Soạn bài Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống siêu ngắn
Soạn bài Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống siêu ngắn được VnDoc sưu tầm và đăng tải nằm trong mục lục soạn văn 9 siêu ngắn. Bài soạn văn này giúp các bạn trả lời các câu hỏi trong bài, đồng thời rút ngắn thời gian soạn bài học tốt Ngữ văn lớp 9. Mời các bạn tải về tham khảo
Soạn bài Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống siêu ngắn
I. Đề bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
a. Các đề bài đã đưa ra có điểm giống nhau là:
- Những sự việc, hiện tượng tốt thì ca ngợi, biểu dương; những sự việc, hiện tượng không tốt thì phê phán, nhắc nhở.
- Các đề thường có mệnh lệnh làm bài: Nêu nhận xét, nêu ý kiến, trình bày suy nghĩ
b. Đề bài tương tự:
- Hiện nay trên đường phố có nhiều thanh niên điều khiển xe máy thường lạng lách đánh võng, gây ra nhiều tai nạn thương tiếc. Bạn có nhận xét gì và suy nghĩ gì về hiện tượng trên
- Nghiện hút thuốc ma túy không chỉ làm khánh kiệt tài sản, thoái hóa nòi giống mà còn là nguyên nhân dẫn đến các tệ nạn xã hội. Bạn có nhận xét và suy nghĩ gì trước hiểm họa ma túy đối với cộng đồng.
II. Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng, đời sống
Câu 1 (trang 23 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Tìm hiểu đề và tìm ý
a,
- Đề thuộc loại nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống
- Đề nêu hiện tượng người tốt việc tốt. Cụ thể là tấm gương bạn Phạm Văn Nghĩa ham học, chăm làm, biết vận dụng kiến thức vào thực tế đời sống có hiệu quả.
- Đề yêu cầu “nêu suy nghĩ của mình về hiện tượng ấy”
b,
- Những việc làm của Nghĩa cho bạn ấy là một người có ý thức sống tốt và cao đẹp.
- Thành đoàn TPHCM phát động phong trào học tập bạn Nghĩa vì:
+ Nghĩa là người biết thương mẹ, giúp đỡ mẹ trong việc đồng áng.
+ Nghĩa biết kết hợp giữa học với hành.
+ Nghĩa là người biết sáng tạo (làm cái tời để mẹ kéo nước đỡ mệt).
+ Học tập Nghĩa là học cách thương mẹ, học lao động, học vận dụng những kiến thức vào cuộc sống.
- Nghĩa làm những việc đó hết sức giản dị, không khó. Nếu mọi người đều làm được như bạn Nghĩa thì đời sống sẽ tốt đẹp, tràn ngập tình yêu thương, không có tội phạm, thói hư tật xấu trong xã hội
Câu 2 (trang 23 Ngữ Văn lớp 9 Tập 2): Lập dàn bài
- Mở bài: Giới thiệu hiện tượng Phạm Văn Nghĩa. Nêu tóm tắt ý nghĩa tấm gương của Nghĩa
- Thân bài:
+ Phân tích ý nghĩa việc làm của Nghĩa
+ Đánh giá việc làm của Nghĩa
+ Nêu ý nghĩa việc phát động phong trào học tập Phạm Văn Nghĩa
- Kết bài: Rút ra bài học cho bản thân
III, Luyện tập
Mở bài: Giới thiệu về nhân vật Nguyễn Hiền (thời đại, gia cảnh...)
Thân bài:
- Con người và thái độ học tập: Nhà nghèo, không được đến trường mà vẫn học giỏi, ông rất quý trọng việc học.
- Có ý thức tự trọng về bản thân trước kẻ quyền thế, tối cao.
Kết bài: Nguyễn Hiền là một tấm gương “khổ luyện thành tài” và có lòng tự trọng.
Dàn ý suy nghĩ của em về hiện tượng của Phạm Văn Nghĩa
1. Mở bài
Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: hiện tượng của Phạm Văn Nghĩa.
Học sinh lựa chọn cách dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào khả năng của mình.
2. Thân bài
a. Khái quát chung về nhân vật Phạm Văn Nghĩa
Nghĩa là một người con biết thương mẹ, có tấm lòng hiếu thảo vì bạn thường xuyên ra đồng giúp mẹ trồng trọt.
Không chỉ dừng lại ở sự hiếu thảo, Nghĩa còn là một cậu bé ham học và biết vận dụng lí thuyết vào thực tiễn: bạn đã lai tạo thành công giống bắp mới và cho năng suất vượt trội.
Nghĩa còn là người có óc sáng tạo khi bạn biết làm cái tời cho mẹ kéo nước đỡ mệt.
b. Nguyên nhân của thành quả
Thành quả mà Nghĩa đạt được đều xuất phát từ ý thức sống có ích, vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn của bạn.
Ý thức học tập, tinh thần ham học hỏi, óc sáng tạo khi áp dụng lí thuyết vào thực tiễn.
c. Ý nghĩa từ nhân vật Phạm Văn Nghĩa
Nghĩa không chỉ giúp cho cuộc sống của gia đình mình trở nên tốt đẹp hơn mà còn là tấm gương sáng để các bạn học sinh học tập và noi theo.
Thành quả mà Nghĩa tạo ra có thể áp dụng vào thực tiễn và cho ra năng suất hiệu quả cho mọi người.
Nghĩa đã góp phần làm cho cuộc sống và xã hội tốt hơn.
d. Phản đề
Trong cuộc sống vẫn còn nhiều bạn học sinh ỷ lại, không có ý thức vươn lên trong cuộc sống, chưa chủ động trong học tập và định hướng tương lai cho bản thân mình,… những người này cần phải thay đổi tư tưởng và sống tốt hơn.
3. Kết bài
Khái quát lại vấn đề cần nghị luận: hiện tượng Phạm Văn Nghĩa đồng thời rút ra bài học và liên hệ bản thân mình.
VnDoc đã hướng dẫn các bạn Soạn bài Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống siêu ngắn, sẽ là tài liệu hay nhằm hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài, nắm chắc kiến thức Ngữ văn lớp 9. Chúc các bạn học tốt, mời các bạn cùng tham khảo
............................................
Ngoài Soạn bài Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống siêu ngắn. Mời các bạn học sinh còn có thể tham khảo thêm Soạn văn 9, soạn bài 9, Soạn văn 9 VNEN hoặc đề thi học kì 1 lớp 9, đề thi học kì 2 lớp 9 các môn Toán, Văn, Anh, Lý, Địa, Sinh mà chúng tôi đã sưu tầm và chọn lọc. Với đề thi học kì lớp 9 này giúp các bạn rèn luyện thêm kỹ năng giải đề và làm bài tốt hơn. Chúc các bạn học tốt