Giải Vở thực hành Ngữ văn 8 Kết nối tri thức bài 11
Với nội dung bài Giải Vở thực hành Ngữ văn 8 bài 11: Thực hành đọc và thực hành tiếng Việt (trang 35 – 45) bộ Kết nối tri thức chuẩn nhất. Từ đó giúp học sinh nắm được những nét chính về nội dung của văn bản để học tốt môn Ngữ văn 8.
Bài: Thực hành đọc và thực hành tiếng Việt (trang 35 – 45)
Bài: Hịch tướng sĩ
Bài tập 1 trang 35 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Bài Hịch được Trần Quốc Tuấn viết ra nhằm mục đích:
Trả lời:
Bài Hịch được Trần Quốc Tuấn viết ra nhằm mục đích: Thể hiện sự căm phẫn, giận dữ trước cảnh giặc xâm lược ngang nhiên cướp bóc dân ta. Khích lệ lòng yêu nước, ý chí chống quân xâm lược của quân sĩ.
Bài tập 2 trang 35 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1:
- Bố cục bài Hịch gồm ….. phần. Cụ thể:
Phần | Vị trí trong văn bản | Vai trò trong việc thực hiện mục đích mà bài hịch hướng đến |
1 | Từ ……. Đến ……. | |
2 | Từ ……. Đến ……. | |
3 | Từ ……. Đến ……. | |
… |
Trả lời:
- Bố cục bài Hịch gồm 3 phần. Cụ thể:
Phần | Vị trí trong văn bản | Vai trò trong việc thực hiện mục đích mà bài hịch hướng đến |
1 | Từ đầu Đến còn lưu tiếng tốt | Nêu cơ sở, căn cứ cho lập luận: Người bể tôi hết lòng với vua/ chủ của mình (trong xã hội phong kiến) để chống lại kẻ thù phi nghĩa là giá trị đạo đức được đời đời tôn vinh. |
2 | Từ Huống chi Đến muốn vui chơi phỏng có được không? | Tiến hành lập luận để làm rõ tính phi nghĩa của phe địch; miêu tả, phân tích, đánh giá tình hình thực tế về bổn phận (trách nhiệm) của các tì tướng với chủ tướng: - Kẻ thù gây nhiều tội ác phi nghĩa. - Chủ tướng lo lắng cho sự an nguy của đất nước, luôn quan tâm chăm lo cho tì tướng → làm tròn trách nhiệm của chủ tướng. - Tì tướng không chia sẻ nỗi lo với chủ tướng, chỉ theo đuổi ham muốn riêng của bản thân mình, khiến những hậu quả khôn lường xảy ra (với chủ tướng, tì tướng, người thân, mồ mả tổ tiên,...) chưa làm tròn trách nhiệm của tì tướng. |
3 | Từ Nay ta bảo thật Đến hết. | Rút ra kết luận: khuyên nhủ các tì tướng phải chăm lo rèn tập võ nghệ, tích cực học tập Binh thư yếu lược do chính Trần Quốc Tuấn soạn thì mới là làm đúng bổn phận (trách nhiệm) của người tì tướng với chủ tướng (mở rộng ra chính là trách nhiệm của mỗi người dân với đất nước). |
Bài tập 3 trang 36 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1:
Các cặp nhân vật lịch sử được nêu ở phần đầu bài hịch có điểm chung là: ………………..
Tác giả đã nêu hành động của tám cặp nhân vật lịch sử này để minh chứng rằng: ………..
Trả lời:
Các cặp nhân vật lịch sử được nêu ở phần đầu bài hịch có điểm chung là: mối quan hệ vua (chủ/ chủ tướng) - tôi (gia thần/ tì tướng).
Tác giả đã nêu hành động của tám cặp nhân vật lịch sử này để minh chứng rằng: người bề tôi hết lòng với vua/ chủ của mình (trong xã hội phong kiến) để chống lại kẻ thù phi nghĩa là giá trị đạo đức được đời đời tôn vinh.
