Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Kế hoạch giáo dục môn Sinh học 7 năm học 2021 - 2022

Khung kế hoạch giáo dục của giáo viên

Kế hoạch giáo dục môn Sinh học 7 năm học 2021 - 2022 là mẫu kế hoạch được giáo viên thiết kế theo theo Công văn 5512 của Bộ GD&ĐT. Tài liệu bao gồm phân phối chương trình học kỳ 1 và học kì 2 môn Sinh học 7 năm học 2021 - 2022, cho thầy cô tham khảo, xây dựng cho riêng mình kế hoạch giáo dục hoàn chỉnh, chi tiết và đúng yêu cầu.

PHÒNG GDĐT ……………

TRƯỜNG THCS ………………..

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc Lập – Tự do – Hạnh Phúc

KẾ HOẠCH GIÁO DỤC MÔN HỌC

Môn: Sinh học 7

Áp dụng trong năm học 2021 - 2022

Cả năm: 35 tuần x 2 tiết/tuần = 70 tiết

Học kỳ I: 18 tuần x 2 tiết/tuần = 36 tiết

Học kỳ II: 17 tuần x 2 tiết/tuần = 34 tiết

Tiết

Tên bài học/Chủ đề

Mạch nội dung kiến thức

Yêu cầu cần đạt

Thời lượng dạy học (Tiết)

Hình thức tổ chức dạy học

Ghi chú

HỌC KÌ I

MỞ ĐẦU

1

Bài 1: Thế giới động vật đa dạng và phong phú

- Đa dạng loài và phong phú về số lượng cá thể

- Đa dạng về môi trường sống

1. Kiến thức.

- Trình bày khái quát về giới động vật (phân bố, môi trường sống, thành phần loài và số lượng cá thể).

- Học sinh chứng minh được sự đa dạng và phong phú của động vật thể hiện ở số loài và môi trường sống.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh.

- Kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ.

- Giáo dục ý thức học tập yêu thích môn học.

1

Hoạt động trên lớp

2

Bài 2: Phân biệt động vật với thực vật

- Phân biệt động vật với thực vật .Đặc điểm chung của động vật

- Sơ lược phân chia giới động vật

- Vai trò của động vật

1. Kiến thức

- Phân biệt được động vật và thực vật, thấy chúng có đặc điểm chung của sinh vật, nhưng chúng cũng khác nhau về một số đặc điểm cơ bản

- Nêu được các đặc điểm chung của động vật để nhận biết chúng trong thiên nhiên

- Phân biệt được ĐVCXS và ĐVKCXS, vai trò của chúng trong tự nhiên và trong đời sống con người .

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp

- Kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức học tập, yêu thích môn học.

1

Hoạt động trên lớp

CHƯƠNG I: NGÀNH ĐỘNG VẬT NGUYÊN SINH

3

Bài 3: Thực hành: Quan sát động vật nguyên sinh

- Quan sát trùng giày

- Quan sát trùng roi

1. Kiến thức

- Học sinh thấy được ít nhất 2 đại diện điển hình cho ngành động vật nguyên sinh là: trùng roi và trùng đế giày.

- Phân biệt được hình dạng, cách di chuyển của 2 đại diện này.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng sử dụng và quan sát mẫu bằng kính hiển vi.

3. Thái độ

- Nghiêm túc, tỉ mỉ, cẩn thận

1

Hoạt động trên PBM

4

Bài 4: Trùng roi

- Trùng roi xanh

- Tập đoàn trùng roi

1. Kiến thức

- Học sinh nắm được đặc điểm cấu tạo, dinh dưỡng và sinh sản của trùng roi xanh, khả năng hướng sáng.

- HS thấy được bước chuyển quan trọng từ động vật đơn bào đến động vật đa bào qua đại diện là tập đoàn trùng roi.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát, thu thập kiến thức.

- Kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức học tập.

1

Hoạt động trên lớp

Mục I.1. Cấu tạo và di chuyển

Không dạy chi tiết, chỉ dạy phần chữ đóng khung ở cuối bài.

5

Bài 5: Trùng biến hình và trùng giày

- Trùng biến hình

- Trùng giày

1. Kiến thức

- Học sinh nắm được đặc điểm cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản của trùng biến hình và trùng giày.

- HS thấy được sự phân hoá chức năng các bộ phận trong tế bào của trùng giày, đó là biểu hiện mầm mống của động vật đa bào.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp.

- Kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức học tập.

1

Hoạt động trên lớp

Mục II.1. Cấu tạo và di chuyển

Mục II.2. Lệnh ▼ trang 22

Mục Câu hỏi: Câu 3 trang 22

Không dạy chi tiết, chỉ dạy phần chữ đóng khung ở cuối bài.

Không thực hiện

Không thực hiện

6

Bài 6: Trùng kiết lị trùng sốt rét

- Trùng kiết lị

- Trùng sốt rét

- Bệnh sốt rét ở nước ta

1. Kiến thức

- Mô tả được h́ình dạng, cấu tạo và hoạt động của trùng kiết lị và trùng sốt rét (có h́ình vẽ).

2. Kĩ năng

- Kĩ năng tìm kiếm xử lí thông tin khi đọc sgk, quan sát tranh.

- Kĩ năng tự bảo vệ bản thân, pḥòng tránh các bệnh.

