Ôn thi Đại học môn Sinh học có đáp án - Đề số 17
VnDoc xin giới thiệu tới bạn đọc Ôn thi Đại học môn Sinh học có đáp án - Đề số 17. Nội dung tài liệu chắc chắn sẽ giúp các bạn đạt kết quả Sinh học 12 tốt hơn. Mời các bạn tham khảo.
Ôn thi Đại học môn Sinh học có đáp án số 17
1. Câu hỏi trắc nghiệm ôn thi Đại học môn Sinh học
Câu 1: Một gen có A = 600 nuclêôtit, G = 900 nuclêôtit. Khi đột biến, gen mới có A = 601 nuclêôtit và G = 899 nuclêôtit. Đây là dạng đột biến gen
A. mất một cặp G - X.
B. thêm một cặp A - T.
C. thay thế cặp một G-X bằng một cặp A-T.
D. thay thế cặp A-T bằng cặp G-X.
Câu 2: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn, các gen phân li độc lập. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDdEe X AaBbDdEe cho đời con có kiểu hình mang 2 tính trạng trội và 2 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ là
A. 9/64
B. 27/128
C. 9/128
D. 9/256
Câu 3: Đột biến gen là
A. sự biến đổi trong cấu trúc phân tử của gen.
B. sự thay đổi đột ngột về một tính trạng nào đó do gen chi phối.
C. sự thay đổi hẳn kiểu gen của một cá thể.
A. sự xuất hiện đột ngột các kiểu hình lặn có hại.
Câu 4: Diễn thế sinh thái là
A. quá trình thay đổi quần xã sinh vật này bằng quần xã sinh vật khác diễn ra nhanh chóng.
B. quá trình tiến hoá của các loài trong quần xã
C. quá trình phát triển vượt bậc của quần xã, từ quần xã gốc.
D. quá trình biến đổi tuần tự của quần xã sinh vật qua các giai đoạn tương ứng vói sự biến đổi của môi trường.
Câu 5: Trường hợp nào dưới đây không phải là một hệ sinh thái?
A. Hồ Tây - Hà Nội.
B. Hồ Ba Bê - Bắc Kạn.
C. Một giọt nước lấy từ ao hồ.
D. Con tàu vũ trụ đang bay vào vũ trụ.
Câu 6: Trên mạch 1 của gen có số lượng nuclêôtit loại A = T, X gấp 3 lần T, G gấp 2 lần A. Nếu gen có tổng số 2 128 liên kết hiđrô giữa các cặp bazơ nitơ bổ sung thì số lượng nuclêôtit loại A của gen là
A. 112.
B. 224.
C. 336.
D. 480.
Câu 7: Chu trình chuyển hoá vật chất trong hệ sinh thái là
A. sự trao đổi vật chất không ngừng giữa môi trường với các quần xã sinh vật.
B. sự trao đổi không ngừng các chất cỏ sẵn trong tự nhiên một cách cơ học với quần xã sinh vật.
C. sự trao đổi, chuyển hoá liên tục vật chất giữa môi trường và quần xã sinh vật thông qua quá trình tổng họp và phân huỷ vật chất.
D. sự chu chuyển vật chất không ngừng xảy ra trong hệ sinh thái tạo thành một hệ tuần hoàn vật chất khép kín.
Câu 8: Một phân tử ADN ở sinh vật nhân thực, có tỉ lệ (A + T) / (G + X) = 1/4 thì tỉ lệ nuclêôtit loại A bằng
A.25%.
B. 10%.
C.40%.
D. 20%.
Câu 9: Ở một loài thực vật lưỡng bội có 10 nhóm gen liên kết, số NST có trong mỗi tế bào ở thể ba của loài đang ở kì giữa của nguyên phân là
A. 20
B. 18
C. 21.
D. 22
Câu 10: Kĩ thuật nào sau đây không thuộc công nghệ tế bào?
