Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Phân tích hình tượng người chiến sĩ cách mạng trong Đập đá ở Côn Lôn

Văn mẫu lớp 8: Phân tích hình tượng người chiến sĩ cách mạng trong Đập đá ở Côn Lôn dưới đây được VnDoc sưu tầm và giới thiệu nhằm giúp các em học sinh và phụ huynh tham khảo các bài Ngữ văn 8 nhằm củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Hình tượng người chiến sĩ cách mạng trong Đập đá ở Côn Lôn

Phan Châu Trinh (1872-1926) quê ở Quảng Nam đỗ Phó bảng. Cụ là một chiến sĩ yêu nước, một nhà cách mạng lỗi lạc của nước ta. Cụ là chiến sĩ tiên phong nêu cao ngọn cờ dân chủ, chống phong kiến thực dân, giải phóng dân tộc. Thơ văn của cụ vừa đanh thép hùng biện vừa thắm thiết trữ tình.

Năm 1908 phong trào chống sưu thuế của nhân dân ta ở Trung Kì nổ ra dữ dội, bị thực dân Pháp đàn áp dã man. Nhiều sĩ phu yêu nước bị giặc Pháp bắn giết, tù đày. Phan Châu Trinh đã bị cầm tù, bị đày ra Côn Lôn. Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn được cụ viết khi làm lao động khổ sai trên Côn Đảo.

Mượn chuyện đập đá của lũ khổ sai trên đảo Côn Lôn, tác giả bày tỏ khí phách ngang tàng, coi thường mọi gian nan thử thách, luôn giữ vững niềm tin và ý chí chiến đấu kiên cường bất khuất của người chiến sĩ yêu nước:

“Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn,

Lừng lẫy làm cho lở núi non.

Xách búa đánh tan năm bảy đống,

Ra tay đập bể mấy trăm hòn.

Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,

Mưa nắng càng bền dạ sắt son.

Những kẻ vá trời khi lỡ bước,

Gian nan chi kể sự con con”

Hai câu đề thể hiện một tư thế ngang tàng của một đấng nam nhi, không phải sống trong cảnh “khom lưng quỳ gối” ở chốn quan trường, mà là “đứng giữa đất Côn Lôn “, một nhà tù, một địa ngục. Đầu đội trời, chân đạp đất, tai nghe sóng vỗ suốt đêm ngày. “Lừng lẫy” nghĩa là vang động, chấn động. Công việc đập đá, công việc lao động khổ sai là một thử thách vô cùng nặng nề, nhưng đối với kẻ làm trai càng thể hiện khí phách, uy dũng của mình: “Lừng lẫy làm cho lở núi non”.

đập đá ở côn lônMột khẩu khí mạnh mẽ, một lối nói khoa trương đầy ấn tượng về chí nam nhi: sẵn sàng chấp nhận thử thách, sống ngang tàng hiên ngang. Câu thực đối nhau. Nghĩa đen ghi lại công việc đập đá khổ sai. Công cụ lao động là “búa” và “tay”’, hành động mạnh mẽ là “đánh tan” và “đập bể”. Không phải là hòn đá nhỏ mà là “năm bảy đống” và “mấy trăm hòn”. Hai câu 3, 4 mang hàm nghĩa sâu sắc, thể hiện một quyết tâm sắt đá, một chí khí hào hùng, không nao núng, không lùi bước trước mọi gian khổ hy sinh. Câu thơ tưởng như chất chứa, nung nấu bao uất hận căm thù muốn “đánh tan”, muốn “đập bể” mọi kẻ thù, mọi thử thách:

“Xách búa đánh tan năm bảy đống,

Ra tay đập bể mấy trăm hòn.”

Hai câu luận đối nhau. Tác giả sử dụng hình ảnh tượng trưng và ẩn dụ rất đặc sắc. “Tháng ngày” chỉ thời gian bị tù đày, bị khổ sai kéo dài; “mưa nắng” tượng trưng cho gian khổ. gian nan, cho mọi nhục hình, đày đọa. Trước những thử thách ghê gớm ấy, người chiến sĩ “bao quản” chí khí. “Thân sành sỏi”, “dạ sắt son” là hai ẩn dụ nói lên chí khí bền vững, lòng son sắt thủy chung đối với nước với dân của một đấng nam nhi. có chí lớn, của một kẻ sĩ chân chính: “Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất”. Cũng như lửa thử vàng, gian nan thử sức, ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong, Phan Châu Trinh đã khẳng định cốt cách và tâm thế của mình. Câu thơ vang lên như một lời thề:

Tháng ngày bao quản thân sành sỏi,

Mưa nắng chi sờn dạ sắt son.”

Hai câu kết mượn sự tích “vá trời” của bà Nữ Oa trong thần thoại Trung Hoa để nói lên chí lớn làm cách mạng, cứu nước cứu dân. Dù “có lỡ bước” có gặp khó khăn, có tạm thời thất bại, dù có nếm trải gian nan cay đắng tù đày thì với nhà chí sĩ chân chính việc “con con” ấy không đáng kể, không đáng nói, không đáng quan tâm. Tác giả sử dụng thủ pháp tương phản (gian nan >< việc con con), dùng cách nói khoa trương (những kẻ vá trời) để biểu thị dũng khí hiên ngang, tinh thần lạc quan trước cảnh tù đày:

Những kẻ vá trời khi lỡ bước,

Gian nan chi kể việc con con.”

Đập đá ở Côn Lôn bài thất ngôn bát cú Đường luật rất đặc sắc độc đáo. Ngôn ngữ hàm súc. Kết hợp tả thực với tượng trưng, sử dụng ẩn dụ với biện pháp nghệ thuật khoa trương, tác giả đã sáng tạo nên những vần thơ đẹp bày tỏ một tư thế ngang tàng, một khí phách hiên ngang, một tấm lòng son sắt thủy chung với nước, với dân, với sự nghiệp cách mạng của người chiến sĩ vĩ đại. Bài thơ Đập đá ở Côn Lôn là một bài ca yêu nước của một sĩ phu anh hùng làm ta tôn kính và ngưỡng mộ.

Trên đây VnDoc đã tổng hợp các bài văn mẫu lớp 8: Phân tích hình tượng người chiến sĩ cách mạng trong Đập đá ở Côn Lôn cho các bạn tham khảo ý tưởng khi viết bài. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 8 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 8 và biết cách soạn bài lớp 8 các Tác giả - tác phẩm Ngữ văn 8 trong sách Văn tập 1 và tập 2. Mời các em học sinh, các thầy cô cùng các bậc phụ huynh tham khảo.

Các bài liên quan đến tác phẩm:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Chọn file muốn tải về:
Chỉ thành viên VnDoc PRO tải được nội dung này!
79.000 / tháng
Đặc quyền các gói Thành viên
PRO
Phổ biến nhất
PRO+
Tải tài liệu Cao cấp 1 Lớp
Tải tài liệu Trả phí + Miễn phí
Xem nội dung bài viết
Trải nghiệm Không quảng cáo
Làm bài trắc nghiệm không giới hạn
Mua cả năm Tiết kiệm tới 48%
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 8 Sách mới

    Xem thêm