- Kĩ năng tự tin trình bày ý kiến trước tổ nhóm lớp.

3. Thái độ

- Có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân và bảo vệ môi trường

-Thấy được phần nào sự đa dạng , phong phú của ngành

1

Hoạt động trên lớp

Mục I. Lệnh ▼ trang 23

Mục II.2. Lệnh ▼ trang 24

Không thực hiện

7

Bài 7: Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn ĐVNS

- Đặc điểm chung

- Vai trò thực tiễn

1. Kiến thức.

- Mô tả được tính đa dạng và phong phú của ruột khoang (số lượng loài, h́ình thái cấu tạo, hoạt động sống và môi trường sống).

- Nhận biết được cấu tạo của sứa thích nghi với lối sống bơi lội tự do.

- Giải thích được cấu tạo của hải quỳ và san hô thích nghi với lối sống bám cố định trên biển

2. Kĩ năng.

- Kĩ năng t́ìm kiếm xử lí thông tin khi đọc sgk, quan sát tranh

- Kĩ năng phân tích so sánh.

- Kĩ năng tự tin trình ý kiến trước tổ nhóm lớp.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.

1

Hoạt động trên lớp

Nội dung về Trùng lỗ trang 27

Không dạy

CHƯƠNG II: NGÀNH RUỘT KHOANG

8

Bài 8: Thuỷ tức

- Hình dạng ngoài và di chuyển

- Cấu tạo trong

- Dinh dưỡng

- Sinh sản

1. Kiến thức

- Học sinh nắm được đặc điểm hình dạng, cấu tạo, dinh dưỡng và cách sinh sản của thuỷ tức, đại diện cho ngành ruột khoang và là ngành động vật đa bào đầu tiên.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát, tìm kiếm kiến thức.

- Kĩ năng hoạt động nhóm, phân tích, tổng hợp.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức học tập, thái độ yêu thích môn học.

1

Hoạt động trên lớp

Mục II. Bảng trang 30

Mục II. Lệnh ▼ trang 30

Không dạy chi tiết, chỉ dạy phần chữ đóng khung ở cuối bài.

Không thực hiện

9

Bài 9: Đa dạng của ngành ruột khoang

- Sứa

- Cấu tạo của hải quỳ và san hô

1. Kiến thức.

- Mô tả được tính đa dạng và phong phú của ruột khoang (số lượng loài, h́ình thái cấu tạo, hoạt động sống và môi trường sống).

- Nhận biết được cấu tạo của sứa thích nghi với lối sống bơi lội tự do.

- Giải thích được cấu tạo của hải quỳ và san hô thích nghi với lối sống bám cố định trên biển

2. Kĩ năng.

- Kĩ năng t́ìm kiếm xử lí thông tin khi đọc sgk, quan sát tranh

- Kĩ năng phân tích so sánh.

- Kĩ năng tự tin trình ý kiến trước tổ nhóm lớp.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường.

1

Hoạt động trên lớp

Mục I. Lệnh ▼ trang 33

Mục III. Lệnh ▼ trang 35

Không thực hiện

Không thực hiện

10

Bài 10: Đặc điểm chung và vai trò của ngành ruột khoang.

- Đặc điểm chung

- Vai trò

1. Kiến thức

- Học sinh nêu được những đặc điểm chung nhất của ngành ruột khoang.

- Học sinh nêu được vai trò của ngành ruột khoang đối với con người và sinh giới.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát một số đại diện của ngành ruột khoang

3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập, thái độ yêu thích môn học, bảo vệ động vật quý, có giá trị.

1

Hoạt động trên lớp

Mục I. Bảng trang 37

Không thực hiện nội dung ở các số thứ tự 4,5, 6

CHƯƠNG III: CÁC NGÀNH GIUN

Ngành giun dẹp

11

Bài 11: Sán lá gan

- Sán lông và sán lá gan

- Vòng đời kí sinh của sán lá gan

1. Kiến thức:

- Nêu được đặc điểm nổi bật của ngành giun dẹp là cơ thể đối xứng 2 bên.

- Trình bày được KN ngành giun dẹp, những đặc điểm chính của ngành

- Mô tả được hình thái cấu tạo và các đặc điểm sinh lý của sán lá gan .

- Cách phòng chống sán kí sinh

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, thu thập kiến thức. hoạt động nhóm.

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức yêu thích, ham học, ham tìm hiểu về bộ môn.

1

Hoạt động trên lớp

Mục III.1. Lệnh ▼ trang 41- 42

Không thực hiện

12

Bài 12. Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành Giun dẹp

- Một số giun dẹp khác

- Cách phòng chống bệnh giun sán kí sinh

a.Kiến thức

- HS phân biệt được hình dạng, cấu tạo, các phương thức sống của một số đại diện nghành Giun dẹp như sán dây, sán bã trầu...

- Nêu được những nét cơ bản về tác hại và cách phòng chống một số loài giun dẹp kí sinh.

b. Kĩ năng:

- Quan sát một số tiêu bản đại diện cho ngành giun dẹp.

- Kỹ năng sống: Tiếp tục rèn kỹ năng quản lí thời gian và cách trình bày...

c.Thái độ: Giáo dục ý thức vệ sinh cơ thể, vệ sinh môi trường, phòng trừ giun sán cho cả người và ĐV.

