Giao diện mới của VnDoc Pro: Dễ sử dụng hơn - chỉ tập trung vào lớp bạn quan tâm. Vui lòng chọn lớp mà bạn quan tâm: Lưu và trải nghiệm

Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn đợt 2 năm học 2015 - 2016 trường THPT Hàm Long, Bắc Ninh

Đề thi thử đại học môn Văn năm 2016

Tiếp tục ôn thi với Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn đợt 2 năm học 2015 - 2016 trường THPT Hàm Long, Bắc Ninh sau đây để tổng hợp và kiểm tra kiến thức môn Ngữ văn hiệu quả. Chúc các bạn có một kỳ thi đạt thành tích cao nhất. Sau đây mời các bạn làm Đề thi thử THPT Quốc gia môn Ngữ văn đợt 2 năm học 2015 - 2016 trường THPT Hàm Long, Bắc Ninh.

Mời các bạn tham khảo thêm: Đề thi thử THPT Quốc Gia môn Ngữ văn lần 3 năm học 2015 - 2016 trường THPT Đa Phúc, Hà Nội

Bạn đã dùng hết 2 lần làm bài Trắc nghiệm miễn phí. Mời bạn mua tài khoản VnDoc PRO để tiếp tục! Tìm hiểu thêm
  • I . PHẨN ĐỌC HIỂU (3 điểm)

    Đọc hai đoạn văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4.

    Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên.
    Còn những bí và bầu thì lớn xuống
    Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn
    Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi.

    (Mẹ và quả - Nguyễn Khoa Điềm)

    Thời gian chạy qua tóc mẹ
    Một màu trắng đến nôn nao
    Lưng mẹ cứ còng dần xuống
    Cho con ngày một thêm cao.

    (Trong lời mẹ hát – Trương Nam Hương)

  • Câu 1.
    Nêu hai phương thức biểu đạt nổi bật trong đoạn thơ thứ nhất.

    Hai phương thức biểu đạt nổi bật trong đoạn thơ thứ nhất: Miêu tả, biểu cảm.

  • Câu 2.
    Xác định nghệ thuật tương phản trong từng đoạn thơ trên?
    Xác định nghệ thuật tương phản trong đoạn thơ thứ nhất: tương phản giữa “Lũ chúng tôi... lớn lên” và “bí và bầu lớn xuống”; trong đoạn thơ thứ hai: tương phản giữa “Lưng mẹ... còng dần xuống” và “con ngày một thêm cao”.
  • Câu 3.

    Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép nhân hóa trong câu thơ “Thời gian chạy qua tóc mẹ”

    Hiệu quả nghệ thuật của phép nhân hóa trong câu thơ “Thời gian chạy qua tóc mẹ”: Nhân hóa “Thời gian” qua từ “chạy”, cho thấy thời gian trôi qua nhanh làm cho mẹ già nua, bộc lộ nỗi xót xa, thương mẹ của người con.
  • Câu 4.

    Những điểm giống nhau về nội dung và nghệ thuật của hai đoạn thơ trên là gì? Trả lời trong khoảng 6 - 8 dòng.

    Hai đoạn thơ trên có điểm giống nhau về nội dung: Bộc lộ niềm xót xa và lòng biết ơn của con trước những hi sinh thầm lặng của mẹ; về nghệ thuật: ngôn ngữ tạo hình, biểu cảm, biện pháp tương phản, nhân hóa.
  • II. PHẦN LÀM VĂN (7 điểm)
  • Câu 1. (3 điểm)

    “Đừng cố gắng trở thành người nổi tiếng mà trước hết hãy là người có ích”.
    Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 400 từ) trình bày suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến trên.

    1. Giải thích ý kiến (0,5 điểm)
    - Người nổi tiếng được khâm phục, được nhiều người biết đến về tài năng và sự thành công ở một lĩnh vực nào đó.
    - Người có ích là người đem lại lợi ích, giá trị tốt đẹp cho xã hội bằng những việc làm cụ thể của mình
    Ý kiến trên đã khẳng định giá trị đích thực của mỗi cá nhân thông qua những đóng góp của họ đối với gia đình và xã hội.
    2. Bàn luận về ý kiến (2,0 điểm)
    - Khát vọng trở thành người nổi tiếng là khát vọng chính đáng, nhưng không phải ai cũng có năng lực tố chất và điều kiện để đạt được (0,5 điểm)
    - Nếu cố gắng bằng mọi cách chỉ để nổi tiếng, con người dễ trở nên mù quáng, ảo tưởng về bản thân, thậm chí gây tác hại cho xã hội. (0,5 điểm)
    - Mỗi cá nhân, bằng những suy nghĩ, việc làm bình thường, hoàn toàn có thể khẳng định được giá trị của bản thân, đóng góp cho cộng đồng, trở thành người có ích mà vẫn có cơ hội nổi tiếng; tuy nhiên, có ích là điều kiện để nổi tiếng, vì thế trước khi thành người nổi tiếng hãy là người có ích. (0,5 điểm)
    - Những người chỉ bằng lòng, an phận với những gì mình đã có, thiếu ý chí và khát vọng thì cuộc sống sẽ mất dần ý nghĩa và sẽ không còn hy vọng trở thành người nổi tiếng. (0,5 điểm)
    3. Bài học nhận thức và hành động (0,5 điểm)
    - Cần xác định rõ mục đích sống, ý thức được điều quan trọng trong cuộc đời là sự khẳng định giá trị của bản thân bằng những đóng góp tích cực cho xã hội.
    - Không ngừng nuôi dưỡng khát vọng vươn lên trong cuộc sống.

