Trắc nghiệm Sử 10 bài 2

Chúng tôi xin giới thiệu tới các bạn bài Trắc nghiệm môn Sử lớp 10 bài 2: Xã hội nguyên thủy được VnDoc sưu tầm và tổng hợp. Bài viết gồm các câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học Lịch sử lớp 10. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Câu hỏi trắc nghiệm môn Lịch sử lớp 10 bài: Xã hội nguyên thủy

Câu 1: Tổ chức xã hội đầu tiên của loài người được gọi là

A. Làng bản. B. Công xã. C. Thị tộc. D. Bộ lạc.

Đáp án: C

Câu 2: Thị tộc được hình thành

A. Từ khi Người tối cổ xuất hiện.

B. Từ khi Người tinh khôn xuất hiện.

C. Từ chặng đường đầu với sự tồn tại của một loài vượn cổ.

D. Từ khi giai cấp và nhà nước ra đời.

Đáp án: B

Câu 3: Thị tộc thời nguyên thủy là

A. Nhóm người cùng chung dòng máu, gồm hai,ba thế hệ, xuất hiện ở giai đoạn Người tinh khôn.

B. Nhóm người từ thời nguyên thuỷ sống cạnh nhau, có nguồn gốc tổ tiên xa xôi.

C. Nhóm người cùng nhau sinh sống trên một vùng đất từ thời nguyên thủy.

D. Nhóm người hợp tác lao động, xuất hiện từ thời nguyên thủy.

Đáp án: A

Câu 4: Ý không phản ánh đúng khái niệm bộ lạc là

A. Gồm nhiều thị tộc sống gần nhau hợp thành.

B. Có họ hàng và nguồn gốc tổ tiên xa xôi.

C. Có quanh hệ gắn bó với nhau.

D. Các bộ lạc khác nhau thường có màu da khác nhau.

Đáp án: D

Câu 5: Công việc thường xuyên và hàng đầu của thị tộc là

A. Tìm kiếm thức ăn để nuôi sống thị tộc.

B. Sáng tạo ra công cụ lao động để nâng cao năng suất lao động.

C. Di chuyển chỗ ở đến những địa điểm có sẵn nguồn thức ăn và nguồn nước.

D. Đương đầu với thiên nhiên và sự tấn công của các thị tộc khác để sinh tồn.

Đáp án: A

Câu 6: Những người sống trong thị tộc được phân chia khẩu phần như thế nào?

A. Chia đều.

B. Chia theo năng suất lao động.

C. Chia theo địa vị.

D. Chia theo tuổi tác.

Đáp án: A

Câu 7: Lý do chính khiến người nguyên thủy phải hợp tác lao động với nhau là

A. Quan hệ huyết thống đã gắn bó các thành viên trong cuộc sống thường ngày cũng như trong lao động.

B. Yêu cầu công việc và trình độ lao động.

C. Đời sống còn thấp kém nên phải “chung lưng đấu cật”để kiếm sống.

D. Tất cả mọi người đều được hưởng thụ bằng nhau

Đáp án: B

Câu 8. Trong xã hội nguyên thủy, sự bình đẳng được coi là “nguyên tắc vàng” vì

A. Mọi người sống trong cộng đồng

B. Phải dựa vào nhau vì tình trạng đời sống còn quá thấp.

C. Là cách duy nhất để duy trì cuộc sống.

D. Đó là quy định của các thị tộc.

Đáp án: B

Câu 9. Ý nào không mô tả đúng tính cộng đồng của thị tộc thời nguyên thủy?

A. Hợp tác lao động, ăn chung, làm chung.

B. Mọi của cải đều là của chung.

C. Công bằng, bình đẳng.

D. Sinh sống theo bầy đàn.

Đáp án: D

Câu 10. Một loại hình công cụ mới được phát minh khi con người bước vào giai đoạn thị tộc là

A. Rìu đá ghè đẽo.

B. Rìu đá mài lưỡi.

C. Công cụ bằng xương, sừng.

D. Công cụ bằng đồng.

Đáp án: D

Câu 11. Loại công cụ này xuất hiện sớm nhất bằng cách nay khoảng

A. 8000 năm B. 5500 năm C. 4000 năm D. 3000 năm

Đáp án: B

Câu 12. Cư dân biết sử dụng công cụ này sớm nhất là ở

A. Ấn Độ.

B. Lưỡng Hà.

C. Tây Á và Ai Cập.

D. Trung Quốc

Đáp án: C

Câu 13. Công cụ bằng sắt xuất hiện vào khoảng thời gian nào?