A. Chọn dòng tế bào xôma biến dị
B. Nuôi cấy tế bào thực vật
C. Tạo ADN tái tổ hợp
D. Nuôi cấy tế bào invitro
Câu 11: Ở một loài thực vật, trên NST số 2 có trình tự các gen phân bố theo thứ tự ABCDEGHIK. Sau đột biến, trình tự các gen trên NST số 2 này là ABHGEDCIK. Đột biến này thuộc dạng
A. mất đoạn NST.
B. chuyển đoạn giữa hai NST.
C. đảo đoạn NST.
D. lặp đoạn NST.
Câu 12: Dưới tác động của CLTN
A. tần số tương đối của các alen cổ lợi được tăng lên trong quần thể.
B. tần số tương đối của các alen có hại được tăng lên trong quần thể.
C. các cá thể có kiểu gen đồng hợp xuất hiện nhiều trong quần thể.
D. các cá thể có kiểu gen dị hợp xuất hiện nhiều trong quần thể.
Câu 13: Một nhóm tế bào sinh tinh trùng chỉ mang đột biến cấu trúc ở hai NST thuộc cặp số 2 và số 6. Biết rằng quá trình giảm phân xảy ra bình thường và không có trao đổi chéo. Tính theo lí thuyết, tỉ lệ loại giao tử không mang NST đột biến trong tổng số loại giao tử sinh ra là
A. 1/4
B. 1/8
C. 1/16
D. 1/2
Câu 14: Trong chu trình cacbon, CO2 trong tự nhiên từ môi trường ngoài vào cơ thể sinh vật nhờ quá trình nào?
A. Hô hấp của sinh vật.
B. Quang hợp của cây xanh.
C. Phân giải chất hữu cơ.
D. Khuếch tán.
Câu 15: Cho 2 cây lưỡng bội của một loài thực vật lai với nhau tạo ra các hợp tử F1, một trong các hợp tử này nguyên phân liên tiếp 3 đợt. Ở kì giữa của lần nguyên phân thứ ba, người ta đếm được 384 crômatit. số lượng NST trong hợp tử của loài thực vật trên là
A. 20.
B. 24.
C. 48.
D. 46.
Câu 16: Tính trạng màu hoa do 2 gen không alen A và B tương tác với nhau quy định, trong kiểu gen có cả A và B cho kiểu hình hoa đỏ, khi chỉ có mặt A hoặc B hay thiếu cả 2 cho kiểu hình hoa màu trắng. Tính trạng thân thấp do alen D, thân cao do alen d quy định. Các gen phân li độc lập. Tính theo lí thuyết, phép lai AaBbDd X aabbDd cho đời con có kiếu hình thân cao, hoa đỏ chiếm tì lệ
A. 6,25%.
B. 25%
C. 56,25%.
D. 18,75%.
Câu 17: Trong lịch sử tiến hoá, các bài xuất hiện sau thường có nhiều đặc điểm thích nghi hơn các loài xuất hiện trựớc đó vì.
A. các loài xuất hiện sau thường phức tạp hơn nhiều về mặt tổ chức cơ thể.
B. CLTN đã đào thải dần cấc dạng kém thích nghi, giữ lại các dạng thích nghi.
C. do vốn gen đa hình về di truyền giúp sinh vật thích nghi với điều kiện sống ngày càng phức tạp hơn.
D. đột biến và biến dị tổ hợp không ngừng phát sinh, CLTN không ngừng phát huy tác dụng làm cho các đặc điểm thích nghi liên tục được hoàn thiện qua lịch sử hình thành và phát triển của loài.
Câu 18: Ở đậu Hà Lan, xét tính trạng màu sắc và hình dạng hạt. Hạt vàng do alen A chi phối là trội hoàn toàn so với hạt xanh (a). Hạt trơn (B) là trội hoàn toàn so với hạt nhăn (b). Hai cặp gen này phân li độc lập. Cho giao phấn cây hạt vàng, trơn với cây hạt xanh, trơn thu được F1 phân li kiểu hình theo tỉ lệ 3 hạt vàng, trơn : 3 hạt xanh, trơn : 1 hạt vàng, nhăn : 1 hạt xanh, nhăn. Tỉ lệ hạt xanh, trơn đồng hợp tử, trong tổng số hạt xanh, trơn ở F1 là
A. 2/3
B. 1/4
C. 1/3
D. 1/2
Câu 19: Đặc trưng quan trọng nhất của vùng ánh sáng trong khu sinh học nước ngọt là
A. sự có mặt của tảo.
B. hàm lượng O2 cao.
C. nhiệt độ nước cao.
D. có nhiều chất hữu cơ hoà tan
Câu 20: Màu hoa của một loài thực vật có màu đỏ và trắng. Phép lai phân tích cây hoa đỏ thu được Fa phân li kiểu hình 1 đỏ : 3 trắng. Kết luận nào sau đây thoả mãn với sự di truyền màu sắc hoa của loài thực vật trên?
