Giáo án Bất đẳng thức Đại số 10

Giáo án Đại số 10

Giáo án Bất đẳng thức Đại số 10 được trình bày rõ ràng, dễ hiểu sẽ giúp các em học sinh nắm được khái niệm về bất phương trình, các tính chất của bất phương trình, bất phương trình cơ bản và tính chất của chúng. Mời quý thấy cô và các bạn tham khảo.

Bài giảng Bất đẳng thức

Chương IV: BẤT ĐẲNG THỨC – BẤT PHƯƠNG TRÌNH
Tiết 27.Bài 1. BẤT ĐẲNG THỨC

I. Mục tiêu:

Qua bài học HS cần:

1.Về kiến thức:

  • Biết khái niệm và tính chất của bất đẳng thức.
  • Hiểu bất đẳng thức giữa trung bình cộng và trung bình nhân (BĐT Côsi) của hai số không âm.
  • Biết được một số BĐT có chứa dấu giá trị tuyệt đối như:

2.Về kỹ năng:

  • Vận dụng được tính chất của đẳng thức hoặc dùng phép biến đổi tương đương để chứng minh một số BĐT đơn giản.
  • Biết vận dụng được bất đẳng thức Cô si vào việc tìm một số BĐT hoặc tìm giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của một biểu thức đơn giản.
  • Chứng minh được một số bất đẳng thức đơn giản có chứa dấu giá trị tuyệt đối.
  • Biết diểu diễn các điểm trên trục số thỏa mãn các bất đẳng thức.

3) Về tư duy và thái độ:

  • Rèn luyện tư duy logic, trừu tượng.
  • Tích cực hoạt động, trả lời các câu hỏi. Biết quan sát phán đoán chính xác, biết quy lạ về quen.

II.Chuẩn bị:

  • Hs : Nghiên cứu và soạn bài trước khi đến lớp.
  • Gv: Giáo án, các dụng cụ học tập (nếu cần).

III.Phương pháp:

  • Về cơ bản gợi mở, phát vấn , giải quyết vấn đề và đan xen hoạt động nhóm.

IV. Tiến trình dạy học:

1.Ổn định lớp, chia lớp thành 6 nhóm.

*Kiểm tra bài cũ: Kết hợp đan xen hạot động nhóm.

2.Bài mới:

Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

Nội dung

HĐ1: (Ôn tập BĐT)
HĐTP1: (Ví dụ áp dụng để dẫn đến khái niệm BĐT)

GV cho HS các nhóm thảo luận để suy nghĩ trả lời các bài tập trong hoạt động 1 và 2 SGK.

Gọi HS nhận xét, bổ sung và GV nêu lời giải chính xác (nếu HS không trình bày đúng lời giải).

GV: Các mệnh đề có dạng "a>b" hoặc "a<b" được gọi là bất đẳng thức.

HĐTP2: (Tìm hiểu về BĐT hệ quả và BĐT tương đương)
GV gọi một HS nêu lại khái niệm phương trình hệ quả.

Vậy tương tự ta có khái niệm BĐT hệ quả (GV nêu khái niệm như ở SGK).

GV nêu tính chất bắc cầu và tính chất cộng hai vế BĐT với một số và ghi lên bảng.

GV gọi một HS nhắc lại: Thế nào là hai mệnh đề tương đương?


HS các nhóm thảo luận và ghi lời giải vào bảng phụ.

HS đại diện hai nhóm lên trình bày lời giải (có giải thích).

HS nhận xét, bổ sung và sửa chữa ghi chép.

HS trao đổi và rút ra kết quả:

1.a)Đ; b)S; c)Đ.
2.a)<; b)>; c)=; d)>.

HS nhắc lại khái niệm phương trình hệ quả.

HS chú ý theo dõi trên bảng...

HS nhắc lại khái niệm hai mệnh đề tương đương...

I. Ôn tập bất đẳng thức:

1.Khái niệm bất đẳng thức:

Ví dụ HĐ1: (SGK)
Ví dụ HĐ2: (SGK)
Khái niệm BĐT: (Xem SGK)

2. Bất đẳng thức hệ quả và bất đẳng thức tương đương:

Khái niện BĐT hệ quả: (xem SGK)

*Tính chất bắc cầu:

a<b

b<c

=>a<c

*Tính chất cộng hai vế BĐT với một số:

a<b, c tùy ý,=>a+b<b+c

Khái niệm BĐT tương đương:

Đánh giá bài viết
1 3.447
Sắp xếp theo

    Giáo án Toán lớp 10

    Xem thêm