A. 5500 năm trước.

B. 4000 năm trước.

C. 3000 năm trước.

D. 2000 năm trước.

Đáp án: C

Câu 14. Sử dụng đồ sắt sớm nhất là cư dân ở

A. Tây Á, Nam Âu.

B. Ai Cập.

C. Trung Quốc.

D. Hi Lạp.

Đáp án: A

Câu 15. Loại công cụ mà khi xuất hiện được đánh giá không có gì so sánh được là

A. Cung tên

B. Công cụ xương, sừng.

C. Công cụ bằng đồng.

D. Công cụ bằng sắt.

Đáp án: D

Câu 16. Ý nghĩa lớn nhất của việc phát minh ra công cụ kim khí là gì?

A. Con người có thể khai phá những vùng đất mới.

B. Năng suất lao động vượt xa thời kì đồ đá.

C. Tạo ra một lượng sản phẩm thừa thường xuyên.

D. Luyện kim trở thành ngành quan trọng nhất.

Đáp án: C

Câu 17. Việc xuất hiện công cụ bằng kim loại đã có tác động ra sao đối với xã hội nguyên thủy?

A. Làm xuất hiện tư hữu.

B. Gia đình phụ hệ thay thế cho thị tộc mẫu hệ.

C. Xã hội phân chia thành giai cấp.

D. Làm cho xã hội có sự phân hóa giàu – nghèo.

Đáp án: A

Câu 18. Tư hữu xuất hiện là do

A. Của cải làm ra quá nhiều, không thể dùng hết.

B. Sản xuất phát triển, một số gia đình phụ hệ ngày càng tích lũy được của riêng.

C. Một số người lợi dụng chức phận chiếm một phần sản phẩm xã hội làm của riêng.

D. Ở một số vùng, do điều kiện tự nhiên thuận lợi giúp con người tạo ra lượng sản phẩm thừa thường xuyên nhiều hơn.

Đáp án: C

Câu 19. Ý nào không phải là hệ quả của việc phát minh ra công cụ sản xuất bằng kim loại?

A. Tư hữu xuất hiện.

B. Quan hệ cộng đồng bị phá vỡ, xuất hiện kẻ giàu – người nghèo.

C. Gia đình phụ hệ thay thế cho gia đình mẫu hệ.

D. Con cái lấy theo họ cha.

Đáp án: D

Câu 20. Ý nào không phản ánh đúng sự thay đổi trong xã hội nguyên thủy khi tư hữu xuất hiện?

A. Quan hệ cộng đồng bị phá vỡ.

B. Gia đình phụ hệ xuất hiện thay thế cho gia đình mẫu hệ.

C. Xã hội phân hóa kẻ giàu – người nghèo.

D. Xã hội phân chia thành 2 giai cấp: thống trị và bị trị.

Đáp án: D

Câu 21. Nguyên nhân chính dẫn đến sự rạn vỡ của xã hội thị tộc, bộ lạc là

A. Trong xã hội bắt đầu có sự phân công chức phận khác nhau giữa các thành viên.

B. Do cải tiến kĩ thuật và sự chuyên môn hóa trong sản xuất thường xuyên có của cải thừa.

C. Một số người lợi dụng chức phận để chiếm đoạt một phần sản phẩm xã hội đưa đến sự xuất hiện tư hữu, làm cho quan hệ cộng đồng bắt đầu bị phá vỡ.

D. Khả năng lao động của các gia đình khác nhau đã thúc đẩy sự phân hóa trong xã hội.

Đáp án: C

Câu 22. Ý nào không phản ánh đúng ý nghĩa của việc phát minh ra công cụ bằng kim loại, đặc biệt là công cụ bằng sắt?

A. Dẫn đến sự hình thành các quốc gia mới.

B. Đây thực sự là cuộc cách mạng trong sản xuất.

C. Lần đầu tiên trong lịch sử con người đã làm ra một lượng sản phẩm thừa.

D. Góp phần làm rạn vợ quan hệ xã hội thị tộc, bộ lạc, loài người đứng trước ngưỡng cửa của xã hội có giai cấp đầu tiên.

Đáp án: A

Câu 23. Hãy kết nối mốc thời gian ở cột bên trái với nội dung ở cột bên phải cho phù hợp

1. 4 triệu năm trước đây.

2. 4 vạn năm trước đây.

3. 1 vạn năm trước đây.

4. 5500 năm trước đây.