A. Sự di truyền của một cặp gen xác định tính trạng màu sắc hoa có 2 kiểu hình.
B. Màu sắc hoa là kết quả do tương tác gen theo kiểu bổ sung giữa 2 gen trội không alen.
C. Màu sắc hoa là kết quả của sự tương tác cộng gộp giữa các gen trội không alen.
D. Màu sắc hoa di truyền theo kiểu di truyền đa hiệu.
Câu 21: Các nhân tố nào sau đây chi phối quá trình tiến hoá nhỏ?
(1) Thường biến
(2) Đột biến
(3) Di - nhập gen
(4) Giao phối không ngẫu nhiên
(5) Giao phối ngẫu nhiên
(6) Các yếu tố ngẫu nhiên
A. (1), (2), (3), (5)
B. (1), (2), (4), (6)
C. (2), (3), (5), (6)
D. (2), (3), (4), (6)
Câu 22: Cho giao phối 2 dòng ruồi giấm thuần chủng thân xám, cánh dài với thân đen, cánh cụt, được F1 100% thân xám, cánh dài. Tiếp tục cho F2 giao phối với nhau thu được F2 có tỉ lệ 0,705 thân xám, cánh dài : 0,045 thân xám, cánh cụt : 0,045 thân đen, cánh đài: 0,205 thân đen, cánh cụt. Tần số hoán vị gen ở ruồi cái F1 là
A. 20,5 %
B. 4,5%
C. 9%
D. 18%
Câu 23: Trong một quần thể ngẫu phối của một loài động vật, xét một gen có 5 alen được kí hiệu A1, A2, A3, A4, A5 tồn tại trên NST thường. Nếu không có đột biến mới xảy ra thì số kiểu gen tối đa có trong quần thể là
A. 6.
B. 4
C. 15.
D, 10.
Câu 24: Ở chuột, lông đen A, lông trắng a, lông ngắn B, lông dài b, mồi gen quy định một tính trạng tồn tại trên 2 cặp NST thường khác nhau. Cho lai 2 nòi chuột thuần chủng lông đen, dài với lông trắng, ngắn, thu được F1 đồng loạt lông đen, ngắn. Đem F1 lai với cớ thể khác cho tỉ lệ kiểu hình ở F2 : 3 đen, ngắn : 3 đen, đài : 1 trắng, ngắn : 1 trắng, dài. F1 và cơ thể lai với F1 có kiểu gen là
A. F1 : AaBb x Aabb.
B. F1: AaBB x aaBb.
C. F1: AaBb x aaBb.
D. F1 : AaBb x aabb.
Câu 25: Một quần thể thực vật tự thụ phấn có tỉ lệ kiểu gen ở thế hệ P là 0,45BB : 0,30Bb: 0,25bb. Cho biết các cá thể có kiểu gen bb không có khả năng sinh sản tiếp. Nếu tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen thu được ở thế hệ F1 sẽ là
A. 0,525BB : 0,150Bb : 0,325bb.
B. 0,70BB : 0,20Bb : 0,10bb.
C. 0,360BB : 0,240Bb : 0,400bb.
D. 0,360BB : 0,48Bb : 0,16bb
Câu 26: Ở lúa, Alen A quy định tính trạng thân cao là trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp. Alen B quy định tính trạng chín sớm là trội hoàn toàn so với chín muộn b. Các gen tồn tại trên NST thường. Giao phấn các cây cao, chín sớm với nhau thu được F1 : 600 cây cao, chín muộn, 1204 cây cao, chín sớm : 601 cây thấp, chín sớm. Kiểu gen của các cây bố mẹ đem lai là
