Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

So sánh hình ảnh buổi chiều và cảm xúc của chủ thể trữ tình trong bài Mộ của Hồ Chí Minh và khổ cuối bài Tràng giang của Huy Cận

Văn mẫu lớp 12: So sánh hình ảnh buổi chiều và cảm xúc của chủ thể trữ tình trong bài Mộ của Hồ Chí Minh và khổ cuối bài Tràng giang của Huy Cận được VnDoc.com tổng hợp và sưu tầm gồm các bài văn mẫu lớp 12 hay dành cho các em học sinh tham khảo, củng cố kỹ năng cần thiết cho bài kiểm tra viết môn Ngữ văn 12 sắp tới đây của mình. Mời các em học sinh cùng tham khảo.

Phân tích hình ảnh buổi chiều và cảm xúc của chủ thể trữ tình trong bài Mộ và khổ cuối bài Tràng giang

Bài thơ Chiều tối (Mộ) của Hồ Chí Minh và Tràng giang của nhà thơ Huy Cận là hai bài thơ nổi tiếng của nền thi ca Việt Nam. Trong đó, hình ảnh buổi chiều tà được hai tác giả phác họa lên với cái nhìn tinh tế, sâu sắc, thể hiện tâm trạng đau đáu nhưng lại gợi lên một niềm tin phơi phới vào tương lai.

Trong cả hai bài thơ đều xuất hiện hình ảnh cánh chim chiều, sự vội vã đi tìm chốn ngủ, chốn nghỉ ngơi của những chú chim sau một ngày tìm kiếm thức ăn, sau những vội vã của cuộc sống mưu sinh vất vả. Những chú chim bất ngờ nhận ra rằng bóng tối đang ập đến.

Những chòm mây, ánh sao bắt đầu xuất hiện, hình ảnh mặt trời xuống núi gợi lên trong lòng hai tác giả Hồ Chí Minh và Huy Cận những tâm trạng bồi hồi, xót xa, một nỗi buồn vương man mác không biết bày tỏ cùng ai.

Trong hai bài thơ hình ảnh những đám mây gợi lên cho con người ta sự nhẹ nhàng, thoát tục đưa con người đến cõi hư vô. Những áng mây chiều trong thơ của chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành nguồn cảm hứng quen thuộc với người đọc. Nó là tôn lên sự bình lặng yên ả của bầu trời, sự thanh thản nhưng cô quạnh của một buổi chiều khi nắng vàng dần tắt.

Những câu thơ tả cảnh nhưng chứa đựng nhiều ngụ ý trong đó. Những cánh chim mệt mỏi, vội vã đi tìm sự bình yên sau một ngày mệt mỏi. Hình ảnh người tù chính trị bị giải đi qua khắp núi non, hiểm trở với gông cùm xiềng xích cũng giống như chú chim kia cần một sự nghỉ ngơi.

Trong cảnh lao tù mất tự do, bị xiềng xích nhưng tác giả Hồ Chí Minh vẫn vượt lên nỗi đau của thể xác để cảm nhận sự tươi đẹp sinh động của thiên nhiên, thể hiện tâm hồn người vô cùng tinh tế. Điều này không chỉ thể hiện tình yêu thiên của Bác mà còn cho thấy nghị lực phi thường trong tâm hồn của Bác. Dù hoàn cảnh nào thì Bác vẫn luôn bình tĩnh và tự tin yêu đời.

Qua cách nhìn, quan sát của tác giả ta thấy được sự kiên cường chất thép trong thơ của Bác, phong thái, khí phách vô cùng ung dung thể hiện bản lĩnh của một người lãnh đạo của nhà nước ta.

Trong bài thơ Mộ của Bác thì hai dòng thơ đầu thể hiện về những chú chim đang vội vã trở về tổ ấm của mình, cho chúng ta thấy cảnh núi rừng hoang sơ

Chim vội về rừng tìm chốn ngủ

Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không

Còn trong hai câu thơ đầu của bài thơ Tràng giang, tác giả Huy Cận đã nói lên về nỗi buồn của những con sóng của mặt nước mênh mông

Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp

Con thuyền xuôi mái nước song song

Trong hai câu thơ này hình ảnh mặt nước, dòng sông gợi lên trong lòng người cảm giác buồn da diết thể hiện sự thê lương của tác giả. Điệp điệp, song song, là hai cặp từ láy làm cho câu thơ trở nên sinh động, gợi tính nhạc và chất trữ tình sâu sắc.

Tuy nhiên, trong bài thơ Mộ nỗi buồn của tác giả Hồ Chí Minh là nỗi buồn của một nhà cách mạng yêu nước, nỗi buồn khi phải chịu cảnh tù đày vô cớ. Tác giả muốn được trở về quê hương, lãnh đạo sự nghiệp giải phóng dân tộc của nước nhà. Nỗi buồn khi người dân lao động vẫn phải chịu cảnh lầm than nô lệ.

Trong bài thơ Mộ tới cuối bài tác giả Hồ Chí Minh đã tìm thấy nguồn con đường ánh sáng của mình. Hình ảnh bếp than Hồng gợi lên một sự ấm áp cho con người, gợi lên tương lai, niềm tin của tác giả vào con đường mà mình đã lựa chọn

Còn trong bài thơ Tràng giang của Huy Cận ta tìm thấy nỗi buồn, một nỗi buồn mênh mông nhưng không có niềm vui, con người trong bài thơ này không tìm ra phương hướng cho chính bản thân mình.

Hai bài thơ giống nhau là do tư chất nghệ sĩ của hai tác giả, nhưng sự khác nhau là một người có khí phách, phương hướng lý tưởng sống của một nhà cách mạng, tìm thấy con đường lý tưởng mà mình đã chọn. Còn một người thì vẫn đang trên con đường tìm lý tưởng sống của mình và chưa biết nên đi theo hướng nào cho phù hợp.

Trong sự kết hợp hài hòa tinh tế của mình bức tranh chiều tối của tác giả Hồ Chí Minh về vùng rừng núi heo hút đã mang đậm chất thơ Đường thể hiện nỗi buồn của một người tù yêu nước, nhớ quê hương da diết. Hình ảnh người con gái xay ngô tối bên bếp than rực hồng thể hiện cảnh sinh hoạt, sự ấm áp trong bài thơ của tác giả.

Bài thơ Mộ là một bài thơ hay thể hiện việc sử dụng ngôn ngữ vô cùng sinh động, tài tình của tác giả Hồ Chí Minh, thể hiện một phong cách văn học đậm chất trữ tình nhưng có chất thép, khí phách kiên cường trong thơ của Hồ Chí Minh.

Trên đây VnDoc hướng dẫn các bạn học tốt bài Văn mẫu lớp 12: So sánh hình ảnh buổi chiều và cảm xúc của chủ thể trữ tình trong bài Mộ của Hồ Chí Minh và khổ cuối bài Tràng giang của Huy Cận. Ngoài ra các bạn có thể xem thêm chuyên mục Soạn văn 12 mà VnDoc đã chuẩn bị để học tốt hơn môn Ngữ văn lớp 12 và biết cách soạn bài lớp 12 và các Tác giả - Tác phẩm Ngữ Văn 12 trong sách Văn tập 1 và tập 2, mời các bạn tham khảo.

Các bài liên quan đến tác phẩm:

Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Gợi ý cho bạn

    Xem thêm
    🖼️

    Văn mẫu lớp 12

    Xem thêm