1

Hoạt động trên lớp

Mục II. Đặc điểm chung

Không dạy

Ngành giun tròn

13

Bài 13:Giun đũa.

- Cấu tạo, dinh dưỡng, di chuyển của giun đũa

- Sinh sản và vòng đời của giun đũa

1. Kiến thức:

- Trình bày được khái niệm về ngành giun tròn, nêu được đặc điểm chính của ngành.

- Học sinh mô tả được hình thái cấu tạo và các đặc điểm sinh lí của giun đũa

- HS nêu được KN về sự nhiễm giun, hiểu được cơ chế lây nhiễm và cách phòng tránh.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát các thành phần cấu tạo của giun đũa.

- Kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân khi ăn uống và môi trường.

1

Hoạt động trên lớp

Mục III. Lệnh ▼ trang 48

Không thực hiện

14

Bài 14. Một số giun tròn khác

và đặc điểm chung của ngành Giun tròn

- Một số giun tròn khác

- Cách phòng chống bệnh giun tròn

1. Kiến thức

- Liên hệ được những tác hại của giun đũa và cách phòng tránh.

- HS nêu rõ được một số giun tròn đặc biệt là nhóm giun tròn kí sinh gây bệnh, thấy được sự đa dạng của giun tròn

- Nêu được khái niệm về sự nhiễm giun, hiểu được cơ chế lây nhiễm giun và cách phòng trừ giun tròn.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh. hoạt động nhóm.

- Kĩ năng phòng tránh bệnh do giun tròn gây nên.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân khi ăn uống và

1

Hoạt động trên lớp

Mục II. Đặc điểm chung

Không dạy

Ngành giun đốt

15

Bài 15. Giun đất ( Không dạy lý thuyết)

Bài 16. Thực hành: Quan sát hình dạng ngoài và hoạt động sống của giun đất.

- Quan sát cấu tạo ngoài

- Quan sát cách di chuyển

1. Kiến thức:

- Tìm tòi, quan sát cấu tạo của giun đất như: sự phân đốt cơ thể, các vòng tơ ở xung quanh mỗi đốt, đai sinh dục, các loại lỗ: miệng, hậu môn, sinh dục đực và cái.

2. Kĩ năng:

- Tập thao tác mỗ động vật không xương sống

- Sử dụng các dụng cụ mổ, dùng kính lúp quan sát.

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức tự giác, kiên trì, tinh thần hợp tác trong giờ thực hành

1

Hoạt động trên PBM

Mục III. Cấu tạo trong

Không dạy

16

Bài 16. Thực hành: Mổ và quan sát cấu tạo trong của giun đất.

- Mổ và quan sát cấu tạo trong

1. Kiến thức:

- Tìm tòi, quan sát cấu tạo của giun đất như: sự phân đốt cơ thể, các vòng tơ ở xung quanh mỗi đốt, đai sinh dục, các loại lỗ: miệng, hậu môn, sinh dục đực và cái.

2. Kĩ năng:

- Tập thao tác mỗ động vật không xương sống

- Sử dụng các dụng cụ mổ, dùng kính lúp quan sát.

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức tự giác, kiên trì, tinh thần hợp tác trong giờ thực hành

1

Hoạt động trên PBM

Mục III.2. Cấu tạo trong

Không thực hiện

17

Bài 17. Một số giun đốt khác. Đặc điểm chung của ngành giun đốt.

- Một số giun đốt thường gặp

- Vai trò giun đốt

1. Kiến thức

- HS nắm được đặc điểm đại diện giun đốt phù hợp với lối sống.

- HS nêu được đặc điểm chung của ngành giun đốt và vai trò của giun đốt.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh, tổng hợp kiến thức.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ động vật.

1

Hoạt động trên lớp

Mục II. Đặc điểm chung

Không dạy

18

Ôn Tập chương I,II,III

19

- Kiểm tra GHK.

CHƯƠNG IV: NGÀNH THÂN MỀM

20

Bài18.

Trai sông

- Hình dạng, cấu tạo

- Dinh dưỡng

- Sinh sản

1. Kiến thức:

- HS nắm được vì sao trai sông được xếp vào ngành thân mềm.

- Giải thích được đặc điểm cấu tạo của trai thích nghi với đời sống ẩn mình trong bùn cát.

- Nắm được các đặc điểm di chuyển, dinh dưỡng, sinh sản của trai.

- Hiểu rõ khái niệm: áo, cơ quan áo.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát tranh và mẫu.

- Kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.

1

Hoạt động trên lớp

Mục II. Di chuyển

Mục III. Lệnh ▼ trang 64

Không dạy

Không thực hiện

21

Bài 19.Một số thân mềm khác( Không dạy lý thuyết)

Bài 20.Thực hành:Quan sát 1 số thân mềm

- Quan sát cấu tạo vỏ của Thân mềm

- Quan sát cấu tạo ngoài

1. Kiến thức

- HS quan sát cấu tạo đặc trưng của một số đại diện thân mềm.

- Phân biệt được các cấu tạo chính của thân mềm từ vỏ, cấu tạo ngoài đến cấu tạo trong.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng sử dụng kính lúp.

- Kĩ năng quan sát đối chiếu mẫu vật với hình vẽ.