A. Ab/aB
B. AB/ab
C. AB/Ab
D. AB/aB
Câu 27: Theo Đacuyn, biến dị cá thể là
A. những biến dị di truyền được trong quá trình sinh sản.
B. bao gồm các đột biến và biến dị tổ họp.
C. những biến dị phát sinh trong quá trình sinh sản.
D. những sai khác giữa các cá thể trong loài.
Câu 28: Ở một loài thực vật, A quy định hạt dài trội hoàn toàn so với a (hạt tròn), B (chín sớm) là trội hoàn toàn so với b (chín muộn). Cho các cây dị hợp tử về 2 cặp gen có kiêu gen giống nhau tự thụ phấn thu được F1 8 000 cây trong đó có 320 cây hạt tròn, chín muộn. Biết rằng không có đột biến, hoán vị gen xảy ra ở cả 2 giới tính với tần số bằng nhau, số cây có kiểu hình hạt dài, chín sớm ở F1 bằng
A. 4320.
B. 480.
C. 3 840.
D. 2 000.
Câu 29: Giả sử có 5 sinh vật: cỏ, rắn, châu chấu, vi khuẩn và gà. Theo mối quan hệ dinh dưỡng thì trật tự nào sau đây là đúng để tạo thành một chuỗi thức ăn
A. Cỏ - châu chấu - rắn - gà - vi khuẩn.
B. Cỏ - vi khuẩn - châu chấu - gà - rắn.
C. Cỏ -châu chấu - gà - rắn - vi khuẩn.
D. Cỏ -rắn - gà - châu chấu - vi khuẩn.
Câu 30: Tạp giao bướm tằm đực sinh ra từ kén màu trắng, hình bầu dục với bướm tằm cái sinh ra từ kén màu vàng, hình dài, F1 thu được toàn kén trắng, hình dài. Cho bướm cái F1 sinh ra từ kén F1 tạp giao với bướm đực sinh ra từ kén màu vàng, hình bầu dục thu được 408 kén trắng, hình bầu dục : 410 kén vàng, hình dài.
Biết rằng mỗi cặp gen quy định một tính trạng, trội lặn hoàn toàn. Kiểu gen của con cái F1 và bướm đực đem lai với F1 là
A. con cái F1 dị hợp tử chéo, bướm đực đồng hợp tử lặn về 2 cặp gen không alen.
B. con cái F1 dị họp tử đều, bướm đực đồng hợp tử lặn về 2 cặp gen không alen.
C. con cái F1 dị hợp tử về 1 cặp gen, bướm đực đồng hợp tử lặn về 1 cặp gen.
D. con cái F1 dị hợp tử chéo, bướm đực đồng hợp tử trội về 1 cặp gen.
Câu 31: Một quần thể chồn đang ở trạng thái cân bằng di truyền có 10000 con. Trong đó có 4900 chồn lông vàng có kiểu gen AA, còn lại là chồn lông vàng Aa và chon lông trăng aa. cấu trúc di truyền cua quần thố chồn nói trên là
A. 0,42AA : 0,49Aa : 0,09aa.
B. 0,49AA : 0,21 Aa : 0,09aa.
C. 0,49 A A : 0,42 Aa : 0,09aa.
D 0,64AA : 0,25Aa : 0,01aa
Câu 32: Đem lai hai thứ lúa thuần chủng khác nhau về 2 cặp tính trạng tương phản, cây thân thấp, hạt dài với cây thân cao, hạt tròn được F1 đồng loạt thân cao, hạt tròn. Cho F1 tự thụ phấn thu được F2 : 5 896 thân cao, hạt tròn : 1 598 thân cao, hạt dài: 1 597 thân thấp, hạt tròn : 900 thân thấp, hạt dài. Hoán vị gen xảy ra ở bố mẹ với tần số như nhau. Tần số hoán vị gen trong trường hợp này là
A. 30%.
B. 40%.
C. 20%.
D. 18%.
Câu 33: Kiểu quan hệ có thể xảy ra giữa 2 loài cá cùng sống trong một hồ nước và có cùng thức ăn là quan hệ
A. cạnh tranh.
B. kí sinh.
C. vật ăn thịt và con mồi.
D. ức chế - cảm nhiễm.
Câu 34: Cá chép có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là: 2°C - 44°C, cá rô phi có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ là: 5,6°C - 42°C. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Cá chép có vùng phân bố về nhiệt độ rộng hơn cá rô phi do có giới hạn dưới thấp.
