Trắc nghiệm Địa lí 12 bài 35
Chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn bài Trắc nghiệm Địa lí 12 bài 35: Vấn đề phát triển kinh tế-xã hội ở Trung Bộ được VnDoc sưu tầm và tổng hợp gồm các câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học môn Địa lí 12.
Trắc nghiệm môn Địa lí lớp 12 bài: Vấn đề phát triển kinh tế-xã hội ở Trung Bộ
Câu 1. Ý nghĩa chủ yếu của việc phát triển lâm nghiệp ở Bắc Trung Bộ là
A. Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến.
B. Hạn chế xâm ngập mặn, triều cường từ biển vào đất liền.
C. Tạo ra nguồn thức ăn chính cho ngành chăn nuôi.
D. Tạo môi trường cho nuôi trồng thủy sản nước lợ.
Đáp án: A
Giải thích: SGK/156, địa lí 12 cơ bản.
Câu 2. Tiềm năng khoáng sản của Bắc Trung Bộ đứng sau vùng nào dưới đây?
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Đồng bằng sông Cửu Long.
D. Đông Nam Bộ.
Đáp án: A
Giải thích: SGK/157, địa lí 12 cơ bản.
Câu 3. Phát biểu nào sau đây không đúng với hoạt động ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ?
A. Nguồn lợi thuỷ sản có nguy cơ suy giảm rõ rệt.
B. Việc nuôi thuỷ sản nước lợ, nước mặn ít được chú trọng.
C. Phần lớn tàu thuyền có công suất nhỏ.
D. Đánh bắt thủy hải sản ven bờ phát triển.
Đáp án: B
Giải thích: SGK/157, địa lí 12 cơ bản.
Câu 4. Đâu không đúng về ý nghĩa của vấn đề hình thành cơ cấu kinh tế nông - lâm - ngư ở vùng Bắc Trung Bộ?
A. Tạo nên một nền kinh tế có cơ cấu đa dạng.
B. Cơ sở để đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa.
C. Tạo điều kiện giao lưu kinh tế với nước Lào.
D. Khai thác thế mạnh sẵn có về nông – lâm – ngư.
Đáp án: C
Giải thích: SGK/156, địa lí 12 cơ bản.
Câu 5. Ý nghĩa nào không phải của đường Hồ Chí Minh ở Bắc Trung Bộ?
A. Thúc đẩy sự phát triển của các huyện phía tây.
B. Hình thành mạng lưới đô thị mới.
C. Tạo động lực phát triển dải ven biển.
D. Góp phần phân bố lại dân cư.
Đáp án: C
Giải thích: SGK/158, địa lí 12 cơ bản.
Câu 6. Để hạn chế tác động của cồn cát đến sản xuất nông nghiệp thì giải pháp nào dưới đây là phù hợp nhất?
A. Trồng rừng trường núi.
B. Phát triển nông – lâm – ngư kết hợp.
C. Trồng rừng ven biển.
D. Phát triển các cây chịu hạn.
Đáp án: C
Giải thích: SGK/156, địa lí 12 cơ bản.
Câu 7. Nhà máy thủy điện nào sau đây thuộc vùng Duyên hải Nam Trung Bộ?
A. Cửa Đạt. B. An Vương. C. Hòa Bình. D. Nậm Mu.
Đáp án: A
Giải thích: SGK/158, địa lí 12 cơ bản.
Câu 8. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết Bắc Trung Bộ không có trung tâm công nào sau đây?
A. Thanh Hóa. B. Bỉm Sơn. C. Đà Nẵng. D. Huế.
Đáp án: C
Giải thích: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, ta thấy các trung tâm công nghiệp ở Bắc Trung Bộ lần lượt là Bỉm Sơn, Thanh Hóa, Vinh và Huế. Các trung tâm công nghiệp này đều có giá trị sản xuất công nghiệp dưới 9 nghìn tỉ đồng.