3. Thái độ: Giáo dục thái độ nghiêm túc, cẩn thận.

1

Hoạt động trên PBM

22

Bài 20. Thực hành:Quan sát 1 số thân mềm ( tt)

- Quan sát cấu tạo trong

- Bài thu hoạch

1. Kiến thức

- HS quan sát cấu tạo đặc trưng của một số đại diện thân mềm.

- Phân biệt được các cấu tạo chính của thân mềm từ vỏ, cấu tạo ngoài đến cấu tạo trong.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ sử dụng kính lúp.

- Kĩ năng quan sát đối chiếu mẫu vật với hình vẽ.

3. Thái độ: Giáo dục thái độ nghiêm túc, cẩn thận

1

Hoạt động trên PBM

Mục III.3. Cấu tạo trong

Không thực hiện

23

Bài 21. Đặc điểm chung và vai trò của ngành thân mềm.

- Đặc điểm chung

- Vai trò

1. Kiến thức

- HS nắm được sự đa dạng của ngành thân mềm.

- Trình bày được đặc điểm chung và ý nghĩa thực tiễn của ngành thân mềm.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát tranh.

- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ nguồn lợi từ thân mềm.

1

Hoạt động trên lớp

Mục I. Lệnh ▼ trang 71-72

Không thực hiện

CHƯƠNG V: NGÀNH CHÂN KHỚP

Lớp Giáp xác

24

Bài 22. Tôm sông ( Không dạy lý thuyết) Thực hành: Quan sát cấu tạo ngoài và hoạt động sống của tôm sông

- QS Cấu tạo ngoài và di chuyển

- Các phần phụ và chức năng

- Di chuyển

1. Kiến thức

- HS nắm được vì sao tôm được xếp vào ngành chân khớp, lớp giáp xác.

- Giải thích được các đặc điểm dinh dưỡng, sinh sản của tôm.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát tranh và mẫu vật.

- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích môn học.

1

Hoạt động trên PBM

Mục I.2. Các phần phụ tôm và chức năng

Mục I.3. Di chuyển

Khuyến khích học sinh tự đọc

25

Bài 24. Đa dạng và vai trò của lớp Giáp xác.

- Một số Giáp xác khác

- Vai trò thực tiễn

1. Kiến thức: HS trình bày được một số đạc điểm về cấu tạo và lối sống của các đại diện giáp xác thường gặp. Nêu được vại trò thực tiễn của lớp giáp xác.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát tranh, kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ: Có thái độ đúng đắn bảo vệ các giáp xác có lợi.

1

Hoạt động trên lớp

Lớp Hình nhện

26

Bài 25. Nhện và sự đa dạng của lớp hình nhện.

- Nhện

- Sự đa dạng của lớp Hình nhện

1. Kiến thức: HS trình bày được đặc điểm cấu tọa ngoài của nhện và một số tập tính của chúng. Nêu được sự đa dạng của hình nhệnvà ý nghĩa thực tiễn của chúng.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát tranh, phân tích và hoạt động nhóm.

3. Thái độ: Có ý thức bảo vệ các loài hình nhện có lợi trong tự nhiên.

1

Hoạt động trên lớp

27

Bài 26. Châu chấu.

- Cấu tạo ngoài và di chuyển

- Dinh dưỡng

- Sinh sản và phát triển

1. Kiến thức: HS trình bày được các đặc điểm cấu tạo ngoài của châu chấu liên quan đến sự di chuyển. Nêu được các đặc điểm cấu tạo trong, dinh dưỡng sinh sản và phát triển của châu chấu.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát tranh mẫu vật và hoạt động nhóm.

3. Thái độ: GD ý thức yêu thích môn học.

1

Hoạt động trên lớp

Mục II. Cấu tạo trong

Không dạy

28

Bài 27: Đa dạng đặc điểm chung lớp sâu bọ

- Một số đại diện sâu bọ khác

- Đặc điểm chung của sâu bọ

- Vai trò

1. Kiến thức: HS nêu được sự đa dang của lớp sâu bọ. Trình bày được đặc điểm chung của lớp sâu bọ. Nêu được vai trò thực tiễn của lớp sâu bọ.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát phân tích, kĩ năng hoạt động nhóm.

3.Thái độ: Biết cách bảo vệ các loài sâu bọ có ích và tiêu diệt sâu vọ có hại.

1

Hoạt động trên lớp

Mục II.1. Đặc điểm chung

Không dạy chi tiết, chỉ dạy phần chữ đóng khung ở cuối bài.

29

Bài 28: Thực hành: Xem băng hình về tập tính sâu bọ

- Xem băng hình và ghi chép

- Trao đổi, thảo luận, giải thích các tập tính của sâu bọ Hoàn thành báo cáo thu hoạch

1. Kiến thức: HS quan sát phát hiện một số tập tính của sâu bọ thể hiện trong tìm kiếm và cất giữ thức ăn trong sinh sản và trong quan hệ giữa chúng với con mồi hoặc kẻ thù.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát trên băng hình, kĩ năng tóm tắt nội dung xem.

3.Thái độ: GD ý thức học tập yêu thích bộ môn.

1

Hoạt động trên PBM

Mục III.1. Về giác quan

Mục III.2. Về thần kinh

Khuyến khích học sinh tự tìm hiểu

30

Bài 29: Đặc điểm chung và vai trò của ngành chân khớp

- Đặc điểm chung

- Sự đa dạng ở Chân khớp

- Vai trò

1. Kiến thức: HS nêu được đặc điểm chung và vai trò của ngành Chân khớp trong tự nhiên và vai trò thực tiễn đối với con người.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích tranh, kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ: Có ý bảo vệ các loài động vật có ích.