Bài tập 4 trang 36 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Để khơi gợi những cảm xúc mạnh mẽ trong lòng các tì tướng và thuyết phục họ, Trần Quốc Tuấn đã nhắc đến nhiều hiện tượng trong thực tế:
STT | Nhóm các hiện tượng trong thực tế | Cảm xúc chủ đạo được khơi gợi trong lòng các tì tướng |
1 | Nhóm những hiện tượng về: ……………………. Biểu hiện cụ thể: ……………………….. | |
2 | Nhóm những hiện tượng về: ……………………. Biểu hiện cụ thể: ……………………….. | |
3 | Nhóm những hiện tượng về: ……………………. Biểu hiện cụ thể: ……………………….. |
Trả lời:
STT | Nhóm các hiện tượng trong thực tế | Cảm xúc chủ đạo được khơi gợi trong lòng các tì tướng |
1 | Nhóm những hiện tượng về: Những tội ác của quân giặc Biểu hiện cụ thể: - Sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường coi thường mọi người dân Việt, coi thường chủ quyển của đất nước ta. - Sứ giặc chửi mắng triều đình, quan lại → coi thường các bậc đáng kính, coi thường kỉ cương, phép nước. - Cậy quyền cậy thế để vơ vét của cải của đất nước ta hành vi của kẻ cướp. | Căm thù giặc |
2 | Nhóm những hiện tượng về: Những tình cảm, suy nghĩ, hành động của chủ tướng. Biểu hiện cụ thể: - Đau đớn đến không ăn, không ngủ được; khát vọng tiêu diệt, đánh đuổi kẻ thù, dẫu phải hi sinh thân mình trách nhiệm mỗi người Việt cần phải có trước nguy cơ đất nước bị giặc giày xéo. - Cung cấp mọi điều kiện thuận lợi cho các tì tướng trong công việc; chăm lo nâng cao đời sống cho các tì tướng cổ ơn với các tì tướng. - Chia sẻ buồn vui như những người thân thiết nhất, sống chết có nhau cùng các tì tướng có tình, có nghĩa với các tì tướng. | Muốn báo đáp công ơn của chủ tướng khi chủ tướng cần đến mình |
3 | Nhóm những hiện tượng về: Những việc làm của các tì tướng. Biểu hiện cụ thể: - Làm tì tướng nhưng “nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn” chưa làm tròn bổn phận (trách nhiệm) của tì tướng với chủ tướng, của một người dần với đất nước. - Bản thân tì tướng cũng bị xúc phạm mà không biết căm tức kẻ thù → vô cảm, không biết giữ thể diện, thiếu dũng khí - Mải mê thú vui riêng, chỉ biết chăm lo cho gia đình riêng nhỏ bé → chưa làm tròn bổn phận (trách nhiệm) với đất nước, với cộng đồng, tầm nhìn hạn hẹp. | Hổ thẹn, muốn sửa chữa những điều bản thân chưa làm đúng. |
Bài tập 5 trang 37 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Những bằng chứng và lí lẽ tác giả đã dùng để chứng minh các tì tướng đã suy nghĩ, hành động không đúng:
Trả lời:
Những bằng chứng và lí lẽ tác giả đã dùng để chứng minh các tì tướng đã suy nghĩ, hành động không đúng:
Nhóm thứ nhất là những bằng chứng trong thực tế (đã xảy ra) chứng minh các tì tướng đã suy nghĩ, hành động không đúng.
Nhóm thứ hai là những bằng chứng giả định (có thể hoặc chắc chắn sẽ xảy ra) chứng minh các tì tướng đã suy nghĩ, hành động không đúng. Nhóm này tương ứng với đoạn “Nếu có giặc Mông Cổ tràn sang... dẫu các ngươi muốn vui chơi phỏng có được không?’: Tác giả đưa ra dự báo hoàn toàn có cơ sở về một loạt hậu quả thảm khốc, nhục nhã nếu các hành động sai trái đó vẫn tiếp diễn.
Cả hai nhóm bằng chứng này đểu chứng minh rất thuyết phục các tì tướng đã suy nghĩ, hành động không đúng.
Bài tập 6 trang 37 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1:
Cách diễn đạt mà tác giả đã chọn để lời hịch có sức tác động lớn đến nhận thức và tình cảm của các tì tướng: ……………
Phân tích một ví dụ tiêu biểu cho cách diễn đạt đó: ……………
Trả lời:
Cách diễn đạt mà tác giả đã chọn để lời hịch có sức tác động lớn đến nhận thức và tình cảm của các tì tướng: Tác giả sử dụng các yếu tố biểu cảm (giọng văn bản, hình ảnh so sánh, ẩn dụ, cấu trúc điệp, tương phản,…) để lời hịch có sức tác động lớn đến nhận thức và tình cảm của các tì tướng.
