời:
Từ Hán Việt | Giải nghĩa | Đặt câu |
1. loạn lạc | tình trạng hỗn loạn, trật tự mất hết trong một nước | Thời buổi loạn lạc, nhân dân phải sống trong cảnh lầm than. |
2. gian nan | có nhiều khó khăn gian khổ phải vượt qua. | Con người phải trải qua gian nan vất vả mới đạt được thành công. |
3. giả hiệu | chỉ trên danh nghĩa chứ thực chất không phải, cốt để đánh lừa. độc lập giả hiệu | Anh ta đã giả hiệu người khác để làm những việc xấu. |
4. triều đình | nơi các quan vào chầu vua và bàn việc nước; thường dùng để chỉ cơ quan trung ương, do vua trực tiếp đứng đầu, của nhà nước quân chủ. | Các quan lại trong triều đình đang họp bàn việc nước. |
5. thác mệnh | ỷ lại | Anh ấy trước lúc hy sinh đã thác mệnh cho đồng đội. |
Bài tập 3 trang 61 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1:
Khả năng thay thế các từ in đậm trong từng nhóm câu:
a. Từ vĩ đại và to lớn:
Chọn:
Lí do: ……………..
b. Từ chết, hi sinh và mất:
Chọn:
Lí do: ……………..
Trả lời:
a. Từ vĩ đại và to lớn:
Chọn:
Thay thế được | Không thay thế được | x |
Lí do: Từ vĩ đại mang sắc thái trang trọng hơn so với từ to lớn.
b. Từ chết, hi sinh và mất:
Chọn:
Thay thế được | Không thay thế được | x |
Lí do: Từ chết trung tính. Từ hi sinh mang sắc thái trang trọng, cho thấy đó là cái chết vì mục đích tốt đẹp, cao cả. Từ mất mang sắc thái giảm nhẹ so với chết.
Bài tập 4 trang 61 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1:
a. Điền thông tin vào bảng dưới đây;
STT | Từ Hán Việt | Từ ngữ đồng nghĩa |
1 | ||
2 | ||
3 | ||
4 |
b. Sắc thái của lời văn do việc sử dụng các từ Hán Việt: ……………
Trả lời:
STT | Từ Hán Việt | Từ ngữ đồng nghĩa |
1 | phu nhân | vợ |
2 | đế vương | vua, bậc vua chúa |
3 | thiên hạ | mọi người |
4 | nội thị | người hầu trong cung |
b. Sắc thái của lời văn do việc sử dụng các từ Hán Việt: Việc sử dụng các từ ngữ in đậm đó đã đem lại sắc thái cổ kính, trang trọng cho lời văn.
Bài: Một số giọng điệu của tiếng cười trong thơ trào phúng
Bài tập 1 trang 62 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1:
Đối tượng miêu tả, thể hiện của văn học trào phúng: ………………………
Văn bản đã nêu một số đối tượng cụ thể mà tiếng cười trào phúng thường nhằm tới. Đó là: ………………..
Trả lời:
Đối tượng miêu tả, thể hiện của văn học trào phúng: là những thứ không trọn vẹn, không hoàn hảo của con người, của cuộc sống.
Văn bản đã nêu một số đối tượng cụ thể mà tiếng cười trào phúng thường nhằm tới. Đó là: hài hước, mỉa mai - châm biếm, đả kích.
Bài tập 2 trang 62 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Một số giọng điệu nổi bật của tiếng cười trong thơ trào phúng được văn bản đề cập:
Trả lời:
STT | Giọng điệu | Dấu hiệu nhận biết |
1 | hài hước | đùa cợt nhẹ nhàng cùng những yếu tố khác lạ phóng túng, phá vỡ các khuôn khổ quen thuộc |
2 | mỉa mai - châm biếm | tạo ra những yếu tố vô lí hoặc thiếu lô-gíc, đảo lộn trật tự thông thường |
3 | đả kích | thường mang giọng điệu phủ nhận gay gắt đối tượng, hình thức ngôn từ mang tính “mắng chửi” quyết liệt, có phần suồng sã, thô mộc |
Bài tập 3 trang 62 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1:
Trong các giọng điệu của tiếng cười ở thơ trào phúng và văn bản đề cập, em cảm thấy thích thú với giọng điệu: …………
Lí do: …………….
Trả lời:
Trong các giọng điệu của tiếng cười ở thơ trào phúng và văn bản đề cập, em cảm thấy thích thú với giọng điệu: mỉa mai – châm biếm
Lí do: Vì mỉa mai – châm biếm vừa mang lại tiếng cười, vừa thanh lọc những thói xấu như thói tự mãn, kiêu căng, đạo đức giả, keo kiệt,…
Bài tập 4 trang 63 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Nhận định của tác giả ở cuối văn bản: “Tiếng cười trong văn chương nói chung, thơ trào phúng nói riêng thật phong phú và đa sắc màu như chính cuộc sống. Tiếng cười ấy thật cần thiết để đẩy lùi cái xấu, hướng mỗi con người đến những giá trị cao đẹp hơn”. Có thể được hiểu như sau: ……………
Trả lời:
Thơ trào phúng mang đậm màu sắc cuộc sống, phản ánh được những góc trần trụi của cuộc sống. Khác với thơ lãng mạn, thơ trào phúng dùng tiếng cười để xây dựng tư tưởng, tình cảm cho con người, chống lại cái xấu xa, lạc hậu, thoái hóa, rởm đời, hoặc để đả kích, vạch mặt kẻ thù, đánh vào những tư tưởng, hành động mang bản chất thù địch với con người. Vạch mâu thuẫn của sự vật – mâu thuẫn giữa cái bên ngoài và cái thực chất bên trong – để làm cho người đọc nhận thấy sự mỉa mai, trào lộng của sự vật là cách làm chủ yếu của thơ trào phúng; cho nên thơ trào phúng thường sử dụng lối nói phóng đại, so sánh, chơi chữ dí dỏm hay lời nói mát mẻ sâu cay.