1

Hoạt động trên lớp

31

Bài 30: Ôn tập phần I – Động vật không xương sống.

- Tính đa dạng của Động vật không xương sống

- Tầm quan trọng thực tiễn của Động vật không xương sống

1. Kiến thức:

- Khái quát được đặc điểm của các ngành ĐVKXS từ thấp đến cao.

- Thấy được sự đa dạng về loài của động vật.

- Phân tích được nguyên nhân của sự đa dạng ấy, có sự thích nghi rất cao của động vật với môi trường sống.

- Thấy được tầm quan trọng của động vật đối với con người và đối với tự nhiên.

2. Kĩ năng:

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh hình để tìm hiểu tính đa dạng, sự thích nghi và tầm quan trọng thực tiễn của động vật.

- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực, giao tiếp.

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.

- HS hiểu được mối liên hệ giữa môi trường và chất lượng cuộc sống của con người và có ý thức bảo vệ đa dạng sinh học.

1

Hoạt động trên lớp

Mục II. Sự thích nghi của động vật không xương sống

Khuyến khích học sinh tự đọc

CHƯƠNG VI: NGÀNH ĐỘNG VẬT CÓ XƯƠNG SỐNG

Các lớp cá

32

Bài 31. Cá chép ( Không dạy lý thuyết)

- Thực hành: Quan sát cấu tạo ngoài và hoạt động sống của cá chép

- Hướng dẫn quan sát cấu tạo ngoài ,hoạt động của cá chép

1. Kiến thức: HS nắm được cấu tạo ngoài và các hoạt động sống của cá chép.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát tranh và mẫu vật, kĩ năng hoạt dộng nhóm.

3. Thái độ: GD ý thức học tập, yêu thích bộ môn.

1

Hoạt động trên PBM

33

Bài 32: Thực hành: Mổ cá

- Mổ cá

- Quan sát cấu tạo trong trên mẫu mổ

1.Kiến thức: HS xác định được vị trí và nêu rõ vai trò một số cơ quan của cá trên mẫu mổ.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng mổ trên động vật có xương sống, kĩ năng trình bày mẫu mổ.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức nghiêm túc cẩn thận chính xác.

1

Hoạt động trên PBM

34

Bài 34: Đa dạng và đặc điểm chung của các lớp Cá

- Đa dạng về thành phần loài và môi trường sống

- Đặc điểm chung của cá

1. Kiến thức: HS nêu được của các đặc tính đa dạng của lớp cá qua các đại diện khác như: Cá nhám, cá đuối, lươn, cá bơn…Nêu ý nghĩa thực tiễn của cá đối với tự nhiên và đối với con nguời.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát để rút ra kết luận. Kĩ năng làm việc theo nhóm.

3. Thái độ: Giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường nói chung và bảo vệ các loài cá trong tự nhiên và gây nuôi phát triển các loài cá có giá trị kinh tế cao.

1

Hoạt động trên lớp

35

Tiết 35: Ôn tập cuối học kì I

Ôn tập kiến thức các chương và chủ đề đã học trong học kì I

1

Hoạt động trên lớp

36

Tiết 36: Kiểm tra cuối học kì I

Kiểm tra kiến thức các chương và chủ đề đã học trong học kì I

1

Hoạt động trên lớp

HỌC KÌ II

Lớp lưỡng cư

37

Bài 35: Ếch đồng

- Đời sống

- Cấu tạo ngoài và di chuyển

- Sinh sản và phát triển

1. Kiến thức: Nắm vững các đặc điểm đời sống của ếch đồng. Mô tả được các đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch đồng vừa thích nghi ở nước vừa thích nghi ở cạn.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát tranh, kĩ năng hoạt động nhóm.

3.Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích động vật có ích.

1

Hoạt động trên lớp

38

Bài 37: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp lưỡng cư

- Đa dạng về thành phần loài

- Đa dạng về môi trường sống và tập tính

- Đặc điểm chung của lớp Lưỡng cư

1. Kiến thức: Học sinh trình bày được sự đa dạng của lớp lưỡng cư về thành phần loài, môi trường sống và tập tính của chúng.

- Hiểu được vai trò của lưỡng cư với tự nhiên và đời sống con người. Trình bày được đặc điểm chungc của lưỡng cư.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát kênh hình nhận biết kiến thức và hoạt động theo nhóm.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ những động vật có ích

1

Hoạt động trên lớp

Mục III. Đặc điểm chung của Lưỡng

Không dạy các đặc điểm chung về cấu tạo trong

Lớp Bò sát

39

Bài 38: Thằn lằn bóng đuôi dài

- Đời sống

- Cấu tạo ngoài và di chuyển

1. Kiến thức: Học sinh nắm được những đặc điềm về đời sống của thằn lằn. Giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn.

- Mô tả được cách di chuyển của thằn lằn.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát tranh, hoạt động nhóm

3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích bộ môn

1

Hoạt động trên lớp

40

Bài 40: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Bò sát

- Đa dạng của bò sát

- Các loài khủng long

- Đặc điểm chung

- Vai trò

1. Kiến thức:

+ Biết được đa dạng của bò sát thể hiện ở số loài, môi trường sống và lối sống.