Câu 9. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết cửa khẩu Lao Bảo thuộc tỉnh nào?
A. Nghệ An B. Quảng Trị C. TT - Huế D. Hà Tĩnh
Đáp án: B
B1. Xem kí hiệu cửa khẩu ở Atlat ĐL trang 3 (Kí hiệu chung).
B2. Căn cứ vào Atlat ĐLVN trang 26, xác định vị trí cửa khẩu Lao Bảo => nằm trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Câu 10. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết cửa khẩu Cha Lo thuộc tỉnh nào?
A. Thanh Hóa. B. Nghệ An. C. Quảng Bình. D. Quảng Trị.
Đáp án: C
Giải thích: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, ta thấy: Cửa khẩu Na Mèo (Thanh Hóa), Nậm Cắn (Nghệ An), Cầu Treo (Hà Tĩnh), Cha Lo (Quảng Bình), Lao Bảo (Quảng Trị) và A Đớt (Thừa Thiên – Huế).
Câu 11. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết các trung tâm công nghiệp Bỉm Sơn, Thanh Hóa, Vinh, Huế có giá trị sản xuất công nghiệp ở mức nào sau đây?
A. Trên 120 nghìn tỉ đồng.
B. Từ 40 đến 120 nghìn tỉ đồng.
C. Từ 9 đến 40 nghìn tỉ đồng.
D. Dưới 9 nghìn tỉ đồng.
Đáp án: D
B1. Xác định kí hiệu phân cấp quy mô các Trung tâm công nghiệp ở Atlat trang 3 (Kí hiệu chung), có 4 cấp độ.
B2. Căn cứ vào Atlat trang 27, xác định được: Bỉm Sơn, Thanh Hóa, Vinh, Huế là các TTCN nhỏ có giá trị sản xuất công nghiệp dưới 9 nghìn tỉ đồng (vòng tròn bé nhất).
Câu 12. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết các trung tâm công nghiệp của Bắc Trung Bộ lần lượt từ Bắc xuống Nam là:
A. Thanh Hóa, Bỉm Sơn, Vinh và Huế.
B. Bỉm Sơn, Thanh Hóa, Vinh, Đà Nẵng.
C. Bỉm Sơn, Thanh Hóa, Vinh, Huế.
D. Thanh Hóa, Bỉm Sơn, Đồng Hới, Huế.
Đáp án: C
Giải thích: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, ta thấy các trung tâm công nghiệp của Bắc Trung Bộ lần lượt từ Bắc xuống Nam là Bỉm Sơn, Thanh Hóa, Vinh và Huế. Tất cả các trung tâm công nghiệp ở Bắc Trung Bộ đều có quy mô nhỏ với giá trị sản xuất công nghiệp dưới 9 nghìn tỉ đồng.
Câu 13. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết tuyến đường nào nối trung tâm công nghiệp Vinh với cửa khẩu Cầu Treo?
A. Quốc lộ 7
B. Quốc lộ 8
C. Quốc lộ 9
D. Quốc lộ 15
Đáp án: B
B1. Xem kí hiệu cửa khẩu và trung tâm công nghiệp ở Atlat trang 3.
B2. Xác định trên bản đồ Atlat trang 27 vị trí TTCN Vinh và cửa khẩu quốc tế Cầu Treo. Ta thấy quốc lộ 8 là quốc lộ nối liền TTCN Vinh với cửa khẩu quốc tế Cầu Treo.
Câu 14. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết cơ cấu các ngành công nghiệp của trung tâm công nghiệp Huế là gì?
A. Vật liệu xây dựng, cơ khí, dệt may.
B. Chế biến lâm sản, cơ khí, luyện kim màu.
C. Vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản, cơ khí.
D. cơ khí, dệt - may, chế biến nông sản.
Đáp án: D
B1. Xem kí hiệu các ngành công nghiệp ở Atlat trang 3.