Bài tập 5 trang 63 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Giọng điệu của tiếng cười trào phúng trong hai bài thơ Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu và Lai Tân:
Trả lời:
Bài thơ | Giọng điệu của tiếng cười trào phúng |
Lễ xướng danh khoa Đinh Dậu | Mỉa mai châm biếm, đả kích |
Lai Tân | Mỉa mai châm biếm, đả kích |
Bài: Vịnh Cây Vông
Bài tập 1 trang 63 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1:
Bài thơ được sáng tác theo thể thơ: …………..
Dấu hiệu để nhận biết thể thơ: ………………..
Trả lời:
Bài thơ được sáng tác theo thể thơ: thất ngôn bát cú đường luật.
Dấu hiệu để nhận biết thể thơ:
- Bài thơ có 8 câu, mỗi câu 7 chữ.
- Bố cục 4 phần: Đề, thực, luận, kết.
- Về niêm, luật, vần, đối:
+ Về luật: Bài thơ làm theo luật bằng (chữ thứ 2 của câu thứ nhất là thanh bằng: “nam”)
+ Về niêm: Hai cặp câu liền nhau được “dính” theo nguyên tắc chữ thứ 2 của câu 2 và câu 3 (lớn – tác), câu 4 và câu 5 (gan – tài), câu 6 và câu 7 (chốn – biết), câu 1 và câu 8 (nam – cho) cùng thanh.
+ Về vần: Bài thơ gieo vần bằng ở chữ cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8 (trồng – vông – chông – lòng – bông), riêng vần câu thứ nhất có thể linh hoạt.
+ Về nhịp: Thường ngắt nhịp 4/3.
+ Về đối: Đối ở 2 câu thực (câu 3, 4) và 2 câu luận (câu 5, 6)
Bài tập 2 trang 63 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Mượn hình tượng cây vông, tác giả muốn hướng tiếng cười đả kích tới:
Trả lời:
Mượn hình tượng cây vông, tác giả muốn hướng tiếng cười đả kích tới: Quan lại bộ tham tri Hà Tôn Quyền triều Minh Mạng (1820-1840), trong bữa tiệc họ Hà mừng con thi đậu.
Bài tập 3 trang 63 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1:
- Giọng điệu của tiếng cười trào phúng trong bài thơ Vịnh Cây Vông: …………
- Dấu hiệu nhận biết giọng điệu ấy trong bài thơ: ……………….
Trả lời:
- Giọng điệu của tiếng cười trào phúng trong bài thơ Vịnh Cây Vông: mỉa mai, châm biếm
- Dấu hiệu nhận biết giọng điệu ấy trong bài thơ: sử dụng lối ẩn dụ, mượn hình ảnh cây vông để châm biếm bộ máy quan lại.
Bài tập 4 trang 64 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Viết một đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) với câu mở đầu: Bài thơ “Vịnh cây vông” đã thể hiện ngòi bút trào phúng xuất sắc của Nguyễn Công Chứ.
Trả lời:
Đoạn văn tham khảo
Bài thơ “Vịnh cây vông” đã thể hiện ngòi bút trào phúng xuất sắc của Nguyễn Công Chứ. Tương truyền bài này làm để nhạo quan Lại bộ tham tri Hà Tôn Quyền triều Minh Mạng (1820 -1840), trong bữa tiệc họ Hà mừng con thi đậu. Mượn hình ảnh cây vông để châm biếm, đả kích bộ máy quan lại. Nguyễn Công Trứ vịnh cây vông, nhưng cả tám câu thơ đều nhằm vào công kích ông Quyền. Hai câu luận 5 và 6 chỉ rõ Hà Tôn Quyền không phải là lương đống quốc gia mà chỉ là hạng người nương tựa uy thế nhà vua mà thôi. Nhưng đặc biệt nặng đòn và hợp cảnh là hai câu kết “Đã biết nòi nào thời giống nấy / Khen cho rứa cũng trổ ra bông”. Hắn là tiêu biểu cho bộ máy quan lại bất tài, vô dụng.
>>> Bài tiếp theo: Giải Vở thực hành Ngữ văn 8 Kết nối tri thức bài 17
Trên đây là toàn bộ lời giải Giải VTH Ngữ văn lớp 8 bài 16: Thực hành đọc và thực hành tiếng Việt (trang 53 – 63) sách Kết nối tri thức. Các em học sinh tham khảo thêm Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo và Ngữ văn lớp 8 Cánh Diều. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.