  • Câu 2. (4 điểm)

    Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau:

             “ – Mình về mình có nhớ ta

    Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng

             Mình về mình có nhớ không

    Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông hóa nguồn?

             - Tiếng ai tha thiết bên cồn

    Bâng khuâng trong dạ bồn chồn bước đi

              Áo chàm đưa buổi phân li

    Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…”

    (Sách giáo khoa Ngữ văn 12, tập 1, NXBGD 2008, tr 109)

    1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn trích (0,5 điểm)
    2. Cảm nhận về đoạn trích (2,75 điểm)
    3. - Kết cấu đối đáp: (0,25 điểm)
    4 câu đầu là lời ướm hỏi ngọt ngào tình tứ của người ở lại, 4 câu sau là tiếng lòng của người ra đi.
    Kết cấu đã góp phần thể hiện thành công đạo lý cách mạng, cũng là truyền thống của dân tộc uống nước nhớ nguồn, thủy chung với quá khứ.
    4. - 4 câu đầu: (1,25 điểm)
    Nỗi nhớ bao trùm thời gian, bao trùm không gian. Biểu hiện:
    + Đại từ nhân xưng: mình – ta: Sự gắn bó quấn quýt giữa kẻ ở, người đi
    + Thời gian mười lăm năm ấy sâu nặng ân tình. Đó là 15 năm cách mạng gắn bó với Việt Bắc để làm nên một Việt Bắc dân chủ cộng hòa.
    + Hình ảnh núi, nguồn biểu tượng cho Việt Bắc và đồng bào chiến khu. Đồng bào nhắn nhủ người Cách mạng hãy luôn nhớ tới Việt Bắc, giữ lấy đạo lý tốt đẹp của dân tộc uống nước nhớ nguồn.
    5. - 4 câu sau: (1,25 điểm)
    Sự lưu luyến bịn rịn của người đi – người ở lại, của ta – mình:
    + Bâng khuâng: là nỗi niềm nhớ thương với cảnh và người, cuộc sống kháng chiến
    + Bồn chồn: bước chân mang tâm trạng của người về xuôi, mỗi bước mỗi nhớ nhung không yên.
    + Áo chàm đưa buổi phân li/ Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay…
    Dấu (…) ở cuối câu là một dấu lặng thể hiện ân tình sâu lắng thiết tha. Im lặng để lắng nghe tiếng đồng vọng trong tâm hồn mình.
    6. Đánh giá (0,75 điểm).
    - Đoạn thơ thể hiện tình cảm thủy chung, son sắt giữa kẻ ở - người đi. Tình cảm đó tiêu biểu cho chủ nghia anh hùng của nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
    - Thể thơ lục bát, cách dùng đại từ nhân xưng mình – ta thân mật, điệp từ nhớ diễn tả được chiều sâu cung bậc tâm hồn, tình cảm của con người Việt Nam ở một thời điểm lịch sử : chia tay với miền ngược, về miền xuôi, chia tay chiến khu về với thủ đô.

  • Đáp án đúng của hệ thống
  • Trả lời đúng của bạn
  • Trả lời sai của bạn
Bắt đầu ngay
Bạn còn 2 lượt làm bài tập miễn phí. Hãy mua tài khoản VnDoc PRO để học không giới hạn nhé! Bạn đã dùng hết 2 lượt làm bài tập miễn phí! Hãy mua tài khoản VnDoc PRO để làm Trắc nghiệm không giới hạn và tải tài liệu nhanh nhé! Mua ngay
Kiểm tra kết quả Xem đáp án Làm lại
Chia sẻ, đánh giá bài viết
1
Sắp xếp theo
    🖼️

    Ôn Thi THPT Quốc Gia môn Văn Online

    Xem thêm