B2. Đọc tên các ngành công nghiệp thuộc trung tâm công nghiệp Huế.
Ta thấy, trung tâm công nghiệp Huế gồm 3 ngành, đó là: dệt - may, cơ khí và chế biến nông sản.
Câu 15. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết tuyến đường nào nối trung tâm công nghiệp Vinh với cửa khẩu Nậm Cắn?
A. Quốc lộ 7
B. Quốc lộ 8
C. Đường Hồ Chí Minh
D. Quốc lộ 9
Đáp án: A
B1. Xem kí hiệu cửa khẩu và trung tâm công nghiệp ở Atlat trang 3.
B2. Xác định trên bản đồ Atlat trang 27 vị trí TTCN Vinh và cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn. Tuyến đường số 7 nối TTCN Vinh và cửa khẩu Nậm Cắn.
Câu 16. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết cơ cấu các ngành công nghiệp của trung tâm công nghiệp Thanh Hóa là gì?
A. Vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản, cơ khí, luyện kim màu.
B. Vật liệu xây dựng, chế biến lâm sản, dệt may, cơ khí.
C. Vật liệu xây dựng, cơ khí, chế biến lương thực thực phẩm, dệt may.
D. Vật liệu xây dựng, cơ khí, chế biến lương thực thực phẩm, chế biến lâm sản.
Đáp án: D
B1. Xem kí hiệu các ngành công nghiệp ở Atlat trang 3.
B2. Đọc tên các ngành công nghiệp thuộc trung tâm công nghiệp Thanh Hóa. Gồm 4 ngành: Vật liệu xây dựng, cơ khí, chế biến lương thực thực phẩm, chế biến lâm sản.
Câu 17. Tại sao các nhà máy thuỷ điện ở Bắc Trung Bộ chủ yếu có công suất nhỏ?
A. Các sông suối luôn ít nước quanh năm.
B. Phần lớn sông ngắn, trữ năng thuỷ điện ít.
C. Thiếu vốn để xây dựng các nhà máy thuỷ điện quy mô lớn.
D. Nhu cầu tiêu thụ điện trong sản xuất và sinh hoạt chưa cao.
Đáp án: B
Giải thích: Sông ngòi Bắc Trung Bộ với đặc điểm là chủ yếu sông ngắn, dốc nên trữ năng thuỷ điện nhỏ.
Câu 18. Tại sao việc đánh bắt thuỷ sản ở Bắc Trung Bộ hiện nay gặp nhiều khó khăn?
A. Thiếu lực lượng lao động.
B. Phần lớn tàu thuyền có công suất nhỏ.
C. Ngư dân chưa có kinh nghiệm đánh bắt.
D. Mưa bão diễn ra quanh năm.
Đáp án: B
Giải thích: Phần lớn tàu thuyền có công suất nhỏ việc đánh bắt ven bờ là chính, nên ở nhiều nơi nguồn lợi thủy sản bị suy giảm. Vì vậy, đánh bắt thủy sản ở Bắc Trung Bộ gặp nhiều khó khăn.
Câu 19. Vấn đề quan trọng hàng đầu cần giải quyết khi phát huy thế mạnh công nghiệp của Bắc Trung Bộ là gì?
A. Điều tra trữ lượng các loại khoáng sản.
B. Tăng cường đào tạo đội ngũ nhân lực chất lượng cao.
C. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở năng lượng.
D. Thực hiện các chính sách ưu đãi đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Đáp án: C
Giải thích: Do hạn chế về nguồn nguyên liệu sản xuất điện nên việc giải quyết nhu cầu về điện dựa vào nguồn điện lưới quốc gia. Nên để phát huy thế mạnh công nghiệp của BTB, vấn đề quan trọng hàng đầu cần giải quyết là đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và cơ sở năng lượng.