5. 4000 năm trước đây.

6. 3000 năm trước đây.

A) Xuất hiện đồng đỏ

B) Xuất hiện đồng thau

C) Xuất hiện đồ sắt

D) Chế tạo cung tên

E) Kĩ thuật mài, khoan, cưa, cắt đá

H) Đồ đá ghè đẽo thô sơ.

A. 1 – a, 2 – b, 3 – c, 4 – d, 5 – e, 6 – h.

B. 1 – h, 2 – e, 3 – d, 4 – b, 5 – a, 6 – c.

C. 1 – h, 2 – e, 3 – d, 4 – a, 5 – b, 6 – c.

D. 1 – d, 2 – h, 3 – e, 4 – a, 5 – b, 6 – c.

Đáp án: C

Câu 24. Hãy sắp xếp các dữ liệu sau theo trình tự thời gian xuất hiện:

1. Đồ đá ghè đẽo thô sơ; 2. Đồ đồng thau; 3. Kĩ thuật mài, khoan, cưa, cắt đá; 4. Chế tạo cung tên; 5. Đồng đỏ; 6. Đồ sắt.

A. 1, 2, 3, 4, 5, 6.

B. 1, 3, 5 ,6, 4, 2.

C. 1, 3, 5, 4, 2, 6.

D. 1, 3, 4, 5, 2, 6.

Đáp án: D

Câu 25: Khi tư hữu xuất hiện đã dẫn tới sự thay đổi trong xã hội như thế nào?

A. Xã hội phân chia kẻ giàu, người nghèo dẫn đến phân chia thành giai cấp

B. Của cải dư thừa dẫn đến khủng hoảng thừa

C. Những người giàu có, phung phí tài sản.

D. Tất cả các sự thay đổi trên.

Đáp án: A

Câu 26: Trong quá trình phát triển chung của lịch sử nhân loại, cư dân ở đâu sử dụng công cụ bằng đông thau sớm nhất?

A. Trung Quốc, Việt Nam.

B. Tây Á, Ai Cập.

C. In-đô-nê-xI-a, Đông Phi.

D. Tất cả các vùng trên.

Đáp án: B

Câu 27: Khoảng 3000 năm trước đây khi con người sử dụng công cụ bằng sắt đã dẫn đến hệ quả kinh tế là:

A. thêm nhiều ngành nghề mới.

B. khai thác thêm đất đai trồng trợt

C. năng suất lao động tăng lên.

D. xã hội phân chia giai cấp

Đáp án: A

Câu 28: Khoảng 3.000 năm trước đây, cư dân nước nào là những người đầu tiên biết đúc và dùng đồ sắt?

A. Trung Quốc.

B. Việt Nam.

C. In-đô-nê-xi-a.

D. Tây Á và Nam châu Âu.

Đáp án: D

Câu 29: Kết quả nào dưới đây được đánh giá là kết quả lớn nhất của việc sử dụng công cụ bằng kim khí, nhất là đồ sắt?

A. Khai khẩn được đất bỏ hoang.

B. Đưa năng suất lao động tăng lên.

C. Sản xuất đủ nuôi sống cộng đồng.

D. Sản phẩm làm ra không chỉ nuôi sống con người mà còn dư thừa.

Đáp án: D

Như vậy VnDoc đã giới thiệu tới bạn đọc Trắc nghiệm môn Sử lớp 10 bài 2: Xã hội nguyên thủy. Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc đã phần nào nắm được nội dung chính cũng như luyện tập trau dồi lại kiến thức của bài học rồi đúng không ạ? Bài viết cho chúng ta thấy được tổ chức xã hội đầu tiên của loài người, nguyên nhân hình thành lên thị tộc, tổ chức thị tộc thời nguyên thủy, khái niệm bộ lạc cùng với những đặc điểm, điều kiện sinh sống của xã hội nguyên thủy... Và để giúp bạn đọc có kết quả cao hơn trong học tập, VnDoc mời các bạn học sinh cùng tham khảo thêm một số tài liệu học tập tại các mục Trắc nghiệm Lịch sử 10, Giải bài tập Lịch Sử 10, Giải Vở BT Lịch Sử 10, Giải tập bản đồ Lịch Sử 10, Giải bài tập Lịch Sử 10 ngắn nhất, Tài liệu học tập lớp 10 mà chúng tôi tổng hợp và đăng tải.

Đánh giá bài viết
1 7.661
Sắp xếp theo

    Trắc nghiệm Lịch sử 10

    Xem thêm