Phân tích một ví dụ tiêu biểu cho cách diễn đạt đó: Yếu tố biểu cảm được sử dụng trong văn bản Hịch tướng sĩ: Giọng văn lúc thì là lời của vị chủ soái với tướng sĩ dưới quyền, lúc lại là của người cùng cảnh ngộ. => Tác động đến tướng sĩ, khơi gợi lòng căm thù và ý thức trách nhiệm của đáng nam nhi với non sông. Tác động đến người đọc: Biết trân trọng công ơn của thế hệ đi trước, sống có trách nhiệm hơn với đất nước.
Bài tập 7 trang 37 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Những lí lẽ mà Trần Quốc Tuấn với tư cách là Trần Quốc Tuấn đã dùng để kêu gọi các tì tướng phải rèn tập võ nghệ, học tập cuốn Binh thư yếu lược, chuẩn bị cho việc đánh giặc giữ nước:
Trả lời:
Những lí lẽ mà Trần Quốc Tuấn với tư cách là Trần Quốc Tuấn đã dùng để kêu gọi các tì tướng phải rèn tập võ nghệ, học tập cuốn Binh thư yếu lược, chuẩn bị cho việc đánh giặc giữ nước:
- Các tì tướng luôn phải cẩn trọng, không để ‘'mất bò mới lo làm chuồng” Tác giả đã viện dẫn những câu nói đã trở thành triết lí nhân sinh được người đời đúc rút, không thể chối cãi.
- Các tì tướng nếu chăm rèn tập võ nghệ, học tập binh thư thì có thể trở thành người tài giỏi, đánh bại kẻ thù, đem lại cuộc sống tốt đẹp cho mọi người, trong đó có chính bằng thần các tì tướng: tác giả đã khẳng định các tì tướng sẽ có được rất nhiều lợi ích và những điều tốt đẹp nếu chăm rèn tập võ nghệ, học tập binh thư.
- Các tì tướng chỉ có một lựa chọn là chăm rèn tập võ nghệ, học tập binh thư, nếu không sẽ là kẻ thù của chủ tướng.
Bài tập 8 trang 38 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Từ bài hịch em có thể rút ra một số bài học đáng quý khi viết một bài văn nghị luận. Đó là:
Trả lời:
Từ bài hịch em có thể rút ra một số bài học đáng quý khi viết một bài văn nghị luận. Đó là:
- Trình bày bố cục rõ ràng, mỗi luận điểm của thân bài tách thành một đoạn văn rõ ràng để đảm bảo diễn đạt đủ ý nhưng không quá lan man.
- Luận điểm phải rõ ràng, thể hiện được ý kiến cụ thể của người viết.
- Mỗi luận điểm phải có sức thuyết phục, cần được làm rõ bằng các lĩ lẽ, bằng chứng cụ thể.
Bài: Thực hành Tiếng Việt trang 38
Bài tập 1 trang 38 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Câu chủ đề, cách tổ chức đoạn văn và tác dụng của từng cách tổ chức đoạn văn:
Trả lời:
Đoạn văn | Câu chủ đề | Cách thức tổ chức (kiểu đoạn văn) | Tác dụng của cách thức tổ chức đoạn văn |
a | Giả sử các bậc đó cứ khư khư theo thói nữ nhi thường tình, thì cũng chết già ở xó cửa, sao có thể lưu danh sử sách, cùng trời đất muôn đời bất hủ được! | Quy nạp | Các câu đầu nêu những tấm gương về các bậc trung nghĩa. Từ đó câu chủ đề ở cuối đoạn văn mới có cơ sở để nhắc nhở binh sĩ về chân lí: những tấm gương trung nghĩa sẽ được sử sách lưu danh, từ đó gián tiếp khơi dậy ý thức trách nhiệm của đấng nam nhi trong xã hội. |
b | Đồng phục không chỉ đẹp mà còn góp phần tạo nên bản sắc của mỗi trường | Diễn dịch | Câu chủ đề được đặt ở đầu đoạn, khẳng định đồng phục không chỉ đẹp mà còn tạo nên bản sắc của mỗi trường. Các câu sau nói rõ nét đặc sắc của mỗi trường thông qua bộ đồng phục. |
Bài tập 2 trang 39 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1:
Sắp xếp các câu thành đoạn văn diễn dịch (thể hiện qua việc xếp thứ tự các con số (1), (2), (3), (4) đánh dấu các câu trong SGK): ……………..
Cơ sở của việc sắp xếp: ………………..
Sắp xếp các câu thành đoạn văn quy nạp:……………………..
Cơ sở của việc sắp xếp: ………………..