Câu 20. Công nghiệp của Bắc Trung Bộ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của vùng do
A. Thiếu tài nguyên thiên nhiên.
B. Nhiều thiên tai.
C. Cơ sở hạ tầng yếu kém.
D. Hậu quả của chiến tranh kéo dài.
Đáp án: C
Giải thích: Do ảnh hưởng của chiến tranh và thiên tai nên cơ sở hạ tầng ở Bắc Trung Bộ còn yếu kém.
Câu 21. Vấn đề hình thành cơ cấu nông – lâm – ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ có ý nghĩa
A. Tạo ra cơ cấu ngành đa dạng, khai thác hợp lí các tiềm năng của vùng.
B. Giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động, hạn chế du canh, du cư.
C. Hình thành cơ cấu kinh tế độc đáo, khai thác hiệu quả các tiềm năng biển và đất liền.
D. Tạo ra cơ cấu ngành, tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian.
Đáp án: D
Giải thích: Vấn đề hình thành cơ cấu nông – lâm - ngư nghiệp ở Bắc Trung Bộ có ý nghĩa là tạo ra cơ cấu ngành, tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian.
Câu 22. Vào mùa hạ gió phơn Tây Nam thổi mạnh ở vùng Bắc Trung Bộ là do
A. Ảnh hưởng của Biển Đông.
B. Ảnh hưởng của gió mùa.
C. Bức chắn địa hình.
D. Ảnh hưởng của gió mùa và bức chắn địa hình.
Đáp án: D
Giải thích: Vào mùa hạ gió phơn Tây Nam thổi mạnh ở vùng Bắc Trung Bộ là do ảnh hưởng của gió mùa và bức chắn địa hình (dãy Trường Sơn).
Câu 23. Tại sao sự hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp của Bắc Trung Bộ góp phần tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian?
A. Mỗi tỉnh đi từ đông sang tây đều có biển, đồng bằng, gò đồi và núi.
B. Nhằm khai thác các thế mạnh về lâm nghiệp của mỗi tỉnh.
C. Tỉnh nào cũng có khả năng phát triển kinh tế biển.
D. Nhằm phát huy thế mạnh của vùng gò đồi của tất cả các tỉnh.
Đáp án: A
Giải thích: Sự hình thành cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp của Bắc Trung Bộ góp phần tạo thế liên hoàn trong phát triển cơ cấu kinh tế theo không gian, vì mỗi tỉnh đi từ đông sang tây đều có biển, đồng bằng, gò đồi và núi.
Câu 24. Việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải sẽ tạo bước ngoặt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của Bắc Trung Bộ, không phải vì
A. Tạo ra những thay đổi lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng.
B. Tạo thế mở cửa nền kinh tế.
C. Làm thay đổi quan trọng sự phân công lao động theo lãnh thổ.
D. Làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế.
Đáp án: D
Giải thích: Việc phát triển cơ sở hạ tầng giao thông vận tải sẽ tạo bước ngoặt quan trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế của Bắc Trung Bộ, không phải vì để làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo thành phần kinh tế.
Câu 25. Có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng về hoạt động công nghiệp của Bắc Trung Bộ?
1) Có nhiều hạn chế về điều kiện cơ sở hạ tầng và kĩ thuật.
2) Cơ cấu công nghiệp chưa thật định hình.
3) Cơ sở năng lượng (điện) là ưu tiên trong phát triển công nghiệp của vùng.
4) Các khoáng sản crômit, thiếc đã được khai thác ở quy mô lớn.
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Đáp án: C
Hạn chế trong phát triển công nghiệp của BTB là:
- Điều kiện kĩ thuật lạc hậu, giao thông vận tải và thông tin liên lạc còn nhiều hạn chế ⇒ Nhận xét 1 đúng.
- Cơ sở năng lượng (điện) là ưu tiên trong phát triển công nghiệp của vùng tầng hạn chế ⇒ Nhận xét 3 đúng.