+ Trình bày dược đặc điểm cấu tạo ngoài đặc trưng ba bộ thường gặp trong lớp bò sát

+ Giải thích được lí do sự phồn vinh và diệt vong của khủng long.

+ Nêu được đặc điểm chung và vai trò của bò sát trong tự nhiên và đời sống.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát tranh. Kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích bộ môn.

1

Hoạt động trên lớp

Mục III. Đặc điểm chung

Không dạy các đặc điểm chung về cấu tạo

Lớp chim

41

Bài 41: Chim bồ câu

- Đời sống

- Cấu tạo ngoài và di chuyển

1. Kiến thức:

-Học sinh trình bày được đặc điểm đời sống, cấu tạo ngoài của chim bồ câu.

- Giải thích được đặc điểm cấu tạo ngoài của chim bồ câu thích nghi với đời sống bay lượn.

- Phân biệt được kiểu bay vỗ cách và kiểu bay lượn .

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát tranh. Kĩ năng làm việc hoạt động nhóm.

3. Thái độ: Giáo dục học sinh yêu thích bộ môn.

1

Hoạt động trên lớp

42,43

Bài 44: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp chim

- Các nhóm chim

- Đặc điểm chung của chim

- Vai trò

1. Kiến thức:

- Trình bày được các đặc điểm đặc trưng của các nhóm chim thích nghi với đời sống từ đó thấy được sự đa dạng của chim.

- Nêu được đặc điểm chung và vai trò của chim.

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh.

- Kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức bảo vệ các loài chim có lợi.

1

Hoạt động trên lớp

Mục II. Đặc điểm chung của Chim

Không dạy các đặc điểm chung về cấu tạo trong.

44

Bài 45: Thực hành: Xem băng hình về đời sống và tập tính của chim

- Xem băng hình về đời sống và tập tính của chim

- Quan sát đời sống và tập tính của chim

1. Kiến thức: Học sinh nhận biết được một số đặc điểm của bộ xương chim thích nghi với đời sống bay lượn.

Xác định được các cơ quan tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá, bài tiết và sinh sản trên mẫu mổ của chim bồ câu.

Nhận biết được đời sống và một số tập tính của chim bồ câu

2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng: Quan sát nhận biết kiến thức trên mẫu mổ.

Kĩ năng nắm bắt nội dung thông qua kênh hình

Rèn kĩ năng hoạt đông. hợp tác với nhóm.

3. Thái độ: Có thái độ nghiêm túc tỉ mỉ trong quá trình quan sát.

1

Hoạt động trên PBM

Lớp thú( lớp có vú)

45

Bài 46: Thỏ

- Đời sống

- Cấu tạo ngoài và sự di chuyển

1. Kiến thức

- HS nắm được những đặc điểm đời sống và hình thức sinh sản của thỏ.

- HS thấy được cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống và tập tính lẩn trốn kẻ thù.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết kiến thức.

- Rèn kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ

- Giáo dục ý thức yêu thích môn học, bảo vệ động vật.

1

Hoạt động trên lớp

46

Bài 48. Đa dạng của lớp thú. Bộ thú huyệt, bộ thú túi

- Sự đa dạng của lớp Thú

- Bộ Thú huyệt – Bộ Thú túi

1. Kiến thức

- HS nắm được sự đa dạng của lớp thú thể hiện ở số loài, số bộ, tập tính của chúng.

- Giải thích được sự thích nghi về hình thái, cấu tạo với những điều kiện sống khác nhau.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh.

- Kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập, yêu thích bộ môn.

1

Hoạt động trên lớp

Mục II. Lệnh ▼ trang 157

Không thực hiện

47

Bài 49. Đa dạng của lớp thú

(tiếp theo). Bộ dơi và bộ cá voi

- Một vài tập tính của dơi và cá voi

- Đặc điểm của dơi và cá voi thích nghi với điều kiện sống

1. Kiến thức

- HS nêu được đặc điểm cấu tạo của dơi và cá voi phù hợp với điều kiện sống.

- Thấy được 1 số tập tính của dơi và cá voi.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát, so sánh.

- Kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích môn học.

1

Hoạt động trên lớp

Mục II. Lệnh ▼ trang 160-161

Không thực hiện

48

Bài 50: Đa dạng của lớp Thú (tiếp theo )- Bộ Ăn sâu bọ, bộ Gặm nhấm , bộ Ăn thịt

- Bộ Ăn sâu bọ, bộ Gặm nhấm và bộ Ăn thịt

- Đặc điểm cấu tạo phù hợp với đời sống của bộ Gặm nhấm, bộ Ăn sâu bọ và bộ Ăn thịt

1. Kiến thức

- HS nắm được cấu tạo thích nghi với đời sống của bộ thú ăn sâu bọ, bộ thú gặm nhấm và bộ thú ăn thịt.

- HS phân biệt được từng bộ thú thông qua những đặc điểm cấu tạp đặc trưng.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát, tìm kiếm kiến thức.

- Kĩ năng thu thập thông tin và kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức tìm hiểu thế giới động vật để bảo vệ loài có lợi.