Trả lời:
Sắp xếp các câu thành đoạn văn diễn dịch (thể hiện qua việc xếp thứ tự các con số (1), (2), (3), (4) đánh dấu các câu trong SGK): (3) – (1) – (2) – (4)
Cơ sở của việc sắp xếp: Câu (3) là câu nêu luận điểm, các câu (1), (2), (4) là câu dẫn chứng phục vụ cho việc chứng minh luận điểm ấy. Câu (3) là câu chủ đề nằm ở đầu đoạn văn.
Sắp xếp các câu thành đoạn văn quy nạp: (1) – (2) – (4) – (3)
Cơ sở của việc sắp xếp: Câu (3) là câu nêu luận điểm, các câu (1), (2), (4) là câu dẫn chứng phục vụ cho việc chứng minh luận điểm ấy. Câu (3) là câu chủ đề nằm ở cuối đoạn văn.
Bài tập 3 trang 39 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Từ câu chủ đề “Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất”:
- Viết đoạn văn có câu chủ đề đặt ở đầu đoạn (kiểu diễn dịch): ……………
- Viết đoạn văn có câu chủ đề đặt ở cuối đoạn (kiểu quy nạp): ……………
Trả lời:
- Viết đoạn văn có câu chủ đề đặt ở đầu đoạn (kiểu diễn dịch): Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất. Lòng yêu nước chính là tình yêu quê hương đất tổ nơi mình sinh ra và lớn lên. Lòng yêu nước có thể là yêu lũy tre xanh bao quanh làng, yêu dòng sông chảy trước nhà, yêu chân ruộng thơm mùi gốc rạ, yêu con cò đứng khoan thai trên đồng bên dáng mẹ còng lưng làm cỏ lúa… Tình cảm ấy đơn giản, gần gũi và nằm ngay trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của mỗi người. Mỗi chúng ta từ lúc sinh ra cho tới lúc lớn khôn và trưởng thành thì gia đình là nơi nuôi dưỡng, dạy dỗ. Đó là nơi chúng ta cần yêu thương đầu tiên. Mai này chúng ta lớn lên có trường học, xã hội, những người bạn xung quanh. Chúng ta cần phải san sẻ tình yêu thương của mình cho tất cả mọi người nếu có thể. Đôi khi lòng yêu nước chỉ là tình cảm đơn giản, bình dị như vậy nhưng lại có ý nghĩa rất lớn.
- Viết đoạn văn có câu chủ đề đặt ở cuối đoạn (kiểu quy nạp): Lòng yêu nước là tình yêu đối với quê hương, đất nước; nỗ lực cố gắng không ngừng để dựng xây và phát triển đất nước ngày càng giàu mạnh hơn. Lòng yêu nước là tình cảm cao cả, thiêng liêng của mỗi người dành cho quê hương đất nước. Đó là yêu sông, yêu núi, yêu làng, yêu xóm, yêu người dân sống trên mảnh đất hình chữ S. Tình cảm ấy đơn giản, gần gũi và nằm ngay trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của mỗi người. Mỗi chúng ta từ lúc sinh ra cho tới lúc lớn khôn và trưởng thành thì gia đình là nơi nuôi dưỡng, dạy dỗ. Đó là nơi chúng ta cần yêu thương đầu tiên. Mai này chúng ta lớn lên có trường học, xã hội, những người bạn xung quanh. Chúng ta cần phải san sẻ tình yêu thương của mình cho tất cả mọi người nếu có thể. Đôi khi lòng yêu nước chỉ là tình cảm đơn giản, bình dị như vậy nhưng lại có ý nghĩa rất lớn. Lòng yêu nước ban đầu là lòng yêu những vật tầm thường nhất.
Bài: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
Bài tập 1 trang 40 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Đối tượng mà văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta hướng tới để thuyết phục:
Trả lời:
Đối tượng mà văn bản Tinh thần yêu nước của nhân dân ta hướng tới để thuyết phục: là toàn thể nhân dân Việt Nam và những kiểu bào ta ở nước ngoài luôn hướng về Tổ quốc.
Bài tập 2 trang 40 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là một trích đoạn nhưng vẫn có đầy đủ đặc điểm của một văn bản hoàn chỉnh, là bởi:
Trả lời:
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là một trích đoạn nhưng vẫn có đầy đủ đặc điểm của một văn bản hoàn chỉnh, là bởi:
- Có một luận đề rõ ràng, được khái quát bằng nhan để (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta).