- Công nghiệp của vùng chưa thật định hình, mới hình thành những trung tâm công nghiệp quy mô nhỏ hoặc vừa ⇒ Nhận xét 2 đúng.
- Nhiều tài nguyên khoáng sản vẫn còn ở dạng tiềm năng hoặc chưa được khai thác triệt để ⇒ Nhận xét 4: Các khoáng sản crômit, thiếc đã được khai thác ở quy mô lớn chưa đúng.
Như vậy, có 3 nhận xét đúng: 1, 2, 3.
Câu 26. Sự phân hoá về tự nhiên, về dân cư, về lịch sử và kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ là do nguyên nhân nào chi phối?
A. Địa hình.
B. Khí hậu
C. Đường lối chính sách.
D. Lãnh thổ kéo dài
Đáp án: A
Lãnh thổ BTB có sự phân hóa rõ rệt theo chiều Đông – Tây, gồm 3 dải địa hình:
- Vùng núi: địa hình núi cao, thuận lợi cho trồng rừng, là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số trình độ dân trí thấp, phương thức canh tác lạc hậu.
- Vùng đồi: địa hình đồi trung du, đất feralit màu mỡ thuận lợi cho hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm, là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số và dân tộc Kinh, có lịch sử khai phá muộn hơn.
- Vùng đb ven biển: thuận lợi cho phát triển cây lương thực, hoa màu, chăn nuôi gia cầm, thủy sản; đây là nơi sinh sống dân tộc Kinh, có lịch sử khai thác lâu đời gắn với nền văn minh lúa nước.
Như vậy, địa hình đã tạo nên sự phân hóa về tự nhiên, dân cư, lịch sử, kinh tế của vùng BTB.
Câu 27. Địa hình không phải nhân tố làm cho Bắc Trung Bộ có sự phân hóa về
A. Tự nhiên.
B. Dân cư.
C. Đường lối chính sách.
D. Kinh tế.
Đáp án: C
Giải thích: Lãnh thổ Bắc Trung Bộ có sự phân hóa rõ rệt theo chiều Đông – Tây, gồm 3 dải địa hình:
- Vùng núi: địa hình núi cao, thuận lợi cho trồng rừng, là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số,… ⇒ trình độ dân trí thấp, phương thức canh tác lạc hậu.
- Vùng đồi: địa hình đồi trung du, đất feralit màu mỡ ⇒ thuận lợi cho hình thành các vùng chuyên canh cây công nghiệp lâu năm, là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số và dân tộc Kinh, có lịch sử khai phá muộn hơn.
- Vùng đồng bằng ven biển: thuận lợi cho phát triển cây lương thực, hoa màu, chăn nuôi gia cầm, thủy sản; đây là nơi sinh sống dân tộc Kinh, có lịch sử khai thác lâu đời gắn với nền văn minh lúa nước.
⇒ Như vậy, địa hình đã tạo nên sự phân hóa về tự nhiên, dân cư, lịch sử, kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ.
Câu 28. Hướng giải quyết vấn đề lương thực, thực phẩm nào sau đây ở Bắc Trung Bộ là chưa hợp lí
A. Phát triển mạnh khai thác và nuôi trồng thủy sản để bổ sung thêm lượng đạm trong cơ cấu bữa ăn.
B. Tăng cường thủy lợi, đẩy mạnh thâm canh lúa để tăng năng suất và sản lượng lương thực.
C. Phát triển giao thông vận tải đảm bảo việc chuyên chở, trao đổi sản phẩm với các vùng khác.
D. Đẩy mạnh thâm canh lúa, xác định cơ cấu mùa vụ thích hợp để đảm bảo sản xuất và tránh được thiên tai.
Đáp án: C
Biện pháp hợp lí nhất là tiếp tục đẩy mạnh khai thác có hiệu quả các thế mạnh tự nhiên của vùng để đảm bảo lương thực thực phẩm tại chỗ cho vùng:
- Trong ngư nghiệp tăng cường khai thác nuôi trồng thủy sản.