1

Hoạt động trên lớp

Mục III. Lệnh ▼ trang 164

Không thực hiện

49,50

Bài 51: Đa dạng của lớp Thú (tiếp theo )- Các bộ Móng guốc, và bộ Linh trưởng

- Tìm hiểu các bộ Móng guốc

- Tìm hiểu bộ linh trưởng

- Đặc điểm chung của lớp thú

- Vai trò của lớp thú

1. Kiến thức

- HS nắm được những đặc điểm cơ bản của thú móng guốc và phân biệt được bộ móng guốc chẵn với bộ móng guốc lẻ.

- Nêu được đặc điểm bộ linh trưởng, phân biệt được các đại diện của bộ linh trưởng.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.

- Kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức yêu quý và bảo vệ động vật rừng.

2

Hoạt động trên lớp

Mục II. Lệnh ▼ trang 168

Mục IV. Đặc điểm chung của Thú

Không thực hiện

Không dạy các đặc điểm chung về cấu tạo trong.

51

Bài 52:Thực hành: Xem băng hình về đời sống và tập tính của thú

- Xem băng hình và ghi chép

- Xem băng hình và ghi chép

1. Kiến thức

- Giúp HS củng cố và mở rộng bài học về các môi trường sống và tập tính của thú.

2. Kĩ năng

- Rèn kĩ năng quan sát hoạt động của thú trên phim ảnh.

- Kĩ năng nắm bắt nội dung thông qua kênh hình.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức yêu quý và bảo vệ động vật rừng.

1

Hoạt động trên PBM

52

- Ôn tập

(Chữa một số bài tập trong sách bài tập sinh học 7 – NXB Giáo dục, 2008).

1

HĐ trên lớp

53

Ôn tập GHK 2

1

HĐ trên lớp

54

Kiểm tra GHK 2

CHƯƠNG VII: SỰ TIẾN HOÁ CỦA ĐỘNG VẬT

55

Bài 53:Môi trường sống và sự vận động, di chuyển

- Tìm hiểu các hình thức di chuyển của động vật

- Sự phức tạp hóa và sự phân hóa các

1. Kiến thức.

- Dựa trên toàn bộ kiến thức đã họcqua các ngành,các lớp nêu lên được sự tiến hoá thể hiện ở sự di chuyển,vận động cơ thể

- Nêu được các hình thức di chuyển ở một số loài động vật điển hình.

- Nêu được sự tiến hoá cơ quan di chuyển.

2. Kĩ năng.

- Rèn kĩ năng lập bảng so sánh .

- Kĩ năng hoạt động nhóm

3. Thái độ.

- GD ý thức bảo vệ môi trường và động vật

1

HĐ trên lớp

56

Bài 55:Tiến hoá về sinh sản

- Hình thức sinh sản vô tính

- Hình thức sinh sản hữu tính

1. Kiến thức: HS nêu được sự tiến hóa các hình thức sinh sản ở động vật từ đơn giản đến phức tạp. thấy được sự hoàn chỉnh các hình thức sinh sản hữu tính.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng hoạt động nhóm

3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập, yêu thích môn học, ý thức bảo vệ động vật đặc biệt trong mùa sinh sản

4. Năng lực:

- Năng lực tư duy sáng tạo, tự học, tự giải quyết vấn đề

- Năng lực phản hồi, lắng nghe tích cực, hợp tác trong quá trình thảo luận.

1

HĐ trên lớp

57

Bài 56:Cây phát sinh động vật

- Bằng chứng về mối quan hệ giữa các nhóm động vật

- Cây phát sinh giới động vật

1. Kiến thức: HS nêu được bằng chứng chứng minh mối quan hệ giữa các nhóm động vật là các di tích hóa thạch. HS đọc được vị trí quan hệ họ hàng của các nhóm động vật trên cây phát sinh động vật

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát so sánh, kĩ năng hoạt động nhóm

3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập, yêu thích môn học, ý thức bảo vệ động vật.

1

HĐ trên lớp

CHƯƠNG VIII: ĐỘNG VẬT VÀ ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI

58

Bài 57: Đa dạng sinh học

- Đa dạng sinh học là gì?

- Đa dạng sinh học động vật ở môi trường đới lạnh

- Đa dạng sinh học động vật ở môi trường hoang mạc đới nóng

1. Kiến thức: HS hiểu được đa dạng sinh học thể hiện ở số loài, khả năng thích nghi cao của ĐV với các điều kiện sống khác nhau

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát so sánh, kĩ năng hoạt động nhóm

3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập, yêu thích môn học, ý thức bảo vệ động vật.

1

HĐ trên lớp

59

Bài 58: Đa dạng sinh học ( tt)

- Đa dạng sinh học ở môi trường nhiệt đới gió mùa

- Những lợi ích của đa dạng sinh học

- Nguy cơ suy giảm và việc bảo vệ đa dạng sinh học

1. Kiến thức: HS thấy được sự đa dạng sinh học ở môi trường nhiệt đới gió mùa cao hơn ở đới lạnh và hoang mạc đới nóng. HS chỉ ra được những lợi ích của đa dạng sinh học trong đời sống..

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích tổng hợp suy luận, kĩ năng hoạt động nhóm

3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập, yêu thích môn học, ý thức bảo vệ động vật.

1

HĐ trên lớp

60,61

Bài 59: Biện pháp đấu tranh sinh học.

- Thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học?