- Mở bài: Khẳng định tinh thần yêu nước của nhân dân ta và sức mạnh vô song của tinh thần ấy.
- Thân bài: Gồm một số luận điểm, mỗi luận điểm có lí lẽ và bằng chứng lấy từ lịch sử chống ngoại xâm, từ thực tế của cuộc kháng chiến đang diễn ra.
- Kết bài: Khẳng định lại sự quý báu của truyền thống yêu nước và kêu gọi phát huy tinh thần yêu nước của nhân dân trong công cuộc kháng chiến.
Bài tập 3 trang 40 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1:
Bài nghị luận có những luận điểm sau: ……………..
Mối quan hệ giữa các luận điểm:…………………
Từ các luận điểm, rút ra nội dung bao quát của văn bản: ………………
Trả lời:
Bài nghị luận có những luận điểm sau:
+ Luận điểm 1: Nêu vấn đề tinh thần yêu nước của nhân dân ta (từ đầu đến nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước)
+ Luận điểm 2. Truyền thống yêu nước của nhân dân ta thể hiện qua lịch sử đấu tranh giữ nước xưa kia và qua cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp ngày nay (từ Lịch sử ta đã có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại đến nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước).
+ Luận điểm 3. Cần tiếp tục phát huy tinh thần yêu nước quý báu của nhân dần (còn lại).
Mối quan hệ giữa các luận điểm: Luận điểm 1 có tính chất khái quát; luận điểm 2 làm sáng tỏ điều khẳng định ở luận điểm 1; luận điểm 3 nêu phương hướng hành động trên cơ sở rút ra nhận thức từ hai luận điểm trước đó.
Từ các luận điểm, rút ra nội dung bao quát của văn bản: Từng luận điểm nêu các khía cạnh cụ thể, ba luận điểm có quan hệ chặt chẽ với nhau, cùng hướng tới nội dung bao trùm. Nội dung này được thể hiện ở nhan để: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Đây cũng là luận đề của VB.
Bài tập 4 trang 41 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1:
- Để khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”, tác giả dựa vào các bằng chứng khách quan sau: …………………..
- Tác giả xem lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta là “một truyền thống quý báu” vì: …………………
Trả lời:
- Để khẳng định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước”, tác giả dựa vào các bằng chứng khách quan sau: Có bằng chứng trong sử sách nói về những cuộc kháng chiến chống quân xâm lược, gắn với tên tuổi Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung,...; có bằng chứng lấy từ thực tế cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đang diễn ra (VB này ra đời vào năm 1951), thể hiện ở đoạn văn từ Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước đến nhưng đều giống nhau nơi lòng nồng nàn yêu nước.
- Tác giả xem lòng yêu nước nồng nàn của nhân dân ta là “một truyền thống quý báu” vì: thứ nhất, lòng yêu nước được người Việt Nam duy trì từ thế hệ này sang thế hệ khác suốt trường kì lịch sử; thứ hai, nhờ có lòng yêu nước của nhân dân mà dân tộc Việt Nam mới giành và giữ được nền độc lập của mình; thứ ba, truyền thống yêu nước của nhân dân là nhân tố quan trọng đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi (thực tế đã chứng minh điều đó); thứ tư, lòng yêu nước của nhân dân sẽ quyết định tương lai của đất nước.
Bài tập 5 trang 41 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1:
- Các yếu tố làm nên sức thuyết phục của bài nghị luận: …………………..
- Vấn đề được bàn luận trong văn bản còn có ý nghĩa trong thời đại ngày nay nữa không?
Chọn:
Vì: : …………………..
Trả lời:
- Các yếu tố làm nên sức thuyết phục của bài nghị luận:
+ Chứng minh quan điểm bằng hệ thống luận điểm chặt chẽ, hợp lí; sử dụng các lí lẽ thuyết phục và bằng chứng chính xác, đầy đủ.
+ Biết sử dụng yếu tố biểu cảm để tăng sức thuyết phục của văn bản.
- Vấn đề được bàn luận trong văn bản còn có ý nghĩa trong thời đại ngày nay nữa không?
Chọn:
Vì: lòng yêu nước luôn ẩn náu trong trái tim và biểu hiện qua hành động. Mỗi cá nhân phải có lòng yêu nước và hãy hành động vì đất nước. Cuộc sống có trở nên tốt đẹp, nền hòa bình dân tộc có trở nên bền vững, đất nước có lớn mạnh hay không, điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào những gì chúng ta làm hôm nay, nhất là thế hệ trẻ, chủ nhân tương lai của đất nước.