- Trong trồng trọt phát triển thủy lợi đẩy mạnh thâm canh, xác định cơ cấu mùa vụ để tăng năng suất và sản lượng lúa.
Câu 29. Phương hướng phát triển công nghiệp ở Bắc Trung Bộ là
A. Đẩy mạnh khai thác các tiềm năng khoáng sản của vùng.
B. Xây dựng các cảng nước sâu để nhập khẩu nguyên liệu, xuất khẩu hàng hóa.
C. Tăng cường nguồn nhân lực có trình độ cho vùng.
D. Xây dựng kết cấu hạ tầng nhất là cơ sở năng lượng, hệ thống giao thông.
Đáp án: D
BTB còn nhiều hạn chế về giao thông vận tải và thông tin liên lạc. Mặt khác, vùng có nhiều tiềm năng về năng lượng (thủy điện và than). Vì vậy, việc đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng và phát huy thế mạnh cơ sở năng lượng của vùng sẽ thu hút đầu tư, tạo tiền đề cho phát triển công nghiệp của vùng.
Câu 30. Để phát triển ngành công nghiệp ở Bắc Trung Bộ thì vấn đề ưu tiên hàng đầu là:
A. Nguồn năng lượng.
B. Các khu công nghiệp, xí nghiệp.
C. Nguồn lao động chất lượng cao.
D. Nguồn nguyên liệu tại chỗ.
Đáp án: A
Giải thích: Phát triển điện là một ưu tiên hàng đầu trong phát triển công nghiệp của vùng. Do những hạn chế về nguồn nguyên liệu tại chỗ nên việc giải quyết nhu cầu về điện chủ yếu dựa vào lưới điện quốc gia. Một số nhà máy thuỷ điển hình của vùng Bắc Trung Bộ là thủy điện Bản Vẽ (320 MW), thủy điện Cửa Đạt (97 MW), Rào Quán (64 MW),... Đồng thời, song song với việc xây dựng các cơ sở năng lượng là xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng giao thông vận tải.
Câu 31. Tăng cường thủy lợi, đẩy mạnh thâm canh lúa để tăng năng suất và sản lượng lương thực nhằm giải quyết vấn đề nào dưới đây ở khu vực Bắc Trung Bộ?
A. Vấn đề cơ sở năng lượng của vùng.
B. Vấn đề lao động, hạn chế du canh, du cư.
C. Vấn đề cơ sở hạ tầng.
D. Vấn đề lương thực, thực phẩm.
Đáp án: D
Giải thích: Bắc Trung Bộ có nhiều tiềm năng để phát triển nông nghiệp, thủy sản:
- Vùng đồng bằng ven biển thuận lợi cho các cây lương thực (trồng lúa).
- Đường bờ biển dài, nhiều bãi tôm bãi cá và các đầm phá thuận lợi phát triển đánh bắt nuôi trồng thủy sản.
⇒ Biện pháp hợp lí nhất là tiếp tục đẩy mạnh khai thác có hiệu quả các thế mạnh tự nhiên của vùng để đảm bảo lương thực thực phẩm tại chỗ cho vùng: trong ngư nghiệp: tăng cường khai thác nuôi trồng thủy sản; trong trồng trọt: phát triển thủy lợi đẩy mạnh thâm canh, xác định cơ cấu mùa vụ để tăng năng suất và sản lượng lúa.
Câu 32. Những vấn đề đang đặt ra đối với sự phát triển ngành lâm nghiệp ở Bắc Trung Bộ?