B. Cá chép có vùng phân bố về nhiệt độ rộng hơn cá rô phi do có giới hạn chịu nhiệt rộng hơn.
C. Cá rô phi có vùng phân bố về nhiệt độ rộng hơn cá chép do có giới hạn trên thấp hơn.
D. Cá rô phi có vùng phân bố về nhiệt độ rộng hơn cá chép do có giới hạn dưới cao hơn.
Câu 35: Gen xác định nhóm máu có 3 alen IA, IB, Io tạo nên 4 nhóm máu A, B, AB, O. Một gia đình có hai anh em sinh đôi cùng trứng. Vợ của người anh có nhóm máu A, 2 con sinh ra của họ một người có nhóm máu B và một người có nhóm máu AB. Vợ của người em có nhóm máu B, 2 con của họ một người có nhóm máu A và một người có nhóm máu AB. Kiểu gen của 2 anh em sinh đôi cùng trứng, kiểu gen của vợ người anh và kiểu gen của vợ người em lần lượt là
A. IAIB,IAI°,IBI°
B. IAIA,IBI0,IAI°
C. IAI°, IBI°, IAIB.
D. IAIB, IBI°, I°I°.
Câu 36: Hai nhân tố khí hậu chi phối nhiều hơn đến sự phân bố của sinh vật trên Trái Đất là
A. nước và gió.
B. nước và nhiệt độ.
C. nhiệt độ và ánh sáng.
D. ánh sáng và sự cạnh tranh các loài.
Câu 37: Xét tính trạng nhóm máu ABO ở người được chi phổi bởi 3 alen IA,IB, IO tồn tại trên NST thường ; tính trạng máu khó đông do alen d tồn tại ở đoạn không tương đồng trên X, D quy định máu đông bình thường, số kiểu gen có thể có về 2 tính trạng và số kiểu giao phối ngẫu nhiên về kiểu gen xuất hiện tối đa trong quần thể người trên lần lượt là
A. 30; 216
B. 18; 216
C. 18 ; 171
D. 12 ; 78
Câu 38: Dáng cách li đánh dấu sự hình thành loài mới là
A. cách li địa lí và cách li sinh thái.
B. cách li sinh sản và cách li di truyền.
C. cách li địa lí và cách li môi trường sống.
D. cách li sinh cảnh và cách li sinh thái
Câu 39: Hiện tượng khống chế sinh học có ý nghĩa gì trong quần xã?
A. Dần đến trạng thái cân bằng sinh học.
B. Làm tăng mối quan hệ giữa các loài.
C. Phá vỡ trạng thái cân bằng sinh học.
D. Làm giảm mối quan hệ giữa các loài.
Câu 40: Ý nghĩa của chu trình sinh địa hoá là
A. duy trì sự cân bằng vật chất trong cơ thể sinh vật.
B. duy trì sự cân bằng vật chất trong quần thể.
C. duy trì sự cân bằng vật chất trong hệ sinh thái.
D. duy trì sự cân bằng vật chất trong môi trường giữa các nhân tố sinh thái.
2. Đáp án câu hỏi trắc nghiệm ôn thi Đại học môn Sinh học
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 | 9 | 10 |
Đáp án | C | B | A | D | D | B | C | B | C | C |
Câu | 11 | 12 | 13 | 14 | 15 | 16 | 17 | 18 | 19 | 20 |
Đáp án | C | A | A | B | C | A | D | C | A | B |
Câu | 21 | 22 | 23 | 24 | 25 | 26 | 27 | 28 | 29 | 30 |
Đáp án | D | D | C | A | B | A | D | A | C | A |
Câu | 31 | 32 | 33 | 34 | 35 | 36 | 37 | 38 | 39 | 40 |
Đáp án | C | B | A | B | A | B | A | B | A | C |
3. Hướng dẫn giải câu hỏi trắc nghiệm ôn thi Đại học môn Sinh học
Câu 6:
Dựa vào giả thiết và theo NTBS ta có A1 = T1, G1 = 2T1, X1 = 3T1.
Mà A = A1 + T1 = 2T1, G = X1 + G1= 5T1 → 2A + 3G = 2.2T1 + 3.5T1 = 2128
T1 = 112 → A = 224.
Câu 13:
Mỗi cặp NST chỉ mang đột biến cấu trúc ở một trong hai NST → ở mỗi cặp tần số giao tử không mang NST đột biến là 1/2. Tính chung cả 2 cặp, tỉ lệ giao tử không mang đột biến là 1/2.1/2 = 1/4.
