Sơ đồ tư duy Tự tình 2
Ngữ văn 11: Sơ đồ tư duy Tự tình 2
VnDoc mời các bạn học sinh tham khảo tài liệu Sơ đồ tư duy Tự tình 2, chắc chắn bộ tài liệu sẽ là nguồn thông tin hữu ích để giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học một cách dễ dàng hơn. Mời thầy cô và các bạn học sinh cùng tham khảo.
- Soạn bài lớp 11: Tự tình
- Trắc nghiệm Ngữ văn 11 bài 5: Tự Tình 2
- Văn mẫu lớp 11: Phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bài thơ Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương
- Hình tượng người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ qua Tự Tình II và Thương vợ
Sơ đồ tư duy Tự tình 2 vừa được VnDoc.com sưu tập và xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo. Bài viết được tổng hợp gồm có 2 mẫu sơ đồ tư duy bài Tự tình 2 của Hồ Xuân Hương. Qua bài viết các bạn có thể nắm được nội dung bài học một cách nhanh và dễ hiểu nhất. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây.
I. Khái quát về tác giả Hồ Xuân Hương và bài thơ Tự tình II
1. Tiểu sử tác giả Hồ Xuân Hương
Theo các tài liệu lưu truyền, Hồ Xuân Hương (chưa rõ năm sinh năm mất) quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An nhưng sống chủ yếu ở kinh thành Thăng Long. Nữ sĩ có một ngôi nhà riêng ở gần Hồ Tây (Hà Nội bây giờ) lấy tên là Cổ Nguyệt Đường.
Cuộc đời Hồ Xuân Hương lận đận, nhiều nỗi éo le ngang trái: hai lần lấy chồng nhưng đề là lẽ, để đến cuối cùng vẫn sống một mình, cô độc.
Hồ Xuân Hương đi nhiều nơi và thân thiết với nhiều danh sĩ, có người nổi tiếng như Nguyễn Du…
2. Sự nghiệp văn chương của Hồ Xuân Hương
Hồ Xuân Hương từng được mệnh danh là “Bà Chúa Thơ Nôm”.
Sáng tác của Hồ Xuân Hương gồm cả chữ Hán và chữ Nôm. Theo giới nghiên cứu, hiện có khoảng trên dưới 40 bài thơ Nôm tương truyền là của Hồ Xuân Hương. Nổi bật trong sáng tác thơ Nôm Hồ Xuân Hương là tiếng nói thương cảm đối với người phụ nữ, là sự khẳng định, đề cao vẻ đẹp và khát vọng của họ.
Nữ thi sĩ còn có tập thơ Lưu hương kí (phát hiện năm 1964) gồm 24 bài chữ Hán và 26 bài chữ Nôm.
Trong lịch sử văn học Việt Nam, Hồ Xuân Hương là hiện tượng rất độc đáo: nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ, trào phúng mà trữ tình, đậm đà chất văn học dân gian từ đề tài, cảm hứng, đến ngôn ngữ, hình tượng.
3. Chủ đề và nội dung bài thơ Tự tình II
- Chủ đề: “Bài thơ nêu lên một nghịch đối: duyên phận muộn màng, lỡ dở của tác giả. Nghịch đối này dẫn đến tâm trạng vừa buồn vừa tủi vừa phẫn uất.
- Nội dung: Bài thơ là nỗi thương mình trong cô đơn lẽ mọn, khao khát hạnh phúc, tuổi xuân. Đồng thời thể hiện thái độ bứt phá, vùng vẫy, muốn thoát ra khỏi cảnh ngộ, muốn vươn lên giành hạnh phúc nhưng vẫn rơi vào bi kịch. Bài thơ cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc và tài năng độc đáo của bà.
II. Sơ đồ tư duy Tự tình 2
1. Học tốt Ngữ văn 11: Sơ đồ tư duy Tự tình 2 mẫu 1
Tự tình II
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn,
Trơ cái hồng nhan với nước non.
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh,
Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn,
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám.
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn.
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại,
Mảnh tình san sẻ tí con con!
Giá trị nội dung
- Bài thơ nói lên bi kịch tình yêu, gia đình của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Đồng thời đó là tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước duyên phận éo le và cuộc sống, số phận cay đắng của họ, dù đã gắng gượng vương lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch của cuộc đời.
- Bài thơ cũng cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc - những điều vô cùng giản đơn, bình dị nhưng lại là khao khát, niềm mơ ước cả cuộc đời của Hồ Xuân Hương nói riêng, của tất cả những người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung
Giá trị nghệ thuật
- Tác giả đã vận dụng sáng tạo thể thơ thất ngôn bát cú Đường Luật với ngôn ngữ tiếng Việt nhưng không làm mất đi giá trị của thể thơ mà trái lại nó còn mang đến cho thể thơ cổ điển ấy một vẻ đẹp mới, gần gũi, thân thuộc hơn với người Việt
- Sử dụng từ ngữ giản dị mà đặc sắc với những động từ mạnh (xiên ngang mặt đất/đâm toạc chân mây), từ láy tượng thanh đã thể hiện khao khát đến cháy bỏng và sự nổi loạn trong tâm hồn của Hồ Xuân Hương
- Sử dụng những hình ảnh giàu sức gợi (trăng khuyết chưa tròn, rêu từng đám, đá mấy hòn,...) để diễn tả các cung bậc cảm xúc, sự tinh tế, phong phú trong tâm trạng của người phụ nữ khi nghĩ đến thân phận của mình.
Tự tình II, tác phẩm nói lên những nỗi niềm của Hồ Xuân Hương một người phụ nữ tài sắc vẹn toàn nhưng số phận lại hẩm hiu với những nỗi bất hạnh của một người đi làm lẽ và đó đã trở thành nỗi niềm cho cả xã hội cho tất cả những người phụ nữ muốn đấu tranh để dành lành quyền bình đẳng trong xã hội xưa nhưng tất cả đề là vô vọng.
2. Sơ đồ tư duy Tự tình 2 mẫu 2
Một số nội dung trong Sơ đồ tư duy Tự Tình- Phần luận:
Rêu
+ Mềm mỏng, yếu đuối
+ Sức mạnh xiên ngang mặt đất
+ Tâm trạng phản kháng
Đá
+ Khát vọng sống
+ Nhỏ bé, muốn vươn lên
Phần kết:
Chán trường, bất mãn:
+ Mùa xuân trở lại <=> tuổi xuân ra đi
+ Mùa xuân tuần hoàn
Buông xuôi, tuyệt vọng
+ Mảnh tình bé
+ Thân phận làm lẽ
+ Hạnh phúc quá hẹp
+ Khao khát hạnh phúc
-----------------------------------
Trên đây VnDoc.com đã giới thiệu tới bạn đọc tài liệu: Sơ đồ tư duy Tự tình 2. Mong rằng qua đây bạn đọc có thể học tập tốt hơn môn Ngữ văn 11. Để có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc xin giới thiệu tới các bạn học sinh tài liệu đề thi học kì 1 lớp 11, Thi thpt Quốc gia môn Toán, Thi thpt Quốc gia môn Văn, đề thi học kì 2 lớp 11, Thi thpt Quốc gia môn Lịch sử mà VnDoc tổng hợp và đăng tải.
Mời bạn đọc cùng tham gia nhóm Tài liệu học tập lớp 11 để có thêm tài liệu học tập nhé