Bài tập 6 trang 41 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Viết đoạn văn (khoảng 7 – 9 câu) trả lời cho câu hỏi: “Phải chăng lòng yêu nước của mỗi người chỉ cần thể hiện khi Tổ quốc bị xâm lăng?”
Trả lời:
Tình yêu đất nước đã là truyền thống lâu đời của dân tộc. Dù ở thời đại nào, tinh thần yêu nước cũng cần phải được thể hiện ở mỗi người. Nếu mỗi người đều có lòng yêu nước, nghĩa là chúng ta tiếp nối truyền thống của dân tộc, nghĩa là chúng ta tiếp tục tiếp nhận và duy trì nguồn sức mạnh của dân tộc, sống đúng với đạo nghĩa và truyền thống của dân tộc từ xưa đến nay. Hiện nay, đất nước ta đang trên đà phát triển, rất cần công sức xây dựng, đóng góp của mỗi cá nhân dành cho cộng đồng. Hơn lúc nào hết chúng ta cần lòng yêu nước, hơn nữa còn cần biến nhận thức thành hành động. Trong thời đại ngày nay, khi nền hoà bình dân tộc và độc lập của đất nước đã được kiên cố, thể hiện tình yêu sâu đậm đối với đất nước, chúng ta cần phải có nhận thức đúng đắn về lòng yêu nước, nuôi dưỡng tình yêu nước trong chính tâm hồn mình và thúc đẩy lòng yêu nước ở những người xung quanh. Vì thế dù là khi Tổ quốc bị xâm lăng, hay là thời bình thì lòng yêu nước luôn phải tồn tại và sục sôi trong mỗi con người.
Bài: Thực hành Tiếng Việt trang 42
Bài tập 1 trang 42 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Cách thức tổ chức (kiểu đoạn văn) và tác dụng của cách tổ chức đoạn văn ở các trường hợp:
Trả lời:
Đoạn văn | Cách thức tổ chức | Tác dụng của cách thức tổ chức đoạn văn |
a | đoạn văn song song | Đoạn văn có hai câu, mỗi câu đảm nhiệm một nội dung khác nhau, nhưng đều nêu nhiệm vụ cụ thể, cấp bách, khích lệ tinh thần chiến đấu của tướng sĩ. |
b | đoạn văn phối hợp | Đoạn văn có câu mở đầu nêu chủ đề của đoạn: Đồng bào ta ngày nay cũng rất xứng đáng với tổ tiên ta ngày trước. Các câu tiếp theo nêu dẫn chứng cụ thể. Câu cuối đoạn khái quát lại điểm giống nhau đó: đều giống nhau nơi nồng nàn yêu nước. |
Bài tập 2 trang 42 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1:
- Đoạn văn được tổ chức theo kiểu: ………………..
- Chủ đề của đoạn văn: …………………
- Căn cứ để xác định chủ đề: ………………..
Trả lời:
- Đoạn văn được tổ chức theo kiểu: đoạn văn song song
- Chủ đề của đoạn văn: Cảnh ca Huế trong đêm trăng trên sông Hương.
- Căn cứ để xác định chủ đề: Dựa vào nội dung của các câu văn để nhận biết điều đó. Ba câu văn miêu tả ba khía cạnh khác nhau của đêm ca Huế. Mặc dù không có câu chủ đề nhưng các câu trong đoạn đều thể hiện chung chủ đề.
Bài tập 3 trang 42 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1:
Viết đoạn văn song song (khoảng 7 – 9 câu) theo chủ đề tự chọn: ……………….
Viết đoạn văn phối hợp (khoảng 7 – 9 câu) theo chủ đề tự chọn: ………………..
Trả lời:
Viết đoạn văn song song (khoảng 7 – 9 câu) theo chủ đề tự chọn: Đi bất cứ nơi đâu trên đất nước này, bạn cũng gặp hình ảnh của Người trong cuộc sống cũng như trong tâm hồn của mỗi người dân. Bác đã hiến trọn cuộc đời cho dân tộc. Mấy chục năm gian nan thử thách ở nước ngoài, Bác đã tìm cho dân tộc con đường đi cách mạng để rồi từ đó, nhân dân ta đòi lại được tự do. Hình ảnh Bác đẹp trong lòng của mỗi người dân Việt không phải chỉ vì Bác đã đem đến cho chúng ta cơm áo tự do mà ngay từ trong cách sống, Bác đã là tấm gương cho tất cả mọi người. Bác sống giản dị và giàu tình cảm. Tôi chưa thấy ở nơi đâu, một vị Chủ tịch nước lại giản dị như thế. Người ăn mặc bình dân, Người sống hòa mình. Người bận trăm công ngàn việc mà vẫn dành thì giờ chăm lo từ những cụ già đến các bé nhi đồng nhỏ tuổi. Người sống trọn mình cho dân tộc chẳng vướng bận chút riêng tư.