Câu 15:
Ở kì giữa của lần phân chia thứ ba có 4 tế bào, các NST tồn tại ở trạng thái kép, mỗi NST có 2 cromatit → 4.2n.2 = 384 → 2n = 48 → n = 24.
Câu 16:
Tính trạng màu hoa : A-B- : hoa đỏ; aaB-, A-bb , aabb : hoa trắng . P AaBbDd x aabbDd cho đời con có tỉ lệ cao, đỏ = 1/4A-B-.1/4dd = 1/16 = 6,25%.
Câu 18:
Ở F1, xét tính trạng màu sắc hạt : vàng/xanh = 1/1 → P : Aa x aa. Tính trạng hình dạng hạt : trơn/nhăn = 3/1 → P : Bb x Bb → P là : AaBb x aaBb. Ở F1 tỉ lệ cây xanh, trơn đồng hợp (aaBB) = 1/2.1/4 = 1/8. Tỉ lệ cây xanh trơn (aaB-) = 1/2.3/4 = 3/8 . Tỉ lệ cây aaBB/aaB- = 1/8:3/8 : 1/3.
Câu 20:
Tỉ lệ kiếu hình ở Fa là 3 :1, tạo nên 4 tổ hợp gen, cây hoa đỏ dị hợp tử về 2 cặp gen không alen, đây là kiểu tương tác bổ sung giữa 2 gen trội không alen. Thiếu mặt một trong 2 gen trội, hoặc thiếu cả 2 gen trội không alen tạo nên hoa trắng.
Câu 23:
Số kiểu gen tối đa có trong quần thể là (1+5).5/2= 15 kiểu gen.
Câu 24:
Tỉ lệ kiều hình màu sắc lông F2 : 3 đen : 1 trắng F1 : Aa x Aa. Tỉ lệ kiểu hình độ dài lông F2 : 1 dài: 1 ngán → F1 : Bb x bb. Xét cả 2 tính trạng có tỉ lệ 3 :3 : 1 : 1 → F1: AaBb x Aabb.
Câu 25:
Vì bb không có khả năng sinh sản → tỉ lệ các kiêu gen có khả năng sinh sản ở p là 0,45/0,75BB và 0,3/0,75Bb → 0,6BB và 0,4Bb → ở F1 tỉ lệ Bb = 0,4.1/2 = 0,2 ; BB = 0,6 + (0,4 - 0,2)/2 = 0,7 → bb = 0,1 → F1 : 0,7BB + 0,2Bb + 0,lbb.
Câu 28:
Ở F1, hạt tròn, chín muộn aabb = 320/8000 = 0,04 → hạt dài, chín sớm A-B-= 0,5 + 0,04 = 0,54 → số cây hạt dài, chín sớm = 0,54. 8 000 = 4 320.
Câu 30:
P : trắng, bầu x vàng, dài → F1 trắng, dài → trắng (A), dài (B) trội so với vàng (a), bầu (b) → Con cái F1 : AaBb ; bướm đực vàng, bàu đem lai với F1 là aabb kiều hình Fa : 1 trắng, bầu (A-bb) : 1 vàng, dài (aaB-) → 2 cặp gen liên kết hoàn toàn → cái F1 là Ab//aB.
Câu 32:
F1 100% cao, tròn → Cao (A), tròn (B) trội hoàn toàn so với thấp (a), dài (b). ở F1: thấp, dài (aabb) = 900/9991 ≈0,09 → ab = 0,3 → f = 0,4.
Mời các bạn tham khảo thêm các bài viết dưới đây của chúng tôi:
- Ôn thi Đại học môn Sinh học có đáp án - Đề số 10
- Ôn thi Đại học môn Sinh học có đáp án - Đề số 11
- Ôn thi Đại học môn Sinh học có đáp án - Đề số 12
- Ôn thi Đại học môn Sinh học có đáp án - Đề số 13
- Ôn thi Đại học môn Sinh học có đáp án - Đề số 14
- Ôn thi Đại học môn Sinh học có đáp án - Đề số 15
- Ôn thi Đại học môn Sinh học có đáp án - Đề số 16
Trên đây VnDoc đã giới thiệu tới các bạn Ôn thi Đại học môn Sinh học có đáp án - Đề số 17. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu Giải bài tập Toán lớp 12, Giải bài tập Hóa học lớp 12, Giải bài tập Vật Lí 12, Tài liệu học tập lớp 12 mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.