A. Bảo vệ tốt rừng đầu nguồn và ven biển.
B. Phát triển mô hình nông – lâm – ngư nghiệp kết hợp.
C. Kết hợp giữa khâu khai thác, chế biến, tu bổ và trồng rừng.
D. Đẩy mạnh khâu chế biến gỗ và lâm sản.
Đáp án: A
- Địa hình vùng đồi núi phía Tây BTB có quan hệ mật thiết với dải đồng bằng nhỏ hẹp ven biển phía Đông về: đặc điểm địa hình, cân bằng môi trường sinh thái. Các hoạt động chặt phá rừng ở vùng núi sẽ gây ra các thiên tai sạt lở đất đai vùng núi, lũ lụt xảy ra mạnh mẽ đối với đồng bằng hạ lưu.
- Đường bờ biển dài, ven biển có nhiều bãi cát, lại thường xuyên chịu ảnh hưởng của bão nên rừng ven biển có vai trò rất quan trọng trong phòng chống thiên tai vùng ven biển.
Như vậy, vấn đề đang đặt ra đối với sự phát triển ngành lâm nghiệp ở Bắc Trung Bộ là bảo vệ tốt rừng đầu nguồn và ven biển.
Câu 33. Việc bảo vệ rừng và vốn rừng không nhằm mục đích nào dưới đây?
A. Hạn chế tác hại đột ngột của các cơn lũ.
B. Hạn chế các nguồn gen quí khác xâm nhập vào vùng.
C. Điều hòa nguồn nước, bảo vệ môi trường.
D. Chắn gió, bão và cát bay, cát chảy.
Đáp án: B
Giải thích: Việc bảo vệ rừng và vốn rừng nhằm mục đích không chỉ điều hòa nguồn nước, bảo vệ môi trường của các loài động – thực vật, hạn chế tác hại đột ngột của các cơn lũ mà còn có tác dụng chắn gió, bão và cát bay, cát chảy lấn chiếm ruộng vườn, làm mạc,…
Câu 34. Giao thông vận tải có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Bắc Trung Bộ do
A. Có nhiều tuyến đường nối các cảng biển của Việt Nam với Lào.
B. Có nhiều tuyến giao thông quan trọng đi qua.
C. Là địa bàn trung chuyển hàng hóa Bắc – Nam và Đông – Tây.
D. Nằm trên con đường xuyên Á kết thúc ở các cảng biển của Việt Nam.
Đáp án: C
Bắc Trung Bộ có vị trí trung chuyển giữa hai miền Bắc – Nam của nước ta. Vùng còn là cửa ngõ ra biển của Lào, vùng núi phía Tây là địa bàn sinh sống của các dân tộc ít người.
Như vậy, giao thông vận tải có vai trò là đẩy mạnh giao lưu trao đổi hàng hóa giữa hai miền Nam – Bắc và Đông – Tây, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của vùng.
Câu 35. Bắc Trung Bộ là vùng có vị trí đặc biệt quan trọng chủ yếu do
A. Cửa ngõ ra biển của Đông Bắc Lào.
B. Là địa bàn trung chuyển hàng hóa Bắc – Nam và Đông – Tây.
C. Nằm trên con đường xuyên Á và có nhiều cảng biển của Việt Nam.
D. Tiếp giáp với 2 vùng kinh tế quan trọng cả nước và giáp cả biển.
Đáp án: B
Giải thích: Bắc Trung Bộ là vùng tiếp giáp với 3 vùng kinh tế, phía Tây giáp Lào và có nhiều dân tộc thiểu số sinh sống, phía Đông giáp biển với nhiều cảng biển quan trọng,… Như vậy, Bắc Trung Bộ có vị trí trung chuyển giữa hai miền Bắc – Nam của nước ta, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đẩy mạnh giao lưu trao đổi hàng hóa giữa hai miền Nam – Bắc và Đông – Tây, thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của vùng.
Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Trắc nghiệm Địa lí 12 bài 35: Vấn đề phát triển kinh tế-xã hội ở Trung Bộ. Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Địa lý 12, Giải bài tập Địa lí 12, Giải tập bản đồ Địa lí 12, Giải Vở BT Địa Lí 12, Tài liệu học tập lớp 12