Viết đoạn văn phối hợp (khoảng 7 – 9 câu) theo chủ đề tự chọn: Truyền thống uống nước nhớ nguồn là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Mỗi người trong chúng ta cần phải giữ gìn, phát huy mạnh mẽ tinh thần đó. Đây là truyền thống thể hiện sự kính trọng của thế hệ đi sau với thế hệ đi trước để tỏ lòng biết ơn của mình với những người có ơn với mình. Hằng năm, cứ mỗi dịp kỉ niệm ngày thương binh liệt sĩ, đảng và nhà nước lại tổ chức các hoạt động thăm viếng mộ liệt sĩ, thăm hỏi gia đình liệt sĩ, tặng quà, tạo điều kiện cho gia đình phát triển. Hiện nay, mọi người trong xã hội đã chú ý hơn đến việc này, không chỉ các cơ quan chính quyền địa phương tổ chức các hoạt động này mà những đơn vị, tổ chức cá nhân cũng tham gia rất tích cực. Mọi người chung tay nhau, quyên góp, sau đó tổ chức các hoạt động thăm hỏi từng gia đình một, trao quà tặng thưởng. Tuy những món quà đó chưa hẳn đã có nhiều giá trị về vật chất nhưng lại đầy ắp tinh thần của người trao. Đây là các việc làm rất ý nghĩa, cần được mọi người phát huy, giữ gìn để truyền thống uống nước nhớ nguồn mãi là truyền thống quý báu của dân tộc ta, mãi được những dân tộc khác tôn trọng và học hỏi.
Bài: Nam quốc sơn hà
Bài tập 1 trang 43 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Bản “Tuyên ngôn độc lập” của Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945. Các tác phẩm Nam quốc sơn hà và Bình ngô đại cáo ra đời từ nhiều thế kỉ trước cũng thường được coi là những bản “Tuyên ngôn độc lập” của đất nước ta. Qua tìm hiểu điểm chung của các văn bản này, theo em hiểu bản tuyên ngôn độc lập là:
Trả lời:
Bản “Tuyên ngôn độc lập” của Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được chủ tịch Hồ Chí Minh đọc tại quảng trường Ba Đình ngày 2/9/1945. Các tác phẩm Nam quốc sơn hà và Bình ngô đại cáo ra đời từ nhiều thế kỉ trước cũng thường được coi là những bản “Tuyên ngôn độc lập” của đất nước ta. Qua tìm hiểu điểm chung của các văn bản này, theo em hiểu bản tuyên ngôn độc lập là: văn bản tuyên bố sự độc lập của một quốc gia, thường là ra đời để khẳng định chủ quyền của quốc gia vừa giành lại từ tay ngoại bang.
Bài tập 2 trang 44 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Từ “cư” trong nguyên tác có thể dịch là “ngự” (cai quản), cũng có thể dịch là “ở” (cư trú). Theo em, cách dịch từ cư là ……………… thể hiện được rõ tinh thần của một bản “tuyên ngôn độc lập”. Bởi vì: ………………….
Trả lời:
Từ “cư” trong nguyên tác có thể dịch là “ngự” (cai quản), cũng có thể dịch là “ở” (cư trú). Theo em, cách dịch từ cư là “ngự” (cai quản) thể hiện được rõ tinh thần của một bản “tuyên ngôn độc lập”. Bởi vì: “ở” (cư trú) là việc một người sinh sống thường xuyên tại địa điểm nào đó. Còn “ngự” (cai quản) nghĩa là trông coi và điều khiển về mọi mặt. Trong khi đó, “tuyên ngôn độc lập” là sự tuyên bố độc lập của quốc gia nên sử dụng từ “ngự” (cai quản) sẽ hợp lí và rõ nghĩa hơn.
Bài tập 3 trang 44 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Để khẳng định chủ quyền của đất nước ta, tác giả bài thơ Nam quốc sơn hà đã sử dụng những lí lẽ sau:
Trả lời:
Để khẳng định chủ quyền của đất nước ta, tác giả bài thơ Nam quốc sơn hà đã sử dụng những lí lẽ sau:
- Sông núi nước Nam vua nước Nam cai quản.
