Giáo án Địa lý 6 bài 2: Bản đồ - Cách vẽ bản đồ
Giáo án Địa lý 6: Bản đồ - Cách vẽ bản đồ
Giáo án Địa lý 6 bài 2: Bản đồ - Cách vẽ bản đồ được biên soạn chi tiết giúp các em học sinh hiểu định nghĩa đơn giản về bản đồ, biết được một số công việc cơ bản khi vẽ bản đồ. Đồng thời, học sinh có kỹ năng thu thập thông tin để vẽ biểu đồ. Hi vọng sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích cho quý thầy cô.
Giáo án Địa lý 6 bài 1: Vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất
Bài 2: BẢN ĐỒ - CÁCH VẼ BẢN ĐỒ
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: HS Định nghĩa đơn giản về bản đồ. Biết được 1 số công việc cơ bản khi vẽ bản đồ
2. Kỹ năng: Thu thập thông tin để vẽ biểu đồ.
3. Thái độ: Bản đồ có tầm quan trọng trong việc dạy và học.
II. Phương pháp giảng dạy: Thực hành, thuyết trình, vấn đáp, so sánh...
III. Chuẩn bị giáo cụ:
GV: - Quả địa cầu
- Một số bản đồ khác nhau
HS: Soạn bài mới và xem trước nội dung bài ở nhà
IV. Tiến trình bài dạy:
1. Ổn định tổ chức
6a………………………………………………………………………..
6b ………. …………………….. ……………………………………….
2. Kiểm tra bài cũ
? Vị trí của trái đất trong hệ mặt trời ? Nêu ý nghĩa?
? Xác định trên quả địa cầu các đường kinh tuyến gốc, vĩ tuyến gốc, Bán cầu B-N-Đ-T
3. Nội dung bài mới
a. Đặt vấn đề: GV treo 1 số loại bản đồ lên bảng
? Ở trên bảng thầy đã treo cái gì? (bản đồ)
? Bản đồ là gì? cách vẽ bản đồ ra sao? Hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu bài học.
b. Triển khai bài dạy.
HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ | NỘI DUNG |
Hoạt động 1 GV: Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK GV: Giới thiệu một số bản đồ khác nhau. ? Bản đồ là gì? Tầm quan trọng của bản đồ trong việc học môn địa lí? (Có bản đồ để có khái niệm chính xác về vị trí, sự phân bố các đối tượng, hiện tượng địa lí ở các vùng đất khác nhau trên trái đất) ? Em hãy tìm những điểm giống và khác nhau về hình dạng các lục địa trên bản đồ và trên quả đ/cầu (Giống: là hình ảnh thu nhỏ của TĐ Khác: + Bản đồ thể hiện trên mặt phẳng + Quả địa cầu thể hiện trên mặt cong) Vậy. Vẽ bản đồ là làm công việc gì? Quan sát hình 5 trang 9 ? Bản đồ hình 5 khác hình 4 ở điểm nào (Hình 4 chưa được nối lại với nhau) ? Vì sao diện tich đảo Grơn len lại gần bằng lục địa Nam Mĩ? (khi dàn mặt cong lên mặt phẳng sẽ có sai số. Với phương pháp chiếu đồ này các đường kinh tuyến và các đường vĩ tuyến là những đường thẳng song song nên càng về 2 cực sự sai lệch càng lớn) ? Hãy nhận xét sự khác nhau về hình dạng các đường kinh - vĩ tuyến ở bản đồ H5, 6, 7. (có sự khác nhau) ? Vì sao có sự khác nhau đó (Do dùng các phương pháp chiếu đồ khác nhau) GV: Vì vậy để vẽ được tương đối chính sác bản đồ người ta kết hợp sử dụng nhiều phương pháp chiếu đồ khác nhau Hoạt động 2 GV: Yêu cầu đọc mục 2 ? Để vẽ được bản đồ phải lần lượt làm những công việc gì? ? Bản đồ có tầm quan trọng ntn trong việc học môn ĐL | 1. Bản đồ là gì? Định nghĩa bản đồ: Bản đồ là hình vẽ thu nhỏ trên mặt phẳng của giấy, tương đối chính xác về một khu vực hay toản bộ bề mặt Trái Đất. 2. Vẽ bản đồ: - Là biểu hiện mặt cong hình cầu của trái đất lên mặt phẳng của giấy bằng các phương pháp chiếu đồ. - Các vùng đất biểu hiện trên bản đồ đều có sự biến dạng so với thực tế. Càng về 2 cực sự sai lệch càng lớn. 3. Một số công việc phải làm khi vẽ bản đồ. - Thu thập thông tin về đối tượng địa lí - Tính tỉ lệ, lựa chọn các ký hiệu để thể hiện các đối tượng địa lí trên bản đồ. 4. Tầm quan trọng của bản đồ trong việc học môn địa lí. Cung cấp cho ta những khái niệm chính sác về vị trí, sự phân bố các đối tượng, hiện tượng địa lí tự nhiên - Kinh tế - xã hội ở các vùng đất khác nhau trên bản đồ. |
4. Củng cố:
? Bản đồ là gì? Tầm quan trọng của bản đồ trong việc học môn ĐL?
? Tại sao các nhà hàng hải không dùng bản đồ các đường kinh - vĩ tuyến là các đường thẳng?
5. Dặn dò:
- Học bài, trả lời câu hỏi cuối bài
- Chuẩn bị trước bài 3 "Tỉ lệ bản đồ"
- Xem một số tỉ lệ của bản đồ.
- Chuẩn bị thước kẽ có tỉ lệ.