- Biện pháp đấu tranh sinh học

- Ưu điểm và những hạn chế của những biện pháp đấu tranh sinh học

1. Kiến thức: HS nêu được khái niệm đấu tranh sinh học. Thấy được các biện pháp chính trong đấu tranh sinh học là sử dụng các loại thiên địch. Nêu được nhưng ưu điểm và nhược điểm của biện pháp đấu tranh sinh học

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát so sánh tư duy tổng hợp, kĩ năng hoạt động nhóm

3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập, yêu thích môn học, bảo vệ môi trường , ý thức bảo vệ động vật.

1

HĐ trên lớp

62

Bài 60: Động vật quý hiếm

- Thế nào là động vật qúy hiếm?

- Ví dụ minh họa các cấp độ tuyệt chủng của động vật quý hiếm ở Việt Nam.

1. Kiến thức: HS nắm được khái niệm về động vật quí hiếm. Thấy được mức độ tuyệt chủng của các động vật quí hiếm ở VN từ đó đề ra biện pháp bảo vệ động vật quí hiếm

của biện pháp đấu tranh sinh học

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát so sánh, phân tích tổng hợp, kĩ năng hoạt động nhóm

3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập, yêu thích môn học, bảo vệ môi trường , ý thức bảo vệ động vật quí hiếm.

1

HĐ trên lớp

63,64

Bài 61: Tìm hiểu một số động vật có tầm quan trọng kinh tế ở địa phương

- Hướng dẫn cách thu thập thông tin

- Báo cáo của học sinh.

1. Kiến thức

- Tập dượt cho học sinh cách sưu tầm các tư liệu sinh học qua sách báo, sách tham khảo nhằm rèn luyện cho các em cách thức đọc sách, phân loại sách và phân loại kiến thức, bổ sung hệ thống hoá kiến thức của mình.

2. Kĩ năng

- Qua việc tìm hiểu trên, HS còn mở rộng và rèn luyện được khả năng vận dụng kiến thức và cùng với cách thức nhận định và lập luận để giải thích những tình huống tương tự so với những điều đã được học và tham khảo, góp phần vận dụng những kiến thức vào thực tiễn.

3. Thái độ

- Nâng cao được lòng yêu thiên nhiên, nơi các em sống, từ đó xây dựng được tình cảm, thái độ và cách cư xử đúng đắn đối với thiên nhiên và bảo vệ thiên nhiên.

2

- Tổ chức hoạt động ngoại khóa - Tham quan thiên nhiên

65,66

Bài 63:

Ôn tập

Ôn tập

CHK 2

Ôn tập kiến thức học kì II.

1

HĐ trên lớp

67

Kiểm tra

CHK 2

Kiểm tra kiến thức học kì II.

1

HĐ trên lớp

68,69,70

Bài 64: Thực hành: Tham quan thiên nhiên

- Giới thiệu sơ lược về địa điểm tham quan, trang bị cá nhân và nhóm cần cho chuyến tham quan.

- Giới thiệu sơ lược về địa điểm tham quan, trang bị cá nhân và nhóm cần cho chuyến tham quan.

- Biết chuẩn bị cho một buổi hoạt động học tập ngoài trời với nhiều dụng cụ, phương tiện cho hoạt động khoa học cũng như hoạt động cá nhân để đề phòng các rủi ro .

- Làm quen với phương pháp quan sát động vật, ghi chép các thu hoạch ngoài thiên nhiên.

- Biết cách sử dụng các dụng cụ thích hợp để thu thập mẫu vật động vật rồi lựa chọn cách xử lí thích hợp để làm thành mẫu vật, tiêu bản cần thiết cho việc quan sát cần thiết ở ngoài thiên nhiên.

- Rèn luyện tác phong nhanh nhẹn, năng động khi TQTN, đồng thòi có thái độ thận trọng trong giao tiếp với động vật nhằm bảo vệ cho tài nguyên thiên nhiên bền vững.

3

- Tổ chức hoạt động ngoại khóa - Tham quan thiên nhiên

…………., ngày …. tháng …. năm 2021

Lãnh đạo trường duyệt

Tổ chuyên môn thẩm định

Người xây dựng Kế hoạch

..........................

Trên đây, VnDoc đã gửi tới các bạn Kế hoạch giáo dục môn Sinh học 7 năm học 2021 - 2022. Đây là kế hoạch giảng dạy cả năm, dựa vào kế hoạch này, các thầy cô giáo có thể tham khảo chỉnh sửa để xây dựng cho riêng mình kế hoạch giáo dục hoàn chỉnh, chi tiết và đúng yêu cầu.

Ngoài tài liệu trên, mời các bạn tham khảo thêm các tài liệu khác như: Sinh học 7, Giải Sinh 7, Giải Sinh 7 ngắn nhất, Giải VBT Sinh Học 7, Trắc nghiệm Sinh học 7 và các dạng đề thi học kì 1 lớp 7, đề thi học kì 2 lớp 7 cũng được cập nhật liên tục trên VnDoc.com.

Để tiện trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm về giảng dạy và học tập các môn học lớp 7, VnDoc mời các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và các bạn học sinh truy cập nhóm riêng dành cho lớp 7 sau: Nhóm Tài liệu học tập lớp 7. Rất mong nhận được sự ủng hộ của các thầy cô và các bạn.

Chia sẻ, đánh giá bài viết
5
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Dành cho Giáo Viên

    Xem thêm