- Giới phận đã được khẳng định rõ ràng ở trong sách trời.
Bài tập 4 trang 44 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1:
Theo em câu thơ cuối đã cảnh báo quân xâm lược rằng: ……………..
Căn cứ để khẳng định như vậy: …………….
Trả lời:
Theo em câu thơ cuối đã cảnh báo quân xâm lược rằng: nhất định sẽ bại trận (chuốc lấy bại vong)
Căn cứ để khẳng định như vậy: Bởi vì quân giặc đã xâm phạm nước Nam, tức là xâm phạm sách trời.
Bài tập 5 trang 44 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1:
Câu thơ trong bài để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất: …………………..
Lí do: …………….
Trả lời:
Câu thơ trong bài để lại cho em ấn tượng sâu sắc nhất: Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.
Lí do: Bởi vì câu thơ đó gợi lên kết cục thất bại thảm hại của quân giặc.
Bài tập 6 trang 44 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Những nhận thức em rút ra được sau khi học bài thơ Nam quốc sơn hà:
Trả lời:
Những nhận thức em rút ra được sau khi học bài thơ Nam quốc sơn hà: Nêu cao ý chí bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trước mọi kẻ thù xâm lược.
Bài: Chiếu dời đô
Bài tập 1 trang 44 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Lý Công Uẩn đã viện dẫn sử sách nói về việc các vua đời xưa bên Trung Quốc dời đô nhằm mục đích:
Trả lời:
Lý Công Uẩn đã viện dẫn sử sách nói về việc các vua đời xưa bên Trung Quốc dời đô nhằm mục đích: làm dẫn chứng chứng minh tác dụng của việc dời đô.
Bài tập 2 trang 45 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Theo Lý Công Uẩn, kinh đô cũ ở vùng Hoa Lư (Ninh Bình) của 2 triều Đinh, Lê không còn phù hợp vì
Trả lời:
Theo Lý Công Uẩn, kinh đô cũ ở vùng Hoa Lư (Ninh Bình) của 2 triều Đinh, Lê không còn phù hợp vì: triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ phải hao tổn, muôn vật không được thích nghi.
Bài tập 3 trang 45 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Theo Lý Công Uẩn, Đại La có nhiều ưu thế để chọn làm nơi đóng đô. Những ưu thế đó là:
Trả lời:
- Theo Lý Công Uẩn, Đại La có nhiều ưu thế để chọn làm nơi đóng đô. Những ưu thế đó là: Ở vào nơi trung tâm trời đất, được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây, lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng, đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ lụt lội, muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi,…
Bài tập 4 trang 45 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Lý Công Uẩn kết thúc bài chiếu bằng một câu hỏi. Bằng hình thức sử dụng câu hỏi như vậy, Lý Công Uẩn muốn thể hiện thái độ:
Trả lời:
Lý Công Uẩn kết thúc bài chiếu bằng một câu hỏi. Bằng hình thức sử dụng câu hỏi như vậy, Lý Công Uẩn muốn thể hiện thái độ: tôn trọng ý kiến của mọi người, bình đẳng, dân chủ.
Bài tập 5 trang 45 VTH Ngữ Văn 8 Tập 1: Chiếu dời đô là một áng văn nghị luận giàu sức thuyết phục bởi:
Trả lời:
Chiếu dời đô là một áng văn nghị luận giàu sức thuyết phục bởi:
- Lối viết văn chính luận, biền ngẫu, các vế đối nhau cân xứng nhịp nhàng.
- Cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc sảo rõ ràng.
- Dẫn chứng tiêu biểu giàu sức thuyết phục.
- Có sự kết hợp hài hòa giữa tình và lí.
>>> Bài tiếp theo: Giải Vở thực hành Ngữ văn 8 Kết nối tri thức bài 12
Trên đây là toàn bộ lời giải Giải VTH Ngữ văn lớp 8 bài 11: Thực hành đọc và thực hành tiếng Việt (trang 35 – 45) sách Kết nối tri thức. Các em học sinh tham khảo thêm Ngữ văn 8 Chân trời sáng tạo và Ngữ văn lớp 8 Cánh Diều. VnDoc liên tục cập nhật lời giải cũng như đáp án sách mới của SGK cũng như SBT các môn cho các bạn cùng tham khảo.